Công văn 2642/BGDĐT-GDTrH thực hiện Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Lược đồ
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Tải về
Thuộc tính Văn bản
Số hiệu: | - | Loại văn bản: | Văn bản |
Cơ quan ban hành: | Người ký: | ||
Ngày ban hành: | - | Ngày có hiệu lực: | |
Tình trạng hiệu lực: | Không xác định | Ngày hết hiệu lực: | |
Lĩnh vực: | - |
Tóm tắt văn bản
Tải Văn bản
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2642/BGDĐT-GDTrH | Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2012 |
Kính gửi: CácSở Giáo dục và Đào tạo
Ngày 12/12/2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo(GDĐT) đã ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở (THCS)và học sinh trung học phổ thông (THPT) kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT (sau đây gọi tắt là Thông tư 58). Bộ GDĐT đã có Công văn số 8382/CV-BGDĐT ngày14/12/2011 hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh từ học kì 2 năm học 2011-2012.Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 58, Bộ GDĐT nhận được một số câuhỏi của một số Sở GDĐT, Bộ GDĐT trả lời như sau:
1. Về đánh giá, xếp loại các môn Âm nhạc, Mỹ thuật,Thể dục
1.1. Điểm a, Khoản 1 Điều 6, Thông tư 58 quy định:“Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi làđánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.
Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trongChương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh đểnhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức:
- Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong haiđiều kiện sau:
+ Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức,kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.
+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trongthực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểmtra.
- Chưa đạt yêucầu (CĐ): Các trường hợp còn lại”.
Khi thực hiện quyđịnh trên, các trường và giáo viên cần lưu ý:
- Quy định trên nhằm tạo điều kiện cho những họcsinh chưa “thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đốivới nội dung trong bài kiểm tra” nhưng “có cố gắng, tích cực học tập vàtiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nộidung trong bài kiểm tra” thì vẫn được xếp loại Đ. Như vậy, chỉ có những họcsinh không “cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện cácyêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra” thìmới phải xếp loại CĐ.
- Đây là lần đầu tiên kết quả các bài kiểm trađược quy định xếp thành 2 loại (Đ và CĐ) nên có những tác động đến ý thức họctập của học sinh. Các trường cần chỉ đạo giáo viên chú trọng đổi mới phươngpháp dạy học, nhận xét, đánh giá để đảm bảo vừa khuyến khích được những họcsinh có năng khiếu môn học, vừa giúp đỡ học sinh yếu tích cực học tập.
1.2. Tạicác khoản 1, 2, 3 Điều 13, Thông tư 58 quy định một trong các tiêu chuẩn xếp loại họclực học kỳ và cả năm học từ loại Trung bình trở lên là: “Cácmôn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ”.
Theo quy định này, nếu học sinh có 01 môn họcđánh giá bằng nhận xét xếp loại CĐ và không thuộc các trường hợp được điềuchỉnh xếp loại học lực theo Khoản 6, Điều 13, Thông tư 58 thì học sinh đó khôngđược xếp loại học lực từ Trung bình trở lên. Như vậy, quy định này có tính bắtbuộc nhằm nâng cao ý thức, thái độ, động cơ học tập của học sinh đối với cácmôn học đánh giá bằng nhận xét.
2. Về đánh giá, xếp loại môn Giáo dục côngdân:
Tại Điểm b,Khoản 1, Điều 6, Thông tư 58 quy định:“Kết quả nhận xét sự tiếnbộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh khôngghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn Giáo dục công dân theodõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi họckỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.”
Do mẫu học bạ hiện hành chưa dành đủchỗ ghi kết quả nhận xét về môn Giáo dục công dân nên giáo viên môn Giáo dục côngdân chuyển kết quả nhận xét sau mỗi học kỳ cho giáo viên chủ nhiệm. Giáo viênchủ nhiệm tiếp nhận và ghi nội dung nhận xét về môn Giáo dục công dân cùng vớinhận xét của giáo viên chủ nhiệm vào cuối năm học ở phần dành cho nhận xét củagiáo viên chủ nhiệm trong học bạ. Từ năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạosẽ ban hành mẫu học bạ mới phù hợp với các yêu cầu của Thông tư 58.
3. Về tiêu chuẩn xếp loại học lực học kỳ và cảnăm học:
3.1. Các tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2,3, 4, 5, Điều 13, Thông tư 58 là điều kiện cần và đủ đốivới mỗi mức xếp loại học lực.
3.2. Khoản 6,Điều 13, Thông tư 58 quy định 4 trường hợp được điều chỉnh xếp loại học lực: “Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcnđạt mức của từng loại quy định tại các khoản 1, 2 điều này nhưng do kết quả của mộtmôn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuốngthì được điều chỉnh như sau:
a) Nếu ĐTBhk hoặcĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phảixuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.
b) Nếu ĐTBhk hoặcĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phảixuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
c) Nếu ĐTBhk hoặcĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phảixuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
d) Nếu ĐTBhk hoặcĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phảixuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.”
Khi áp dụng các trường hợp được điều chỉnh theo quyđịnh trên cần lưu ý:
- “môn học nào đó” quy định trong Khoản 6,Điều 13 có thể là môn học đánh giá bằng cho điểm hoặc môn học đánh giá bằng nhậnxét.
- Kết hợp với các quy định tại các khoản 1, 2, 3,4, 5 Điều 13, Thông tư 58 để xếp loại học lực đối với cáctrường hợp vận dụng sau:
a) Trường hợp 1: Học sinh có điểm trungbình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 mônToán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên(đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên); không có môn học nào điểmtrung bình dưới 6,5; có 01 môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại CĐ.
Cách xếp loại: Vì học sinh có 01 môn học đánh giábằng nhận xét đạt loại CĐ nên không được xếp loại học lực từ Trung bình trở lên,nhưng đủ tiêu chuẩn xếp loại Yếu (vì điểm trung bình các môn học từ 3,5 trởlên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0). Trường hợp này thực hiệntheo Điểm b, Khoản 6, Điều 13, Thông tư 58 học sinh đó được điều chỉnh xếp loạihọc lực Trung bình.
b) Trường hợp 2: Học sinh có điểm trung bình cácmôn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văntừ 6,5 trở lên; điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên (đối với học sinh lớpchuyên của trường THPT chuyên); không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;có 01 môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại CĐ.
Cách xếp loại: Tương tự như trường hợp vận dụng 1,theo quy định tại Điểm c, Khoản 6, Điều 13, Thông tư 58, học sinh đó được điềuchỉnh xếp loại học lực Trung bình.
c) Trường hợp 3: Học sinh có điểm trung bình cácmôn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văntừ 8,0 trở lên, điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên (đối với học sinh lớpchuyên của trường THPT chuyên); các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ;có 01 môn học có điểm trung bình dưới 2,0.
Cách xếp loại: Học sinh có điểm trung bình các mônhọc đạt mức G nên đương nhiên đạt mức K. Vì học sinh có 01 môn học có điểm trungbình dưới 2,0 nên học lực bị xếp xuống loại Kém. Vận dụng quy định tại Điểm d,Khoản 6, Điều 13, Thông tư 58, học sinh đó được điều chỉnh xếp loại học lực Y.
Ngoài 4 trường hợp quy định tại Khoản 6, Điều 13,Thông tư 58 các trường hợp khác không được điều chỉnh xếp loại học lực mà đềuphải thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 13, Thông tư 58.
Trên đây, Bộ GDĐT trả lời một số câu hỏi của mộtsố Sở GDĐT khi tiến hành đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT theoThông tư 58. Các Sở GDĐT cần nghiên cứu các nội dung này để chỉ đạo các trường THCSvà THPT thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc liên hệ với BộGDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học) để phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Lược đồ văn bản giúp bạn xác định vị trí của văn bản hiện tại trong mối quan hệ với các văn bản liên quan, bao gồm các văn bản ban hành trước và sau, từ đó nắm bắt nhanh các quy định hiện hành và các quy định đã được ban hành trước và sau.
Công văn 2642/BGDĐT-GDTrH thực hiện Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT
Cơ quan ban hành:
Số hiệu:
Loại văn bản: Văn bản
Ngày ban hành: 01/01/0001
Lĩnh vực: -
Người ký:
Hiệu lực
Cung cấp thông tin về văn bản gồm ngày ban hành, ngày có hiệu lực, ngày hết hiệu lực, trạng thái hiệu lực của văn bản, cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi văn bản này.
Văn bản liên quan
Tổng hợp toàn bộ các văn bản có liên quan đến Văn bản đang xem, phân loại để dễ theo dõi danh mục văn bản theo từng kiểu liên quan đến Văn bản đang xem.