Nhập từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Hiến pháp năm 1959

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • Lược đồ
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Tải về

Thuộc tính Hiến pháp 1/SL

Số hiệu: 1/SL Loại văn bản: Hiến pháp
Cơ quan ban hành: Quốc hội Người ký: Tôn Đức Thắng
Ngày công báo: 01/01/1960 Số công báo: Số 1
Ngày ban hành: 31/12/1959 Ngày có hiệu lực: 01/01/1960
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ Ngày hết hiệu lực: 19/12/1980
Lĩnh vực: Bộ máy hành chính

Tóm tắt văn bản

Bản Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá thứ nhất, kỳ họp thứ 11, nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 31 tháng 12 năm 1959, hồi 15 giờ 50.  

Tải Hiến pháp 1/SL

HIẾN PHÁP

NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

 

LỜI NÓI ĐẦU

Nước Việt Nam ta là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

Dân tộc Việt Nam trải qua mấy nghìnnăm lịch sử là một dân tộc lao động cần cù luôn luôn anh dũng đấu tranh xâydựng đất nước và giữ gìn độc lập của Tổ quốc.

Trong hơn tám mươi năm nước tabị thực dân Pháp đô hộ và năm năm bị phát xít Nhật chiếm đóng, nhân dân ViệtNam đã không ngừng đoàn kết đấu tranh chống ách thống trị của bọn xâm lược nướcngoài để giải phóng đất nước.

Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạocủa Đảng cộng sản Đông Dương, ngày nay là Đảng lao động Việt Nam, cách mạngViệt Nam đã tiến lên một giai đoạn mới. Cuộc đấu tranh bền bỉ đầy gian khổ vàhy sinh dũng cảm của nhân dân ta chống ách thống trị của đế quốc và phong kiếnđã giành được thắng lợi vĩ đại: Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Namdân chủ cộng hoà thành lập, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyênbố nước Việt Nam độc lập trước quốc dân và toàn thế giới. Lần đầu tiên trong lịchsử, nhân dân Việt Nam đã xây dựng một nước Việt Nam độc lập và dân chủ.

Ngày 6 tháng giêng năm 1946,toàn dân Việt Nam từ Bắc chí Nam đã nhiệt liệt tham gia cuộc tổng tuyển cử đầutiên bầu ra Quốc hội. Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên ghi rõ nhữngthắng lợi to lớn của nhân dân ta, nêu cao ý chí của toàn thể dân tộc kiên quyếtgiữ gìn độc lập và thống nhất của Tổ quốc, bảo vệ tự do và quyền lợi dân chủcủa nhân dân.

Nhưng đế quốc Pháp được đế quốcMỹ giúp sức lại gây chiến tranh xâm lược hòng cướp nước ta và bắt nhân dân talàm nô lệ một lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân ViệtNam và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, toàn thể nhân dân ta đoàn kếtmột lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. Đồng thời nhân dân ta đã tiến hành giảmtô và cải cách ruộng đất nhằm đánh đổ giai cấp địa chủ, đem lại ruộng đất chodân cày. Cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và vô cùng anh dũng của nhân dânViệt Nam, được các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức và nhân dân yêuchuộng hoà trên thế giới đồng tình và ủng hộ, đã thắng lợi vẻ vang. Với chiến thắngĐiện Biên Phủ, nhân dân Việt Nam đã đánh bại đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ. Hiệpđịnh Giơ-ne-vơ năm 1954 được ký kết, hoà bình được độc lập lại ở Đông Dươngtrên cơ sở công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn củanước ta.

Thắng lợi to lớn của nhân dânViệt Nam cũng là thắng lợi chung của phong trào giải phóng các dân tộc bị ápbức, của mặt trận hoà bình thế giới và của phe xã hội chủ nghĩa.

Từ khi hoà bình lập lại, ở miềnBắc được hoàn toàn giải phóng, nhân dân đã hoàn thành cách mạng dân chủ nhândân. Nhưng miền Nam còn bị đế quốc và phong kiến thống trị, nước nhà tạm thờicòn bị chia làm hai miền.

Cách mạng Việt Nam chuyển sang mộthình thế mới. Nhân dân ta cần ra sức củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lênchủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh để hoà bình thống nhất nước nhà, hoànthành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Mấy năm qua, nhân dân ta ở miềnBắc đã thu được nhiều thành tích to lớn trong việc khôi phục kinh tế, pháttriển văn hoá. Hiện nay, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủnghĩa xã hội đang tiến hành thắng lợi.

Trong khi ấy, ở miền Nam, đế quốcMỹ và bọn tay sai đàn áp dã man phong trào yêu nước của nhân dân ta. Chúng tăngcường binh bị, thực hiện âm mưu biến miền Nam nước ta thành thuộc địa và căn cứquân sự chuẩn bị chiến tranh của đế quốc Mỹ. Chúng ra sức phá hoại hiệp địnhGiơ-ne-vơ, phá hoại hoà bình, phá hoại sự nghiệp thống nhất của nước Việt Nam.Nhưng đồng bào miền Nam luôn luôn anh dũng đấu tranh, không chịu khuất phục.Nhân dân cả nước đoàn kết một lòng, dương cao ngọn cờ hoà bình, thống nhất, độclập, dân chủ, kiên quyết tiến lên giành lấy thắng lợi cuối cùng. Sự nghiệp hoàbình, thống nhất Tổ quốc nhất định sẽ thành công.

Trong giai đoạn mới của cáchmạng, Quốc hội ta cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với tìnhhình và nhiệm vụ mới.

Hiến pháp mới ghi rõ những thắnglợi cách mạng to lớn đã giành được trong thời gian qua và nêu rõ mục tiêu phấnđấu của nhân dân ta trong giai đoạn mới.

Nhà nước của ta là Nhà nước dânchủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnhđạo. Hiến pháp mới quy định chế độ chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta,quan hệ bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc trong nước, bảo đảm đưa miền Bắcnước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất vàvăn hoá của nhân dân, xây dựng miền Bắc vững mạnh làm cơ sở cho cuộc đấu tranhhoà bình thống nhất nước nhà.

Hiến pháp mới quy định tráchnhiệm và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của côngdân, nhằm phát huy sức sáng tạo to lớn của nhân dân ta trong công cuộc xây dựngnước nhà, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc.

Hiến pháp mới là một Hiến phápthực sự dân chủ. Hiến pháp mới là sức mạnh động viên nhân dân cả nước ta phấnkhởi tiến lên giành những thắng lợi mới. Nhân dân ta quyết phát huy hơn nữatinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết, chí khí đấu tranh và nhiệt tình laođộng. Nhân dân ta quyết tăng cường hơn nữa sự đoàn kết nhất trí với các nướcanh em trong phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô vĩ đại, tăng cường đoànkết với nhân dân các nước Á - Phi và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt củaĐảng lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chủ tịch HồChí Minh, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất, nhất định sẽ giành được những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩaxã hội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà. Nhân dân ta nhất định xâydựng thành công một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào công cuộc bảo vệ hoà bình ở Đông Nam châu á và thế giới.

 

Chương 1: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

 

Điều 1

Đất nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia cắt.

 

Điều 2

Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, thành lập và củng cố do thắng lợi mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong Cách mạng tháng Tám vẻ vang và Kháng chiến anh dũng, là mộtnước dân chủ nhân dân.

 

Điều 3

Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc.

Các dân tộc sống trên đất nướcViệt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìnvà phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức,chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm.

Các dân tộc có quyền duy trìhoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói chữ viết, phát triển văn hoádân tộc mình.

Những địa phương có dân tộcthiểu số sống tập trung thì có thể thành lập khu vực tự trị. Khu vực tự trị làbộ phận không thể tách rời được của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Nhà nước ra sức giúp đỡ các dântộc thiểu số mau tiến kịp trình độ kinh tế và văn hoá chung.

 

Điều 4

Tất cả quyềnlực trong nước Việt Nam dâm chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sửdụng quyền lực của mình thống qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhândân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Quốc hội, Hội đồng nhân dân cáccấp và các cơ quan Nhà nước khác đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ.

 

Điều 5

Việc tuyểncử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đều tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Đại biểu Quốc hội và đại biểuHội đồng nhân dân các cấp có thể bị cử tri bãi miễn trước khi hết nhiệm kỳ nếutỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

 

Điều 6

Tất cả cáccơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắngnghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.

Tất cả các nhân viên cơ quan Nhànước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp vàpháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.

 

Điều 7

Nhà nướcnghiêm cấm và trừng trị mọi hành động phản quốc, chống lại chế độ dân chủ nhândân, chống lại sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.

 

Điều 8

Lực lượngvũ trang của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ tự do, hạnh phúc và sự nghiệp lao động hoà bình của nhân dân.

 

Chương 2: CHẾ ĐỘ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

 

Điều 9

Nước ViệtNam dân chủ cộng hoà tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hộibằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội,biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệpvà nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến.

Mục đích cơ bản của chính sáchkinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

 

Điều 10

Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất.

Nhà nước dựa vào các cơ quan Nhànước, tổ chức công đoàn, hợp tác xã và các tổ chức khác của nhân dân lao độngđể xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế.

 

Điều 11

ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu vềtư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàndân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữucủa nhà tư sản dân tộc.

 

Điều12

Kinh tếquốc doanh thuộc hình thức sở hữu của toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo trong nềnkinh tế quốc dân và được Nhà nước bảo đảm phát triển ưu tiên.

Các hầm mỏ, sông ngòi, và nhữngrừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu của toàn dân.

 

Điều 13

Kinh tếhợp tác xã thuộc hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động.

Nhà nước đặc biệt khuyến khích,hướng dẫn và giúp đỡ sự phát triển của kinh tế hợp tác xã.

 

Điều 14

Nhà nướcchiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuấtkhác của nông dân.

Nhà nước ra sức hướng dẫn, giúpđỡ nông dân cải tiến kỹ thuật canh tác, phát triển sản xuất, và khuyến khíchnông dân tổ chức hợp tác xã sản xuất, hợp tác xã mua bán và hợp tác xã vay mượn theo nguyên tắc tự nguyện.

 

Điều 15

Nhà Nướcchiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của những ngườilàm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác.

Nhà nước ra sức hướng dẫn, giúpđỡ những người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác cải tiếncách làm ăn và khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất và hợp tác xã mua bán theo nguyên tắc tự nguyện.

 

Điều 16

Nhà nướcchiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải kháccủa nhà tư sản dân tộc.

Nhà nước ra sức hướng dẫn cácnhà tư sản dân tộc hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh, góp phần phát triểnkinh tế quốc dân phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Nhà nước khuyếnkhích và hướng dẫn các nhà tư sản dân tộc đi theo con đường cải tạo xã hội chủnghĩa bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác.

 

Điều 17

Nhà nướcnghiêm cấm việc lợi dụng tài sản tư hữu để làm rối loạn sinh hoạt kinh tế củaxã hội, phá hoại kế hoạch kinh tế Nhà nước.

 

Điều 18

Nhà nướcbảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành,nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác.

 

Điều 19

Nhà nước chiếutheo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân.

 

Điều 20

Chỉ khinào cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước mới trưng mua, hoặc trưng dụng, trưngthu có bồi thường thích đáng các tư liệu sản xuất ở thành thị và nông thôn, trong phạm vi và điều kiện do pháp luật quy định.

 

Điều 21

Lao động là cơ sở để phát triển kinh tế quốc dân và nâng cao đời sống vật chất và vănhoá của nhân dân.

Lao động là nghĩa vụ và vinh dựcủa người công dân.

Nhà nước khuyến khích tính sángtạo và tinh thần tích cực trong lao động của những người lao động chân tay và lao động trí óc.

 

Chương 3: QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

 

Điều 22

Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều bình đẳng trước pháp luật.

 

Điều 23

Công dânnước Việt Nam dân chủ cộng hoà, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ,thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hoá,nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mưới tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ hai mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử, trừ những người mất trí và nhữngngười bị Toà án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử và ứng cử.

Công dân đang ở trong quân độicó quyền bầu cử và ứng cử.

 

Điều 24

Phụ nữ nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạtchính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.

Cùng việc làm như nhau, phụ nữđược hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân vàphụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương.

Nhà nước bảo hộ quyền lợi củangười mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườntrẻ.

Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.

 

Điều 25

Công dân nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lậphội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để côngdân được hưởng các quyền đó.

 

Điều 26

Công dân nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theomột tôn giáo nào.

 

Điều 27

Quyền bấtkhả xâm phạm về thân thể của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được bảo đảm.Không ai có thể bị bắt nếu không có sự quyết định của Toà án nhân dân hoặc sựphê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân.

 

Điều 28

Pháp luậtbảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không bị xâm phạm, thưtín được giữ bí mật.

Công dân nước Việt Nam dân chủ cộnghoà có quyền tự do cư trú và đi lại.

 

Điều 29

Công dân nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan Nhànước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước. Những việckhiếu nại và tố cáo phải được xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hạivì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường.

 

Điều 30

Công dân nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà có quyền làm việc. Nhà nước dựa vào sự phát triển cókế hoạch của nền kinh tế quốc dân, dần dần mở rộng công việc làm, cải thiệnđiều kiện lao động và lương bổng, để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền đó.

 

Điều 31

Người laođộng có quyền nghỉ ngơi. Nhà nước quy định thời giờ làm việc và chế độ nghỉngơi của công nhân và viên chức, mở rộng dần những điều kiện vật chất về nghỉngơi và an dưỡng, để bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền đó.

 

Điều 32

Người laođộng có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức laođộng. Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để bảođảm cho người lao động được hưởng quyền đó.

 

Điều 33

Công dân nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà có quyền học tập. Nhà nước thực hiện từng bước chế độgiáo dục cưỡng bách, phát triển dần các trường học và cơ quan văn hoá, pháttriển các hình thức giáo dục bổ túc văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ, tại các cơquan, xí nghiệp và các tổ chức khác ở thành thị và nông thôn, để bảo đảm cho côngdân được hưởng quyền đó.

 

Điều 34

Công dânnước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác vănhọc, nghệ thuật, và tiến hành các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước khuyến khíchvà giúp đỡ tính sáng tạo của những công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, vănhọc, nghệ thuật và các sự nghiệp văn hoá khác.

 

Điều 35

Nhà nướcchú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục, thể dục.

 

Điều 36

Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của Việt kiều.

 

Điều 37

Những ngườinước ngoài vì đấu tranh cho tự do, cho chính nghĩa, cho hoà bình và cho sựnghiệp khoa học mà bị bức hại đều được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cho phép trú ngụ.

 

Điều 38

Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước vàcủa nhân dân.

 

Điều 39

Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, trật tự công cộng, và những quy tắc sinh hoạt xã hội.

 

Điều 40

Tài sản côngcộng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là thiêng liêng không thể xâm phạm.Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng.

 

Điều 41

Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có nghĩa vụ đóng thuế theo pháp luật.

 

Điều 42

Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý nhất của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Công dân có bổn phận làm nghĩavụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc.

 

Chương 4: QUỐC HỘI

 

Điều43

Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

 

Điều 44

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

 

Điều 45

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là bốn năm.

Hai tháng trước khi Quốc hội hếtnhiệm kỳ thì phải bầu xong Quốc hội mới.

Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.

Trong trường hợp xảy ra chiếntranh hoặc các trường hợp bất thường khác, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình và những biện pháp cần thiết để bảo đảm sự hoạt động của Quốchội và của đại biểu Quốc hội.

 

Điều 46

Quốc hộimỗi năm họp hai lần, do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập Quốc hội họp bất thường theo quyết định của mình hoặc theo yêu cầu của Hội đồng Chính phủ hay của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội phảitriệu tập Quốc hội mới chậm nhất là hai tháng sau khi tuyển cử.

 

Điều 47

Khi Quốc hội họp thì bầu Chủ tịch đoàn để điều khiển cuộc họp.

 

Điều 48

Các đạo luật và các nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hộibiểu quyết tán thành, trừ trường hợp quy định ở Điều 112 của Hiến pháp.

 

Điều 49

Các đạoluật phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày sau khi Quốc hội đã thông qua.

 

Điều 50

Quốc hộicó những quyền hạn sau đây:

1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiếnpháp.

2- Làm pháp luật.

3- Giám sát việc thi hành Hiếnpháp.

4- Bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịchnước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

5- Theo đề nghị của Chủ tịchnước Việt Nam dân chủ cộng hoà quyết định cử Thủ tướng Chính phủ; theo đề nghịcủa Thủ tướng Chính phủ quyết định cử Phó Thủ tướng và các thành viên khác củaHội đồng Chính phủ.

6- Theo đề nghị của Chủ tịchnước Việt Nam dân chủ cộng hoà quyết định cử Phó Chủ tịch và các thành viênkhác của Hội đồng quốc phòng.

7- Bầu Chánh án Toà án nhân dântối cao.

8- Bầu Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao.

9- Bãi miễn Chủ tịch, Phó Chủtịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Thủ tướng, Phó Thủ tướng và những thànhviên khác của Hội đồng Chính phủ, Phó Chủ tịch và những thành viên khác của Hộiđồng quốc phòng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao.

10- Quyết định kế hoạch kinh tếNhà nước.

11- Xét duyệt và phê chuẩn dựtoán và quyết toán ngân sách của Nhà nước.

12- ấn định các thứ thuế.

13- Phê chuẩn việc thành lập vàbãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ.

14- Phê chuẩn việc phân vạch địagiới tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương.

15- Quyết định đại xá.

16- Quyết định vấn đề chiếntranh và hoà bình.

17- Những quyền hạn cần thiếtkhác do Quốc hội định.

 

Điều 51

Uỷ ban thườngvụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội do Quốc hội bầu ra.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có:

- Chủ tịch,

- Các Phó Chủ tịch,

- Tổng thư ký,

- Các uỷ viên.

 

Điều 52

Uỷ ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Quốc hội có quyền bãi miễn các thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

 

Điều 53

Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những quyền hạn sau đây:

1- Tuyên bố và chủ trì việc tuyển cử đại biểu Quốc hội.

2- Triệu tập Quốc hội.

3- Giải thích pháp luật.

4- Ra pháp luật.

5- Quyết định việc trưng cầu ýkiến nhân dân.

6- Giám sát công tác của Hộiđồng Chính phủ, của Toà án nhân dân tối cao và của Viện kiểm sát nhân dân tốicao.

7- Sửa đổi hoặc bãi bỏ nhữngnghị định, nghị quyết, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ trái với Hiến pháp, phápluật, pháp lệnh; sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của Hộiđồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, và giải táncác Hội đồng nhân dân nói trên trong trường hợp các Hội đồng nhân dân đó làmthiệt hại đến quyền lợi của nhân dân một cách nghiêm trọng.

8- Trong thời gian Quốc hộikhông họp, quyết định việc bổ nhiệm hoặc bãi miễn Phó Thủ tướng và những thànhviên khác của Hội đồng Chính phủ.

9- Bổ nhiệm hoặc bãi miễn PhóChánh án, thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

10- Bổ nhiệm hoặc bãi miễn PhóViện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

11- Quyết định việc bổ nhiệmhoặc bãi miễn các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộnghoà ở nước ngoài.

12- Quyết định việc phê chuẩn hoặcbãi bỏ những hiệp ước ký với nước ngoài, trừ trường hợp mà Uỷ ban thường vụ Quốchội xét cần phải trình Quốc hội quyết định.

13- Quy định hàm và cấp quân sự,ngoại giao và những hàm và cấp khác.

14- Quyết định đặc xá.

15- Quy định và quyết định việctặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước.

16- Trong thời gian Quốc hộikhông họp, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợpnước nhà bị xâm lược.

17- Quyết định việc tổng độngviên hoặc động viên cục bộ.

18- Quyết định việc giới nghiêmtrong toàn quốc hoặc từng địa phương.

Ngoài những quyền hạn trên, Quốchội có thể trao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội những quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết.

 

Điều 54

Những nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số uỷ viên biểu quyết tán thành.

 

Điều55

Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội mới bầu xong Uỷ ban thườngvụ mới.

 

Điều 56

Quốc hộibầu ra Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội. Quốc hội căn cứvào báo cáo của Uỷ ban thẩm tra mà quyết định xác nhận tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội.

 

Điều 57

Quốc hộit hành lập Uỷ ban dự án pháp luật, Uỷ ban kế hoạch và ngân sách, và những uỷ ban khác mà Quốc hội xét thấy cần thiết để giúp Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

 

Điều 58

Nếu Quốchội nhận thấy cần thiết, và trong thời gian Quốc hội không họp, nếu Uỷ banthường vụ Quốc hội nhận thấy cần thiết, thì có thể tổ chức các Uỷ ban điều travề những vấn đề nhất định. Trong khi Uỷ ban điều tra làm việc, các cơ quan Nhànước, đoàn thể nhân dân và công dân có nhiệm vụ cung cấp tài liệu cần thiết choUỷ ban điều tra.

 

Điều 59

Các đạibiểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng Chính phủ và các cơ quan thuộc Hộiđồng Chính phủ.

Cơ quan bị chất vấn phải trả lờitrong thời hạn năm ngày; trường hợp cần phải điều tra thì thời hạn trả lời là một tháng.

 

Điều 60

Nếu khôngcó sự đồng ý của Quốc hội, và trong thời gian Quốc hội không họp, nếu không cósự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì không được bắt giam và truy tố đại biểu Quốc hội.

 

Chương 5: CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

 

Điều 61

Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là người thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về mặt đối nội và đối ngoại.

 

Điều 62

Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bầu ra.Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ ba mươi lăm tuổi trở lên có quyềnứng cử Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

 

Điều 63

Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Uỷban thường vụ Quốc hội mà công bố pháp luật, pháp lệnh; bổ nhiệm, bãi miễn Thủtướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng; công bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá; tặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước; tuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm.

 

Điều 64

Chủ tịchnước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiếp nhận đại diện toàn quyền ngoại giao củanước ngoài cử đến; căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội mà phê chuẩn hiệp ước ký với nước ngoài, cử và triệu hồi đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ở nước ngoài.

 

Điều 65

Chủ tịch nước việt Nam dân chủ cộng hoà thống lĩnh các lực lượng vũ tranh toàn quốc, giữ chứcvụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng.

 

Điều 66

Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và chủ toạcác phiên họp của Hội đồng Chính phủ.

 

Điều 67

Chủ tịch nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và chủ toạ Hộinghị chính trị đặc biệt.

Hội nghị chính trị đặc biệt gồm có Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Uỷ banthường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những người hữu quan khác.

Hội nghị chính trị đặc biệt xétnhững vấn đề lớn của nước nhà. Những ý kiến của Hội nghị chính trị đặc biệt doChủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chuyển đến Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ hoặc các cơ quan hữu quan khác để thảo luận và ra quyết định.

 

Điều 68

Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà giúp Chủ tịch làm nhiệm vụ, có thể được chủ tịchuỷ nhiệm thay thế Chủ tịch trong từng bộ phận chức quyền.

Việc tuyển cử và nhiệm kỳ củaPhó Chủ tịch quy định như việc tuyển cử và nhiệm kỳ của Chủ tịch.

 

Điều 69

Chủ tịch vàPhó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà làm nhiệm vụ cho đến khi Chủ tịchmới và Phó Chủ tịch mới nhận chức.

 

Điều 70

Khi Chủ tịchnước Việt Nam dân chủ cộng hoà vì tình hình sức khoẻ mà không làm việc đượctrong một thời gian dài thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch.

Khi Chủ tịch nước việt Nam dân chủcộng hoà khuyết thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch cho đến khi bầu xong Chủ tịchmới.

 

Chương 6: HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

 

Điều 71

Hội đồng Chínhphủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, và là cơ quanhành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Hội đồng Chính phủ chịu tráchnhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họpthì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

 

Điều 72

Hội đồngChính phủ gồm có:

- Thủ tướng,

- Các Phó Thủ tướng,

- Các Bộ trưởng,

- Các Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhànước,

- Tổng giám đốc ngân hàng Nhànước.

Tổ chức của Hội đồng Chính phủ do luật định.

 

Điều 73

Hội đồngChính phủ căn cứ vào Hiến pháp, pháp luật và pháp lệnh mà quy định những biệnpháp hành chính, ban bố những nghị định, nghị quyết, chỉ thị và kiểm tra việcthi hành những nghị định, nghị quyết và chỉ thị ấy.

 

Điều 74

Hội đồng Chính phủ có những quyền hạn sau đây:

1- Trình dự án luật, dự án pháplệnh và các dự án khác ra trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

2- Thống nhất lãnh đạo công táccủa các Bộ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ.

3- Thống nhất lãnh đạo công táccủa Uỷ ban hành chính các cấp.

4- Sửa đổi hoặc bãi bỏ nhữngquyết định không thích đáng của các Bộ, các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ;sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷ ban hành chính cáccấp.

5- Đình chỉ việc thi hành nhữngnghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phốtrực thuộc trung ương và đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi hoặc bãi bỏnhững nghị quyết ấy.

6- Chấp hành kế hoạch kinh tế vàngân sách Nhà nước.

7- Quản lý nội thương và ngoạithương.

8- Quản lý công tác văn hoá, xãhội.

9- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước,duy trì trật tự công cộng, bảo hộ quyền lợi của công dân.

10- Lãnh đạo việc xây dựng lựclượng vũ trang của Nhà nước.

11- Quản lý công tác đối ngoại.

12- Quản lý công tác dân tộc.

13- Phê chuẩn sự phân vạch địagiới của các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh.

14- Thi hành lệnh động viên,lệnh giới nghiêm và mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ đất nước.

15- Bổ nhiệm và bãi miễn cácnhân viên cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Ngoài những quyền hạn trên, Quốchội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể trao cho Hội đồng Chính phủ nhữngquyền hạn khác khi xét thấy cần thiết.

 

Điều 75

Thủ tướngChính phủ chủ toạ Hội đồng Chính phủ và lãnh đạo công tác của Hội đồng Chínhphủ. Các Phó thủ tướng giúp thủ tướng, có thể được uỷ nhiệm thay Thủ tướng khiThủ tướng vắng mặt.

 

Điều 76

Các Bộtrưởng và thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ lãnh đạo công tác củangành mình dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng Chính phủ.

Trong phạm vi quyền hạn củamình, trên cơ sở và để thi hành pháp luật và các nghị định, nghị quyết, chỉ thịcủa Hội đồng Chính phủ, các Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ ra những thông tư, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các thông tư,chỉ thị ấy.

 

Điều 77

Trong khithi hành chức vụ, các thành viên của Hội đồng Chính phủ phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về những hành vi trái với Hiến pháp và pháp luật gây thiệt hạicho Nhà nước hay là cho nhân dân.

 

Chương7: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNVÀ UỶ BAN HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP

 

Điều 78

Các đơn vịhành chính trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, khu tựtrị, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thànhphố, thị xã;

Huyện chia thành xã, thị trấn.

Các đơn vị hành chính trong khuvực tự trị do luật định.

 

Điều 79

Các đơnvị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.

Các thành phố có thể chia thànhkhu phố có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính theo quyết định của Hội đồng Chính phủ.

 

Điều 80

Hội đồngnhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

Hội đồng nhân dân các cấp donhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương.

 

Điều 81

Nhiệm kỳcủa mỗi khoá Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trungương là ba năm.

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồngnhân dân huyện, thành phố, thị xã, xã, thị trấn, khu phố là hai năm.

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồngnhân dân các cấp trong khu vực tự trị do luật định.

Thể lệ tuyển cử và số đại biểucủa Hội đồng nhân dân các cấp do luật định.

 

Điều 82

Hội đồngnhân dân bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật của Nhà nước ở địa phương;đặt kế hoạch xây dựng kinh tế, văn hoá và những sự nghiệp lợi ích công cộng ở địa phương; xét duyệt và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách của địa phương; duy trì trật tự và an ninh ở địa phương, bảo vệ tài sản công cộng, bảohộ quyền lợi của công dân, bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc.

 

Điều 83

Căn cứvào pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên, Hội đồng nhân dân ranhững nghị quyết thi hành ở địa phương.

 

Điều 84

Hội đồngnhân dân bầu ra Uỷ ban hành chính và có quyền bãi miễn các thành viên của Uỷban hành chính.

Hội đồng nhân dân bầu và bãimiễn Chánh án Toà án nhân dân cấp mình.

 

Điều 85

Hội đồngnhân dân có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷban hành chính cấp mình; có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết khôngthích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và những quyết định khôngthích đáng của Uỷ ban hành chính cấp dưới trực tiếp.

 

Điều 86

Hội đồngnhân dân các cấp có quyền giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Hộiđồng nhân dân này làm thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân một cách nghiêmtrọng. Nghị quyết giải tán phải được Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phêchuẩn trước khi thi hành. Nghị quyết giải tán phải được Hội đồng nhân dân cấptrên trực tiếp phê chuẩn trước khi thi hành. Nghị quyết giải tán của Hội đồngnhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương phải được Uỷ banthường vụ Quốc hội phê chuẩn trước khi thi hành.

 

Điều 87

Uỷ banhành chính các cấp là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân địa phương, là cơquan hành chính của Nhà nước ở địa phương.

 

Điều 88

Uỷ ban hành chính gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, uỷ viên thư ký và cácuỷ viên.

Nhiệm kỳ của Uỷ ban hành chính theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra mình.

Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệmkỳ hoặc bị giải tán, Uỷ ban hành chính tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hộiđồng nhân dân mới bầu ra Uỷ ban hành chính mới.

Tổ chức của Uỷ ban hành chínhcác cấp do luật định.

 

Điều 89

Uỷ banhành chính các cấp quản lý công tác hành chính của địa phương; chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình và nghị quyết, mệnh lệnh của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.

Uỷ ban hành chính các cấp chiếu theo quyền hạn do luật định mà ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những quyết định, chỉ thị ấy.

 

Điều 90

Uỷ banhành chính các cấp lãnh đạo công tác của các ngành thuộc quyền mình và của cácUỷ ban hành chính cấp dưới.

Uỷ ban hành chính các cấp cóquyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các ngành côngtác thuộc quyền mình và của Uỷ ban hành chính cấp dưới.

Uỷ ban hành chính các cấp cóquyền đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhândân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình sửa đổi hoặc bãibỏ những nghị quyết ấy.

 

Điều 91

Uỷ banhành chính các cấp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dâncấp mình và trước cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp.

Uỷ ban hành chính các cấp chịusự lãnh đạo của Uỷ ban hành chính cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Hộiđồng Chính phủ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNVÀ UỶ BAN HÀNH CHÍNH Ở CÁC KHU TỰ TRỊ

 

Điều 92

Tổ chứcHội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính ở các khu tự trị phải căn cứ vào nhữngnguyên tắc cơ bản về tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp quyđịnh ở trên.

 

Điều 93

Trong những khu vực tự trị có nhiều dân tộc sống xen lẵn, Hội đồng nhân dân sẽ có số đại biểu thích đáng của các dân tộc.

 

Điều 94

Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các khu tự trị chiếu theo phạm vi quyền hạn tựtrị do pháp luật quy định mà đặt kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá thíchhợp với tình hình địa phương, quản lý tài chính, tổ chức các lực lượng dân quântự vệ và công an của địa phương.

 

Điều 95

Trongphạm vi quyền hạn tự trị, Hội đồng nhân dân các khu tự trị có thể chiếu theo những đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hoá của các dân tộc ở địa phương mà đặt ra điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt để thi hành ở địa phương sau khi đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

 

Điều 96

Cơ quanNhà nước cấp trên phải bảo đảm cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính cáckhu vực tự trị sử dụng quyền tự trị và giúp đỡ các dân tộc thiểu số tiến hànhthuận lợi việc xây dựng chính trị, kinh tế và văn hoá của mình.

 

Chương 8: TOÀ ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TOÀ ÁN NHÂN DÂN

 

Điều 97

Toà án nhândân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, các Toà án nhân dân địa phương, cácToà án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Trong trường hợp cần xét xửnhững vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.

 

Điều 98

Các Toà án nhân dân thực hành chế độ thẩm phán bầu theo quy định của pháp luật.

Nhiệm kỳ của Chánh án Toà ánnhân dân tối cao là năm năm.

Tổ chức của các Toà án nhân dândo luật định.

 

Điều 99

Việc xét xử ở các Toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.

 

Điều 100

Khi xétxử, Toà án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

 

Điều 101

Việc xétxử tại các Toà án nhân dân đều công khai, trừ những trường hợp đặc biệt do luậtđịnh.

Quyền bào chữa của người bị cáo được bảo đảm.

 

Điều 102

Toà án nhândân bảo đảm cho công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thuộc các dân tộc thiểusố có thể dùng tiếng nói và chữ viết của mình trước Toà án.

 

Điều 103

Toà án nhândân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự và Toà án đặc biệt.

 

Điều 104

Toà ánnhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trongthời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷban thường vụ Quốc hội. Các Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báocáo công tác trước Hội đồng nhân dân địa phương.

 

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

 

Điều 105

Việnkiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kiểm sát việc tuântheo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địap hương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân.

Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do luật định.

 

Điều 106

Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là năm năm.

Tổ chức của các Viện kiểm sátnhân dân do luật định.

 

Điều 107

Việnkiểm sát nhân dân các cấp chỉ chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấptrên và sự lãnh đạo thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

 

Điều 108

Viện kiểmsát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trongthời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷban thường vụ Quốc hội.

 

Chương 9: QUỐC KỲ - QUỐC HUY - THỦ ĐÔ

 

Điều 109

Quốc kỳ nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

 

Điều 110

Quốc huynước Việt Nam dân chủ cộng hoà hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh,xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ "ViệtNam dân chủ cộng hoà".

 

Điều 111

Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là Hà Nội.

 

Chương 10: SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

 

Điều 112

Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi phải được ít nhất là haiphần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Bản Hiến pháp nàyđã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá thứ nhất, kỳ họp thứ 11,nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 31 tháng 12 năm 1959, hồi 15 giờ 50.

 

Tôn Đức Thắng

(Đã ký)

Lược đồ

Lược đồ văn bản giúp bạn xác định vị trí của văn bản hiện tại trong mối quan hệ với các văn bản liên quan, bao gồm các văn bản ban hành trước và sau, từ đó nắm bắt nhanh các quy định hiện hành và các quy định đã được ban hành trước và sau.

Văn bản được hướng dẫn (0)
Là văn bản ban hành trước, có hiệu lực pháp lý cao hơn <<Văn bản đang xem>>, và được <<Văn bản đang xem>> hướng dẫn hoặc quy định chi tiết nội dung
Văn bản được hợp nhất (0)
Là văn bản ban hành trước, bao gồm các văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung, được <<Văn bản đang xem>> hợp nhất nội dung lại với nhau.
Văn bản bị sửa đổi bổ sung (0)
Là văn bản ban hành trước, bị <<Văn bản đang xem>> sửa đổi, bổ sung một số nội dung.
Văn bản bị đính chính (0)
Là văn bản ban hành trước, bị <<Văn bản đang xem>> đính chính các sai sót như căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày,...
Văn bản bị thay thế (0)
Là văn bản ban hành trước, bị <<Văn bản đang xem>> quy định thay thế, bãi bỏ toàn bộ nội dung
Văn bản được dẫn chiếu (0)
Là văn bản ban hành trước, trong nội dung của <<Văn bản đang xem>> có quy định dẫn chiếu trực tiếp đến điều khoản hoặc nhắc đến nó
Văn bản được căn cứ (0)
Là văn bản ban hành trước <<Văn bản đang xem>>, bao gồm các văn bản quy định thẩm quyền, chức năng của cơ quan ban hành <<Văn bản đang xem>>, văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định nội dung, cơ sở để ban hành <<Văn bản đang xem>>.
Văn bản đang xem

Hiến pháp năm 1959


Cơ quan ban hành: Quốc hội

Số hiệu: 1/SL

Loại văn bản: Hiến pháp

Ngày ban hành: 31/12/1959

Hiệu lực: 
01/01/1960

Lĩnh vực: Bộ máy hành chính

Ngày đăng công báo: 01/01/1960

Số công báo: Số 1

Người ký: Tôn Đức Thắng

Ngày hết hiệu lực: 19/12/1980

Tình trạng hiệu lực: 
Hết hiệu lực toàn bộ
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Là bản dịch Tiếng Anh của <<Văn bản đang xem>>
Văn bản hướng dẫn (0)
Là văn bản ban hành sau, có hiệu lực pháp lý thấp hơn Văn bản đang xem, được ban hành để hướng dẫn hoặc quy định chi tiết nội dung của <<Văn bản đang xem>>
Văn bản hợp nhất (0)
Là văn bản ban hành sau, hợp nhất lại nội dung của Văn bản đang xem và văn bản sửa đổi, bổ sung của <<Văn bản đang xem>>
Văn bản sửa đổi bổ sung (0)
Là văn bản ban hành sau, sửa đổi, bổ sung một số nội dung của <<Văn bản đang xem>>
Văn bản đính chính (0)
Là văn bản ban hành sau, nhằm đính chính các sai sót như căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày,... của <<Văn bản đang xem>>.
Văn bản thay thế (0)
Là văn bản ban hành sau, có quy định đến việc thay thế, bãi bỏ toàn bộ nội dung của <<Văn bản đang xem>>

Hiệu lực

Cung cấp thông tin về văn bản gồm ngày ban hành, ngày có hiệu lực, ngày hết hiệu lực, trạng thái hiệu lực của văn bản, cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi văn bản này.


Hiến pháp năm 1959

Hiệu lực liên quan

Văn bản thay thế (2)

Văn bản liên quan

Tổng hợp toàn bộ các văn bản có liên quan đến Văn bản đang xem, phân loại để dễ theo dõi danh mục văn bản theo từng kiểu liên quan đến Văn bản đang xem.

Văn bản Tiếng Việt

Liên hệ theo SĐT Liên hệ qua Facebook Messenger Liên hệ qua Email
Mở Đóng