Nhập từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...
Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015
- Tóm tắt
- Nội dung
- Tiếng Anh (English)
- Lược đồ
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Tải về
Thuộc tính Luật 81/2015/QH13
Số hiệu: | 81/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Cơ quan ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày công báo: | 27/07/2015 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Ngày ban hành: | 24/06/2015 | Ngày có hiệu lực: | 01/01/2016 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực | Ngày hết hiệu lực: | |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán |
Tóm tắt văn bản
Ngày 24 tháng 06 năm 2015, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Kiểm toán nhà nước số 81/2015/QH13 năm 2015. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Tải Luật 81/2015/QH13
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 81/2015/QH13 |
Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2015 |
LUẬT
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Kiểm toánnhà nước.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của TổngKiểm toán nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên nhà nước; quyền hạnvà trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt độngkiểm toán nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Kiểm toán nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chínhcông, tài sản công.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đốivới hoạt động kiểm toán nhà nước.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu nhưsau:
1. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước làvăn bản do Kiểm toán nhà nước lập và công bố sau mỗi cuộc kiểm toán để đánhgiá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán. Báo cáokiểm toán của Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người đượcTổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền ký tên, đóng dấu.
2. Bằng chứng kiểm toán là tài liệu, thôngtin do Kiểm toán viên nhà nước thu thập liên quan đến cuộc kiểm toán, làm cơ sởcho việc đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.
3. Đơn vị được kiểm toán là cơ quan, tổ chứcquản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
4. Hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán là cáctài liệu do Kiểm toán nhà nước thu thập, phân loại, sử dụng, lập, lưu trữ vàquản lý theo quy định.
5. Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nướclà việc đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tàichính công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính liên quan đến quản lý, sử dụngtài chính công, tài sản công; việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong việcquản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
6. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành là đơn vịtrực thuộc Kiểm toán nhà nước, thực hiện kiểm toán đối với đơn vị được kiểmtoán ở trung ương và các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.
7. Kiểm toán nhà nước khu vực là đơn vị trựcthuộc Kiểm toán nhà nước, thực hiện kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán ởđịa phương và các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8. Kiểm toán viên nhà nước là công chức nhànước được Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm vào các ngạch kiểm toán viên nhànước để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
9. Ngạch Kiểm toán viên nhà nước là tên gọithể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm toánviên nhà nước, bao gồm các ngạch: Kiểm toán viên, Kiểm toán viên chính và Kiểmtoán viên cao cấp.
10. Tài chính công bao gồm: ngân sách nhànước; dự trữ quốc gia; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tài chínhcủa các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập,đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hóa công, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp có sử dụng kinh phí, ngân quỹ nhà nước; phần vốn nhà nước tại cácdoanh nghiệp; các khoản nợ công.
11. Tài sản công bao gồm: đất đai; tàinguyên nước; tài nguyên khoáng sản; nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời; tàinguyên thiên nhiên khác; tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trangnhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp; tài sản công được giao cho các doanh nghiệp quản lý và sử dụng;tài sản dự trữ nhà nước; tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích côngcộng và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc sở hữu toàn dân doNhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Điều 4. Đối tượng kiểm toán củaKiểm toán nhà nước
Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việcquản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đếnviệc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán.
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động kiểmtoán của Kiểm toán nhà nước
1. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Trung thực, khách quan, công khai, minh bạch.
Điều 6. Chuẩn mực kiểm toán nhànước
1. Chuẩn mực kiểm toán nhà nước là những quy địnhvà hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệphát sinh trong hoạt động kiểm toán mà Kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủkhi tiến hành hoạt động kiểm toán; là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượngkiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước xây dựng và ban hành hệthống chuẩn mực kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật ban hành văn bản quyphạm pháp luật.
Điều 7. Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán
1. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khiphát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị đượckiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
2. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là căncứ để:
a) Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyếtđịnh và giám sát việc thực hiện: mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bảnphát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tưchương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; chính sách cơ bản vềtài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyếtđịnh phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngânsách địa phương; mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; dựtoán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; phê chuẩn quyết toánngân sách nhà nước;
b) Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức,cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thinhiệm vụ, quyền hạn của mình;
c) Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xemxét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toánngân sách địa phương; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sảncông và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
d) Đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Kiểm toánnhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước:
a) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vịđược kiểm toán;
b) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bìnhthường của đơn vị được kiểm toán;
c) Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
d) Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
e) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp củađơn vị được kiểm toán;
g) Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểmtoán chưa được công bố chính thức.
2. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với đơn vịđược kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ chocuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
b) Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểmtoán viên nhà nước;
c) Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầyđủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán củaKiểm toán nhà nước;
d) Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhànước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;
đ) Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tàichính công, tài sản công.
3. Nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân canthiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toánnhà nước và Kiểm toán viên nhà nước, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ,QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Mục 1. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀNHẠN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 9. Chức năng của Kiểm toánnhà nước
Kiểm toán nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận,kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sảncông.
Điều 10. Nhiệm vụ của Kiểmtoán nhà nước
1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và báocáo Quốc hội trước khi thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm vàthực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốchội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đềnghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội,Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toánnhà nước.
4. Trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hộixem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sáchtrung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự ánquan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
5. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chínhphủ trong việc xem xét về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngânsách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bốtrí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia doQuốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước.
6. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội trong hoạtđộng giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghịquyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách, giám sátviệc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính khi có yêu cầu.
7. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chínhphủ, các cơ quan có thẩm quyền trình dự án luật, pháp lệnh khi có yêu cầu trongviệc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh.
8. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kếtquả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốchội; gửi báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận,kiến nghị kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồngdân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính,Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi kiểm toán và cáccơ quan khác theo quy định của pháp luật.
9. Giải trình về kết quả kiểm toán với Quốc hội vàcác cơ quan của Quốc hội theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán,báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận,kiến nghị kiểm toán theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của Luật này và quy địnhkhác của pháp luật có liên quan.
11. Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện cáckết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
12. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểmsát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụviệc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhânđã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
13. Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu,số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quyđịnh của pháp luật.
14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểmtoán nhà nước.
15. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoahọc, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước.
16. Tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉKiểm toán viên nhà nước.
17. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáodục pháp luật về kiểm toán nhà nước.
18. Xây dựng và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội banhành Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định củapháp luật.
Điều 11. Quyền hạn của Kiểm toánnhà nước
1. Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghịquyết trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cánhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phụcvụ cho việc kiểm toán.
3. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kếtluận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáotài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biệnpháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước pháthiện.
4. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầuđơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểmtoán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành phápluật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiệnhoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểmtoán nhà nước.
5. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lýnhững vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông quahoạt động kiểm toán.
6. Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theoquy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trởhoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệusai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.
7. Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.
8. Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toánthực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sảncông; Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu, tàiliệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
9. Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội,Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sungcác cơ chế, chính sách và pháp luật.
Mục 2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁNNHÀ NƯỚC
Điều 12. Tổng Kiểm toán nhànước
1. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểmtoán nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội vềtổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễnnhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 nămtheo nhiệm kỳ của Quốc hội. Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưngkhông quá hai nhiệm kỳ liên tục.
Điều 13. Trách nhiệm của Tổng Kiểmtoán nhà nước
1. Lãnh đạo và chỉ đạo Kiểm toán nhà nước thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này.
2. Trình bày báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toánnăm, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, báocáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hộitrước Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báocáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
4. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụthể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán nhà nước; phòng,chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và mọi biểu hiện quanliêu, hách dịch, cửa quyền của công chức, viên chức thuộc Kiểm toán nhà nước.
5. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
6. Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định biênchế và việc thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
7. Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính độclập và chất lượng kiểm toán trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạtđộng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định củapháp luật.
Điều 14. Quyền hạn của Tổng Kiểmtoán nhà nước
1. Ban hành quyết định kiểm toán.
2. Được mời tham dự phiên họp toàn thể của Quốchội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ về vấn đềcó liên quan.
3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quyđịnh của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangbộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịchỦy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng cấp trên trựctiếp của đơn vị được kiểm toán xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức,cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; cung cấpthông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước; không thực hiện hoặcthực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.Trường hợp kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước không được giải quyếthoặc giải quyết không đầy đủ thì Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị người cóthẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Quyết định việc kiểm toán theo đề nghị của cơquan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này.
6. Quyết định việc niêm phong tài liệu, kiểm tratài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan.
7. Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức đối với Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
Điều 15. Phó Tổng Kiểm toánnhà nước
1. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước giúp Tổng Kiểm toánnhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước vàchịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công. KhiTổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được TổngKiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạocông tác của Kiểm toán nhà nước.
2. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toánnhà nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhànước là 05 năm.
Điều 16. Tổ chức của Kiểm toánnhà nước
1. Kiểm toán nhà nước được tổ chức và quản lý tậptrung thống nhất gồm Văn phòng Kiểm toán nhà nước, các đơn vị thuộc bộ máy điềuhành, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sựnghiệp công lập.
Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nướckhu vực và đơn vị sự nghiệp công lập có tài khoản và con dấu riêng.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định số lượngcác đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước theo đề nghị của Tổng Kiểm toán nhànước.
Điều 17. Kiểm toán trưởng, PhóKiểm toán trưởng
1. Kiểm toán trưởng là người đứng đầu Kiểm toán nhànước chuyên ngành hoặc Kiểm toán nhà nước khu vực.
2. Phó Kiểm toán trưởng giúp việc Kiểm toán trưởng,thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Kiểm toán trưởng và chịu trách nhiệmtrước Kiểm toán trưởng về nhiệm vụ được phân công.
3. Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng phải làKiểm toán viên chính trở lên.
4. Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức Kiểm toán trưởng và Phó Kiểm toán trưởng.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toántrưởng, Phó Kiểm toán trưởng do Tổng Kiểm toán nhà nước quy định.
Mục 3. HỘI ĐỒNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 18. Thành lập và giải thểHội đồng Kiểm toán nhà nước
1. Hội đồng Kiểm toán nhà nước được thành lập khicần thiết để tư vấn cho Tổng Kiểm toán nhà nước thẩm định các báo cáo kiểm toánquan trọng; giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện tái thẩm định các báo cáokiểm toán theo kiến nghị của đơn vị được kiểm toán, giải quyết khiếu nại về báocáo kiểm toán.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Hộiđồng Kiểm toán nhà nước, quyết định thành viên và quy chế làm việc của Hộiđồng. Hội đồng Kiểm toán nhà nước do một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước làm Chủtịch. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, Tổng Kiểm toán nhà nước được mời cácchuyên gia không thuộc Kiểm toán nhà nước tham gia Hội đồng.
3. Hội đồng Kiểm toán nhà nước tự giải thể khi kếtthúc nhiệm vụ.
Điều 19. Nguyên tắc làm việc củaHội đồng Kiểm toán nhà nước
1. Làm việc theo chế độ tập thể.
2. Quyết định theo đa số, ý kiến thiểu số được bảolưu và báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Biên bản và các tài liệu của Hội đồng Kiểm toánnhà nước được bảo quản, lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Chương III
KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚCVÀ CỘNG TÁC VIÊN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 20. Các ngạch Kiểm toán viênnhà nước
1. Kiểm toán viên nhà nước gồm các ngạch sau đây:
a) Kiểm toán viên;
b) Kiểm toán viên chính;
c) Kiểm toán viên cao cấp.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định bổ nhiệm,miễn nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước.
Điều 21. Tiêu chuẩn chung của Kiểmtoán viên nhà nước
Kiểm toán viên nhà nước phải bảo đảm các tiêu chuẩncủa công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các tiêuchuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm,liêm khiết, trung thực, khách quan;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc mộttrong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luậthoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
3. Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trởlên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ởKiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;
4. Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Điều 22. Trách nhiệm của Kiểm toánviên nhà nước
1. Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệmvề việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công; đưa ra ý kiến đánh giá,xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.
2. Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩnmực, quy trình, nghiệp vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và các quy định kháccó liên quan của Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những bằngchứng, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.
4. Thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi nhận và lưugiữ tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Tổng Kiểmtoán nhà nước.
5. Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập đượctrong quá trình kiểm toán.
6. Xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước khi thựchiện nhiệm vụ kiểm toán.
7. Thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao kiếnthức chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; thực hiện chương trình cậpnhật kiến thức hằng năm theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8. Báo cáo kịp thời, đầy đủ với người ra quyết địnhthành lập Đoàn kiểm toán khi có trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này vàcác tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên nhà nước.
Điều 23. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vàongạch Kiểm toán viên
1. Đáp ứng các tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viênnhà nước quy định tại Điều 21 của Luật này.
2. Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quảnlý kinh tế - xã hội.
3. Nắm được quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực kiểmtoán nhà nước.
4. Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên.
Điều 24. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vàongạch Kiểm toán viên chính
1. Nắm vững và áp dụng thành thạo quy định của phápluật về kiểm toán nhà nước.
2. Có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiếnlược phát triển ngành, kế hoạch kiểm toán dài hạn, trung hạn và khả năng vềtổng kết, nghiên cứu lý luận chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán; có khả năng xâydựng chuẩn mực kiểm toán nhà nước và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chuẩn mựckiểm toán nhà nước.
3. Hiểu biết các thông lệ và chuẩn mực kiểm toánquốc tế.
4. Có thâm niên tối thiểu ở ngạch Kiểm toán viên là05 năm hoặc ở ngạch tương đương là 08 năm.
5. Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên chính.
Điều 25. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vàongạch Kiểm toán viên cao cấp
1. Nắm vững và có khả năng chỉ đạo áp dụng quytrình, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ ở các lĩnh vực kiểm toánvào hoạt động kiểm toán.
2. Có năng lực chủ trì nghiên cứu đề tài khoa họccấp bộ, cấp nhà nước về lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
3. Có thâm niên tối thiểu ở ngạch Kiểm toán viênchính là 05 năm hoặc ở ngạch tương đương là 08 năm.
4. Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên cao cấp.
Điều 26. Thẻ Kiểm toán viênnhà nước
1. Thẻ Kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toánnhà nước cấp cho Kiểm toán viên nhà nước để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ kiểmtoán.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước quy định mẫu và chế độquản lý, sử dụng thẻ Kiểm toán viên nhà nước.
Điều 27. Miễn nhiệm Kiểm toán viênnhà nước
1. Kiểm toán viên nhà nước được miễn nhiệm trongcác trường hợp sau đây:
a) Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành;
b) Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lýdo khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Kiểm toán viên nhà nước bị miễn nhiệm trong cáctrường hợp sau đây:
a) Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lựcpháp luật;
b) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này;
c) Vi phạm phẩm chất đạo đức Kiểm toán viên nhànước;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ ở ngạch bổ nhiệm;
đ) Có bằng chứng phát hiện người đã được bổ nhiệmvào ngạch Kiểm toán viên nhà nước có gian lận trong thi cử, hồ sơ bổ nhiệm vàongạch.
Điều 28. Các trường hợp không đượcbố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán
1. Mua cổ phần, góp vốn hoặc có quan hệ về lợi íchkinh tế với đơn vị được kiểm toán.
2. Đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thànhviên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểmtoán của các năm tài chính được kiểm toán.
3. Trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi thôigiữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặcphụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán.
4. Có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bốchồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột vớingười đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị đượckiểm toán.
Điều 29. Cộng tác viên Kiểm toánnhà nước
1. Kiểm toán nhà nước được sử dụng cộng tác viên làchuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong nước và ngoài nước dưới hình thứchợp đồng thực hiện nhiệm vụ. Kinh phí sử dụng cộng tác viên được bố trí trongkinh phí hoạt động hằng năm của Kiểm toán nhà nước.
2. Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước có quyền vànghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng;
b) Chấp hành quy định của pháp luật về kiểm toánnhà nước;
c) Chịu trách nhiệm trước Kiểm toán nhà nước vàtrước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ.
3. Tổng Kiểm toán nhà nước quy định cụ thể việc sửdụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
Chương IV
HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NHÀNƯỚC
Mục 1. QUYẾT ĐỊNH KIỂM TOÁN
Điều 30. Căn cứ để ban hành quyếtđịnh kiểm toán
Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định kiểmtoán khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Kế hoạch kiểm toán hằng năm của Kiểm toán nhànước;
2. Yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội,Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
3. Đề nghị của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản3 Điều 10 của Luật này và được Tổng Kiểm toán nhà nước chấp nhận.
Điều 31. Quyết định kiểm toán
1. Quyết định kiểm toán bao gồm các nội dung chủyếu sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thực hiện cuộc kiểm toán;
b) Đơn vị được kiểm toán;
c) Mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán;
d) Địa điểm kiểm toán, thời hạn kiểm toán;
đ) Trưởng Đoàn kiểm toán và các thành viên của Đoànkiểm toán.
2. Quyết định kiểm toán phải được gửi cho đơn vịđược kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán chậm nhất là 03 ngày làm việcvà phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký, trừ trường hợp kiểmtoán đột xuất.
3. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu cầnphải thay đổi nội dung, phạm vi, địa điểm, thời hạn kiểm toán và thành viênĐoàn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước phải quyết định bằng văn bản và gửicho đơn vị được kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán theo thời hạn quyđịnh tại khoản 2 Điều này.
Điều 32. Nội dung kiểm toán
1. Nội dung kiểm toán bao gồm:
a) Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán để đánhgiá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáotài chính của đơn vị được kiểm toán;
b) Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để đánh giávà xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toánphải thực hiện;
c) Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánhgiá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công,tài sản công.
2. Căn cứ vào yêu cầu của từng cuộc kiểm toán, TổngKiểm toán nhà nước quyết định nội dung kiểm toán của từng cuộc kiểm toán.
Điều 33. Kiểm toán báo cáo quyếttoán ngân sách nhà nước
1. Việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhànước các cấp thực hiện trước khi Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyếttoán ngân sách. Việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấpcủa địa phương sau khi Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách thựchiện theo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Trường hợp đã thực hiện kiểm toán nhưng báo cáoquyết toán ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn thì trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm toán nhà nước phải tiếp tục làm rõnhững vấn đề Quốc hội, Hội đồng nhân dân yêu cầu để trình Quốc hội, Hội đồngnhân dân vào thời gian do Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định.
Mục 2. THỜI HẠN KIỂM TOÁN, ĐỊAĐIỂM KIỂM TOÁN
Điều 34. Thời hạn kiểm toán
1. Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngàycông bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc việc kiểm toán tại đơn vị đượckiểm toán.
2. Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp phức tạp, cầnthiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạnmột lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
3. Đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế,hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công cóquy mô toàn quốc, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định cụ thể về thời hạn kiểmtoán.
Điều 35. Địa điểm kiểm toán
1. Việc kiểm toán được thực hiện tại đơn vị đượckiểm toán, trụ sở Kiểm toán nhà nước hoặc tại địa điểm khác do Tổng Kiểm toánnhà nước quyết định.
2. Trường hợp việc kiểm toán được thực hiện ngoàitrụ sở đơn vị được kiểm toán thì đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm chuyển hồsơ, tài liệu theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Mục 3. ĐOÀN KIỂM TOÁN
Điều 36. Thành lập và giải thểĐoàn kiểm toán
1. Đoàn kiểm toán được thành lập để thực hiện nhiệmvụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thànhlập Đoàn kiểm toán theo đề nghị của Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyênngành hoặc Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực. Căn cứ vào quy mô cuộckiểm toán, Đoàn kiểm toán có thể có Tổ kiểm toán.
2. Đoàn kiểm toán tự giải thể sau khi hoàn thànhnhiệm vụ kiểm toán nhưng phải chịu trách nhiệm về những đánh giá, xác nhận, kếtluận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán.
Điều 37. Thành phần Đoàn kiểmtoán
1. Trưởng Đoàn kiểm toán.
2. Các Phó trưởng Đoàn kiểm toán.
3. Các Tổ trưởng Tổ kiểm toán, nếu Đoàn kiểm toáncó Tổ kiểm toán.
4. Các thành viên.
Điều 38. Tiêu chuẩn TrưởngĐoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán và Tổ trưởng Tổ kiểm toán
1. Tiêu chuẩn của Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởngĐoàn kiểm toán:
a) Có đủ trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo vàkinh nghiệm công tác phù hợp với nhiệm vụ được giao;
b) Là Kiểm toán viên chính giữ chức vụ từ Phótrưởng phòng trở lên hoặc Kiểm toán viên giữ chức vụ từ Trưởng phòng trở lên.
2. Tiêu chuẩn của Tổ trưởng Tổ kiểm toán:
a) Có đủ trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo vàkinh nghiệm công tác phù hợp với nhiệm vụ được giao;
b) Là Kiểm toán viên chính hoặc Kiểm toán viên giữchức vụ từ Phó trưởng phòng trở lên.
Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạnvà trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán
1. Trưởng Đoàn kiểm toán có nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo quyếtđịnh kiểm toán;
b) Duyệt biên bản kiểm toán của các Tổ kiểm toán;lập báo cáo kiểm toán; báo cáo, giải trình kết quả kiểm toán trước Kiểm toántrưởng và cùng Kiểm toán trưởng báo cáo, giải trình kết quả đó trước Tổng Kiểmtoán nhà nước; tổ chức thông báo kết quả kiểm toán đã được Tổng Kiểm toán nhànước thông qua với đơn vị được kiểm toán; ký vào báo cáo kiểm toán;
c) Quản lý thành viên Đoàn kiểm toán theo quy địnhcủa Tổng Kiểm toán nhà nước;
d) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu củaKiểm toán trưởng về tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm toán, tình hình và kết quảhoạt động kiểm toán.
2. Trưởng Đoàn kiểm toán có quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp thôngtin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểmtoán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán liênquan đến nội dung kiểm toán;
b) Đề nghị tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấpthông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm toán để thu thập bằng chứngkiểm toán;
c) Đề nghị Kiểm toán trưởng kiến nghị Tổng Kiểmtoán nhà nước quyết định kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cánhân có liên quan tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước theo quy định củapháp luật; niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán khi có hành vi vi phạmpháp luật hoặc có hành vi sửa đổi, chuyển dời, cất giấu, tiêu hủy tài liệu cóliên quan đến nội dung kiểm toán;
d) Yêu cầu Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổkiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán báo cáo kết quả kiểm toán; khi có ýkiến khác nhau trong Đoàn kiểm toán về kết quả kiểm toán thì Trưởng Đoàn kiểmtoán được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, đồngthời báo cáo ý kiến khác nhau đó với Kiểm toán trưởng;
đ) Bảo lưu bằng văn bản ý kiến của mình khác vớiđánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán;
e) Báo cáo Kiểm toán trưởng đề nghị Tổng Kiểm toánnhà nước kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm phápluật của đơn vị được kiểm toán;
g) Tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ của thành viênĐoàn kiểm toán từ Tổ trưởng Tổ kiểm toán trở xuống khi có dấu hiệu vi phạm quyđịnh tại khoản 1 Điều 8 của Luật này.
3. Trưởng Đoàn kiểm toán có trách nhiệm sau đây:
a) Chịu trách nhiệm trước Kiểm toán trưởng về hoạtđộng của Đoàn kiểm toán;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúngđắn, trung thực, khách quan của những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghịtrong báo cáo kiểm toán;
c) Chịu trách nhiệm liên đới về hành vi vi phạmpháp luật trong hoạt động kiểm toán của thành viên Đoàn kiểm toán; chịu tráchnhiệm về quyết định, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ đối với thành viêntrong Đoàn kiểm toán từ Tổ trưởng Tổ kiểm toán trở xuống.
Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạnvà trách nhiệm của Phó trưởng Đoàn kiểm toán
Phó trưởng Đoàn kiểm toán giúp Trưởng Đoàn kiểmtoán thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn kiểm toán và chịutrách nhiệm trước Trưởng Đoàn kiểm toán về nhiệm vụ được phân công.
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạnvà trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ kiểm toán
1. Tổ trưởng Tổ kiểm toán có nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện kiểm toán theo kế hoạch kiểmtoán đã được phê duyệt;
b) Tổng hợp kết quả kiểm toán, lập và ký biên bảnkiểm toán của Tổ kiểm toán;
c) Quản lý thành viên Tổ kiểm toán theo quy địnhcủa Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Tổ trưởng Tổ kiểm toán có quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ,kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quanđến nội dung kiểm toán;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấpthông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm toán;
c) Báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý thành viênTổ kiểm toán có sai phạm để Trưởng Đoàn kiểm toán xem xét, xử lý theo thẩmquyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của phápluật;
d) Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán làm rõ lý do thayđổi đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong biên bản kiểm toán, báo cáokiểm toán;
đ) Bảo lưu bằng văn bản ý kiến của mình khác vớiđánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong biên bản kiểm toán, báo cáokiểm toán;
e) Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán tạm đình chỉ nhiệmvụ thành viên Tổ kiểm toán khi có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8của Luật này.
3. Tổ trưởng Tổ kiểm toán có trách nhiệm sau đây:
a) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Đoàn kiểm toán vềhoạt động của Tổ kiểm toán;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúngđắn, trung thực, khách quan của đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trongbiên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán;
c) Giải trình các vấn đề có liên quan đến công táccủa Tổ kiểm toán theo yêu cầu của Trưởng Đoàn kiểm toán hoặc cơ quan, tổ chức,cá nhân có thẩm quyền;
d) Chịu trách nhiệm liên đới về hành vi vi phạmpháp luật trong hoạt động kiểm toán của thành viên Tổ kiểm toán.
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn củathành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước
1. Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhànước có nhiệm vụ sau đây:
a) Chấp hành sự phân công và báo cáo kết quả thựchiện nhiệm vụ kiểm toán với Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán;
b) Khi tiến hành kiểm toán phải tuân theo phápluật; tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình kiểm toán và các quy định củaTổng Kiểm toán nhà nước;
c) Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán; ghinhật ký kiểm toán và tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước; lưu giữ,bảo quản hồ sơ kiểm toán theo quy định của pháp luật;
d) Chấp hành ý kiến chỉ đạo và kết luận của Tổtrưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán;
đ) Chấp hành kỷ luật công tác của Tổ kiểm toán,Đoàn kiểm toán theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhànước có quyền hạn sau đây:
a) Khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nướccó quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cánhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu có liên quanđến nội dung kiểm toán;
c) Sử dụng thông tin, tài liệu của cộng tác viênKiểm toán nhà nước; xem xét tài liệu liên quan đến hoạt động của đơn vị đượckiểm toán; thu thập, bảo vệ tài liệu và bằng chứng khác; xem xét quy trình hoạtđộng của đơn vị được kiểm toán;
d) Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toántrong phạm vi được phân công và báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổkiểm toán; trường hợp không thống nhất thì báo cáo Kiểm toán trưởng; trường hợpKiểm toán trưởng không thống nhất thì báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước;
đ) Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểmtoán làm rõ lý do thay đổi những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị củamình trong biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán;
e) Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểmtoán yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải trình về những vấn đề liên quan đếnviệc kiểm toán; đề nghị mời chuyên gia, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước khicần thiết;
g) Được bảo đảm điều kiện và phương tiện cần thiếtđể tiến hành kiểm toán.
Điều 43. Nhiệm vụ và tráchnhiệm của thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước
1. Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toánviên nhà nước gồm:
a) Công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước;
b) Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
2. Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toánviên nhà nước có nhiệm vụ và trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của TrưởngĐoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán;
b) Tuân thủ pháp luật, chuẩn mực, quy trình vàphương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
c) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổtrưởng Tổ kiểm toán về nhiệm vụ được giao.
Mục 4. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
Điều 44. Các bước của quytrình kiểm toán
1. Chuẩn bị kiểm toán.
2. Thực hiện kiểm toán.
3. Lập và gửi báo cáo kiểm toán.
4. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiếnnghị kiểm toán.
Điều 45. Chuẩn bị kiểm toán
1. Khảo sát, thu thập thông tin về hệ thống kiểmsoát nội bộ, tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về đơn vị đượckiểm toán.
2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tinđã thu thập về đơn vị được kiểm toán để xác định mục tiêu, nội dung, phạm vikiểm toán và phương pháp kiểm toán thích hợp.
3. Lập kế hoạch kiểm toán.
Điều 46. Thực hiện kiểm toán
1. Đoàn kiểm toán phải thực hiện kiểm toán đúngquyết định kiểm toán.
2. Thành viên Đoàn kiểm toán áp dụng phương phápchuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán để thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán;kiểm tra, đối chiếu, xác nhận; điều tra đối với tổ chức, cá nhân có liên quanđến hoạt động kiểm toán làm cơ sở cho ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận vàkiến nghị kiểm toán về nội dung đã kiểm toán.
Điều 47. Lập và gửi báo cáo kiểmtoán
1. Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểmtoán tại đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm hoàn thiện dựthảo báo cáo kiểm toán và gửi lấy ý kiến của đơn vị được kiểm toán.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được dựthảo báo cáo kiểm toán, đơn vị được kiểm toán phải có ý kiến bằng văn bản gửiKiểm toán nhà nước; quá thời hạn trên, đơn vị được kiểm toán không có ý kiếnthì được coi là đã nhất trí với dự thảo báo cáo kiểm toán.
3. Báo cáo kiểm toán được Kiểm toán nhà nước gửi chođơn vị được kiểm toán và cơ quan có liên quan theo quy định của Tổng Kiểm toánnhà nước chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị đượckiểm toán; trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày, kểtừ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
4. Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách địaphương được gửi cho Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dâncùng cấp; đối với báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương còn được gửi cho Bộ Tài chính.
Điều 48. Lập và gửi báo cáo kiểmtoán quyết toán ngân sách nhà nước và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán nămcủa Kiểm toán nhà nước
1. Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nướcđược lập theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 47 của Luật này.
2. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm của Kiểmtoán nhà nước được lập trên cơ sở báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhànước và tổng hợp kết quả kiểm toán trong năm của Kiểm toán nhà nước.
3. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gửi báo cáokiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán nămđến Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban củaQuốc hội chậm nhất là 16 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc, đồng thời gửiChủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Điều 49. Kiểm tra việc thựchiện kết luận và kiến nghị kiểm toán
1. Kiểm toán nhà nước phải lập kế hoạch và tổ chứckiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận,kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
2. Việc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghịkiểm toán được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán báo cáo bằng vănbản kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán;
b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiếnnghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liênquan.
3. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm lập và gửi báocáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Việc gửi báo cáo kết quảthực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được thực hiệntheo quy định tại khoản 3 Điều 48 của Luật này.
Mục 5. CÔNG KHAI KẾT QUẢ KIỂM TOÁNVÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN
Điều 50. Công khai báo cáokiểm toán
1. Báo cáo kiểm toán sau khi phát hành được công bốcông khai, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức công khai báocáo kiểm toán theo một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Họp báo;
b) Công bố trên Công báo và phương tiện thông tinđại chúng;
c) Đăng tải trên trang thông tin điện tử và các ấnphẩm của Kiểm toán nhà nước;
d) Niêm yết tại trụ sở của đơn vị được kiểm toán.
Điều 51. Công khai báo cáotổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghịkiểm toán
1. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báocáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước saukhi báo cáo Quốc hội được công bố công khai theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức công khai thực hiện theo quy định tạicác điểm a, b và c khoản 2 Điều 50 của Luật này.
Mục 6: HỒ SƠ KIỂM TOÁN
Điều 52. Hồ sơ kiểm toán
1. Tài liệu của mỗi cuộc kiểm toán phải được lậpthành hồ sơ.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước quy định cụ thể về hồ sơkiểm toán.
3. Hồ sơ kiểm toán phải đưa vào lưu trữ trong thờihạn 12 tháng, kể từ ngày phát hành báo cáo kiểm toán.
4. Thời hạn lưu trữ hồ sơ kiểm toán tối thiểu là 10năm, trừ trường hợp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 53. Bảo quản và khai tháchồ sơ kiểm toán
1. Hồ sơ kiểm toán phải được bảo quản đầy đủ, antoàn và bảo mật.
2. Chỉ được khai thác hồ sơ kiểm toán trong cáctrường hợp sau đây:
a) Khi có đề nghị của Tòa án nhân dân, Viện kiểmsát nhân dân, cơ quan điều tra và cơ quan có liên quan theo quy định của phápluật;
b) Khi có yêu cầu giám định, kiểm tra chất lượngkiểm toán; giải quyết kiến nghị về báo cáo kiểm toán, khiếu nại, tố cáo; lập kếhoạch kiểm toán kỳ sau và các yêu cầu khác theo quyết định của Tổng Kiểm toánnhà nước.
Điều 54. Hủy hồ sơ kiểm toán
1. Hồ sơ kiểm toán đã hết thời hạn lưu trữ, nếukhông có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hủy theo quyếtđịnh của Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Hộiđồng để hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ. Hội đồng hủy hồ sơ kiểm toánphải tiến hành kiểm kê, lập danh mục hồ sơ kiểm toán tiêu hủy và biên bản hủyhồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ.
3. Việc hủy hồ sơ kiểm toán được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật.
Chương V
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦAĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN
Điều 55. Đơn vị được kiểm toán
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vàcơ quan khác của Nhà nước ở trung ương.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu, chi ngân sáchnhà nước các cấp.
3. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơquan khác của Nhà nước ở địa phương.
4. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
5. Đơn vị quản lý, sử dụng dự trữ quốc gia; quỹ tàichính nhà nước ngoài ngân sách.
6. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp có sử dụng kinh phí, ngân quỹ nhà nước.
7. Đơn vị sự nghiệp công lập.
8. Tổ chức quản lý tài sản quốc gia.
9. Ban quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngânsách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
10. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốnđiều lệ. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống,khi cần thiết, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí,nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp.
11. Đơn vị nhận trợ giá, trợ cấp của Nhà nước, đơnvị có công nợ được Nhà nước bảo lãnh mà không phải là doanh nghiệp có quản lý,sử dụng vốn, tài sản nhà nước. Các đơn vị này có thể thuê doanh nghiệp kiểmtoán thực hiện kiểm toán; doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện việc kiểm toántheo chuẩn mực, quy trình kiểm toán nhà nước và gửi báo cáo kiểm toán cho Kiểmtoán nhà nước.
12. Cơ quan được giao quản lý, sử dụng nợ công.
Điều 56. Quyền của đơn vị đượckiểm toán
1. Yêu cầu Đoàn kiểm toán xuất trình quyết địnhkiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước.
2. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liênquan đến nội dung kiểm toán; đề nghị thay thế thành viên Đoàn kiểm toán khi cóbằng chứng cho rằng thành viên đó không trung thực, khách quan trong khi làmnhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toántheo quy định tại Điều 28 của Luật này.
3. Giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêutrong dự thảo báo cáo kiểm toán nếu xét thấy chưa phù hợp.
4. Khiếu nại về hành vi của thành viên Đoàn kiểmtoán trong quá trình thực hiện kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó làtrái pháp luật.
5. Khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận vàkiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán khi có căn cứ cho rằng đánh giá,xác nhận, kết luận và kiến nghị đó là trái pháp luật.
6. Yêu cầu Kiểm toán nhà nước bồi thường thiệt hạitrong trường hợp gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán theo quy định của phápluật.
7. Thực hiện các quyền khác theo quy định của phápluật.
Điều 57. Nghĩa vụ của đơn vị đượckiểm toán
1. Chấp hành quyết định kiểm toán.
2. Lập và gửi đầy đủ, kịp thời báo cáo tài chính,báo cáo tình hình thực hiện, quyết toán vốn, quản lý dự án đầu tư; kế hoạchthu, chi; báo cáo tình hình chấp hành và quyết toán ngân sách cho Kiểm toán nhànước theo yêu cầu.
3. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tàiliệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước,Kiểm toán viên nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chínhxác, trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
4. Trả lời và giải trình đầy đủ, kịp thời các vấnđề do Đoàn kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước yêu cầu liên quan đến nội dungkiểm toán.
5. Ký biên bản kiểm toán.
6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghịkiểm toán của Kiểm toán nhà nước về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sảncông; thực hiện biện pháp để khắc phục yếu kém trong hoạt động của mình theokết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; báo cáo bằng văn bản về việc thựchiện kết luận, kiến nghị đó cho Kiểm toán nhà nước.
7. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, đơn vịđược kiểm toán vẫn phải thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểmtoán của Kiểm toán nhà nước, trừ trường hợp Tổng Kiểm toán nhà nước, cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện các kết luận, kiếnnghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Điều 58. Trách nhiệm gửi báo cáotài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí của các đơn vị đượckiểm toán
1. Kết thúc năm ngân sách, các đơn vị dự toán cấp Icủa ngân sách trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngvà các đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáoquyết toán ngân sách, dự toán kinh phí năm sau cho Kiểm toán nhà nước.
2. Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương gửi báo cáo thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm cho Kiểmtoán nhà nước.
3. Tổng Kiểm toán nhà nước quy định cụ thể về thờigian, nơi nhận báo cáo theo quy định của pháp luật.
Chương VI
BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦAKIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 59. Kinh phí hoạt động vàcơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động, cơ sở vậtchất cho Kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật. Kinh phí hoạt động củaKiểm toán nhà nước do Kiểm toán nhà nước lập dự toán và gửi Chính phủ tổng hợp,trình Quốc hội quyết định.
2. Việc quản lý, cấp và sử dụng kinh phí hoạt độngcủa Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sáchnhà nước.
Điều 60. Biên chế của Kiểmtoán nhà nước
Biên chế của Kiểm toán nhà nước do Ủy ban thường vụQuốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Điều 61. Đầu tư hiện đại hóahoạt động của Kiểm toán nhà nước
Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển cơ sở vậtchất, công nghệ thông tin và các phương tiện khác để bảo đảm cho tổ chức vàhoạt động của Kiểm toán nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Điều 62. Chế độ đối với cánbộ, công chức của Kiểm toán nhà nước
Chế độ tiền lương, phụ cấp, trang phục và chế độ ưutiên đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán nhà nước do Ủy ban thường vụ Quốchội quy định.
Chương VII
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN,TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 63. Quốc hội với Kiểmtoán nhà nước
1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồngdân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hộitheo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát hoạt động của Kiểm toánnhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo kết quả kiểmtoán, báo cáo công tác của Kiểm toán nhà nước trước Quốc hội, Ủy ban thường vụQuốc hội; báo cáo, giải trình, cung cấp tài liệu, nghiên cứu và trả lời cáckiến nghị theo yêu cầu của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đạibiểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trướcQuốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 64. Chính phủ với Kiểm toánnhà nước
Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Kiểm toán nhà nước trong tổ chức vàhoạt động kiểm toán nhà nước; thực hiện, đôn đốc và chỉ đạo các cơ quan liênquan thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán củaKiểm toán nhà nước.
Điều 65. Trách nhiệm của cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát nhân dân
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có tráchnhiệm tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu của tộiphạm, do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị.
Điều 66. Trách nhiệm của Hội đồngnhân dân
Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hiện kết luận,kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước tại địa phương.
Điều 67. Trách nhiệm của Ủyban nhân dân
1. Thực hiện và chỉ đạo các cơ quan của địa phươngcung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ hoạt động kiểm toán củaKiểm toán nhà nước.
2. Thực hiện và chỉ đạo các cơ quan của địa phươngthực hiện và báo cáo đầy đủ, kịp thời kết quả thực hiện kết luận, kiến nghịkiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Điều 68. Trách nhiệm của cơ quan,tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạtđộng kiểm toán nhà nước có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thờithông tin, tài liệu theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhànước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, kháchquan của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có tráchnhiệm thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, đồngthời gửi báo cáo kết quả cho Kiểm toán nhà nước.
3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quankhác của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cótrách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu để phục vụ choKiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 10 của Luật này.
Chương VIII
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬLÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 69. Khiếu nại và giải quyếtkhiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong cơ quanKiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đếnđơn vị được kiểm toán:
a) Trong quá trình thực hiện kiểm toán, đơn vị đượckiểm toán có quyền khiếu nại với Tổng Kiểm toán nhà nước về hành vi của TrưởngĐoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán khicó căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợiích hợp pháp của đơn vị;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báocáo kiểm toán, đơn vị được kiểm toán có quyền khiếu nại với Tổng Kiểm toán nhànước về đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểmtoán khi có căn cứ cho rằng kết quả kiểm toán đó là trái pháp luật, gây thiệthại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị;
c) Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại tronghoạt động kiểm toán được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại;
d) Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bịkhiếu nại, người giải quyết khiếu nại, luật sư, trợ giúp viên pháp lý, việc thihành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và các hành vi bịcấm thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại.
Điều 70. Tố cáo và giải quyết tốcáo về hoạt động kiểm toán nhà nước
Việc tố cáo và giải quyết tố cáo về hoạt động kiểmtoán nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Điều 71. Xử lý vi phạm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phápluật về kiểm toán nhà nước thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lýtheo quy định của pháp luật.
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 72. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng01 năm 2016.
Việc kiểm toán đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắmgiữ trên 50% vốn điều lệ đã có trong kế hoạch kiểm toán năm 2015 được tiếp tụcthực hiện cho đến khi hoàn thành kế hoạch kiểm toán.
2. Luật Kiểm toán nhà nước số 37/2005/QH11 hết hiệulực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Điều 73. Quy định chi tiết
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nướcquy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2015.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 81/2015/QH13 |
Hanoi, June 24, 2015 |
LAW
STATE AUDIT OFFICE OF VIETNAM
Pursuant to the Constitution of Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Law on State Audit Office of Vietnam.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Law deals with functions, tasks, and entitlements, organizational structure, and operation of State Audit Office of Vietnam (hereinafter referred to as SAV); duties and entitlements of occupational standards; duties and entitlements of state auditors, entitlements and responsibilities of organizations and individuals related to state audit activities.
Article 2. Regulated entities
1. SAV.
2. Agencies and organizations assigned to manage and/or use public finance and/or public property.
3. Other organizations and individuals related to state audit activities.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Audit report of SAV means the document made and published by SAV after each audit for assessing, confirming, concluding the audit contents, and giving auditors’ opinions. Audit reports of SAV are made by State Auditor General or the persons authorized by State Auditor General to append signatures and seals on the reports.
2. Audit evidence means the documents and information collected by state auditors that are related to the audit and are the basis for making assessment, confirmation, and giving auditor’s opinions.
3. Audited unit means an agency or organization assigned to manage and/or use public finance and/or public property.
4. Audit dossier includes documents collected, classified, used, made, retained, and managed by SAV as prescribed.
5. Audit activities of SAV involve assessment and determination of properness and truthfulness of information about public finance and/or public property or financial statements related to the management and use of public finance and/or public property; adherence to law and efficiency of management, use of public finance and/or public property.
6. Specialized state audit unit means a unit affiliated to SAV which audit central agencies and perform other tasks given by State Auditor General.
7. Local state audit unit means a unit affiliated to SAV which audit local agencies and perform other tasks given by State Auditor General.
8. State auditors are officials assigned to various positions of state auditors to carry out audit.
9. Positions of state auditors are the positions that reflect the capability and qualifications of state auditor, including: auditors, main auditors, and senior auditors.
10. Public finance includes: state budget; national reserve; non-state budget financial fund; finance of regulatory agency, the people’s armed forces, public service agencies, providers of public services and goods, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations using state funding and state budget; state capital in other enterprises; public debts.
11. Public property includes: land; water resources, mineral resources; resources in territorial waters and airspace; other natural resources; state-owned property at regulatory agencies, the army, public service agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations; public property allocated to enterprises; state property for reserve; property classified as infrastructure serving public interests, and other types of property under the ownership of the whole people and represented, managed by the State.
Article 4. Subjects of state audit
The subjects of state audit include management, use of public finance and/or public property, and other activities related to management, use of public finance and/or public property of audited units.
Article 5. Rules for audit activities of SAV
1. Independence and observance of law.
2. Truthfulness, objectiveness, openness, and transparency.
Article 6. State audit standards
1. State audit standards are regulations and instructions about requirements, principles, procedures for audit and settlement of relationships that occur during audit activities that must be complied with by state auditors during audit activities; they are the basis for inspection, assessment of audit quality and professional ethics of state auditors.
2. State Auditor General shall establish and promulgate the system of state audit standards in accordance with the Law on Promulgation of legislative documents.
Article 7. Legal validity of audit reports
1. Audit reports made by SAV are binding upon audited units after they are published in terms of management and use of public finance and/or public property.
2. Audit reports of SAV are the basis for:
a) The National Assembly to use during the process of considering, deciding, and supervising: the implementation of long-term and annual socio-economic development policies and objectives; policies on investment in National target programs and projects of national importance; basic policies on national finance; imposition, adjustment, or cancellation of taxes; decision on dividing revenues and obligatory expenditures between central government budget and local government budgets; limits on safety limits of national debt, public debts, government debts; making of state budget estimate and allocation of central government budget; approval for state budget statements;
b) The Government, regulatory agencies, other agencies and organizations of the State to use during their managerial tasks and performance of their duties and entitlements;
c) The People’s Councils to use during the process of considering, deciding estimates and allocation of local government budgets; approving local government budget statements; supervising the management and use of public finance and/or public property; performance of their duties and entitlements;
d) Audited units to exercise their right to lodge complaints.
Article 8. Prohibited acts
1. The following acts of SAV, state auditors, and collaborators:
a) Harassing, causing difficulties to audited units;
b) Illegally intervening normal operation of audited units;
c) Giving bribes, taking bribes, and/or brokering bribery;
d) Making false or insufficient audit reports;
dd) Misuse of power and/or position for self-seeking purposes;
e) Revealing state secrets or trade secrets of audited units;
g) Revealing information about the audit progress and result that are not officially published.
2. The following acts of audited units and relevant entities are prohibited:
a) Refusing to provide information, documents serving the audit at the request of SAV and state auditors;
b) Obstructing the work of SAV and state auditors;
c) Making false, untruthful, insufficient, unpunctual reports, or failure to provide objective information about the audit carried out by SAV;
b) Giving bribes to state auditors and collaborators;
dd) Shielding violations against regulations of law on public finance and/or public property.
3. Every organization and individual is prohibited to illegally intervene the audit and audit result of SAV, state auditors, and collaborators.
Chapter II
FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF SAV
Section 1. FUNCTIONS, TASKS, POWERS OF SAV
Article 9. Functions of SAV
SAV has the functions to make assessment, confirmation, give auditor’s opinions with regard to the management and use of public finance and/or public property.
Article 10. Duties of SAV
1. Decide annual audit plans and submit reports to the National Assembly before implementation.
2. Organize the implementation of annual audit plans and performance of audit tasks at the request of the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, the President, the Government, and the Prime Minister.
3. Consider deciding audits at the request of Ethnic Council, Committees of the National Assembly, Deputies of the National Assembly, Standing Committee of the People’s Council, the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provinces) and other organizations not in the annual audit plans of SAV.
4. Propose opinions of SAV to the National Assembly for consideration and decision of state budget estimates, allocation of central government budget, contents of investment in National target programs, projects of national importance, and approval for state budget statements.
5. Join agencies of the National Assembly and the Government in examining state budget estimates, plans for allocation of state budget, plans for adjustment of state budget estimates, plans for provision of funding for National target programs and projects of national importance decided by the National Assembly and state budget statements.
6. Join other agencies of the National Assembly in supervising implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of Standing Committee of the National Assembly on budget – finance; supervising enactment of state budget and financial policies on request.
7. Join other agencies of the National Assembly, the Government, and competent authorities in submitting law/ordinance projects on request in the process of formulating and inspecting law/ordinance projects.
8. Submit annual consolidated audit reports, implementation of auditors’ opinions to the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly; send those reports to the President, the Government, the Prime Minister, Ethnic Council, Committees of the National Assembly; provide audit results for the Ministry of Finance, deputies of the National Assembly, the People’s Councils, the People’s Committees where audits are carried out, and other agencies as prescribed by law.
9. Provide explanation of audit results for the National Assembly and other agencies of the National Assembly as prescribed by law.
10. Publish audit reports, annual consolidated audit reports, implementation of auditors’ opinions according to Article 50, Article 51 of this Law, and relevant regulations of law.
11. Monitor, inspect the implementation of opinions of SAV.
12. Transfer documents to investigation agencies, the People’s Procuracies, and other regulatory agencies responsible for handling suspected criminal cases and violations committed by organizations and individuals that are discovered through auditing.
13. Manage audit dossiers; protect confidentiality of accounting figures, documents, information about operation of audited units as prescribed by law.
14. Seek international cooperation in terms of state audit.
15. Organize, manage works related to scientific research, training, development of human resources of SAV.
16. Organize examinations, issue, revoke, and manage state audit practitioner certificates.
17. Disseminate regulations of law on state audit.
18. Develop and Strategy for development of SAV and submit it to Standing Committee of the National Assembly for promulgation.
19. Perform other tasks as prescribed by law.
Article 11. Entitlements of SAV
1. Submit law/ordinance projects and draft resolutions to the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly as prescribed by law.
2. Request audited units and relevant entities to promptly provide sufficient, accurate information and documents serving the audit.
3. Request audited units to implement opinions of SAV with regard to the violations of their financial statements and failure to adhere to law; suggest measures for them to overcome their shortcomings discovered by SAV.
4. Request competent agencies or persons to request audited units to implement opinions of SAV with regard to the violations of their financial statements and failure to adhere to law; suggest actions against failure to implement or to adequately and promptly implement auditors’ opinions.
5. Request competent agencies or persons to deal with violations discovered during the audit.
6. Request competent agencies or persons to deal with entities that obstruct the operation of SAV or provide false information/documents for SAV and state auditors.
7. Request professional assessment where necessary.
8. Authorize or hire audit firms to carry out audits at organizations managing/using public finance and/or public property; SAV is responsible for the truthfulness of information, documents, and opinions provided by such audit firms.
9. Request the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, the Government, the Prime Minister, and other agencies of the State to amend policies and law.
Section 2. ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF SAV
Article 12. State Auditor General
1. State Auditor General is the head of SAV who is responsible to the National Assembly and Standing Committee of the National Assembly for the organization and operation of SAV.
2. State Auditor General is elected and dismissed by the National Assembly at the request of Standing Committee of the National Assembly.
3. The term of office of State Auditor General is 05 years and coincides with the term of the National Assembly. State Auditor General may be reelected for not more than two consecutive terms.
Article 13. Duties of State Auditor General
1. Lead and direct SAV to perform the duties and entitlements prescribed in Article 10 and Article 11 of this Law.
2. Present annual consolidated audit reports and work reports to the National Assembly; submit reports to Standing Committee of the National Assembly during the intervals between meetings of the National Assembly; respond to enquiries of the National Assembly deputies or Standing Committee of the National Assembly.
3. Take legal responsibility for audit reports of SAV.
4. Decide and organize the implementation of specific measures for enhancing the discipline of operation of SAV; preventing, fighting corruption, wastefulness, bureaucracy, authoritarianism of officials and civil servants of SAV.
5. Define defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of units affiliated to SAV.
6. Submit the decision on personnel and establishment, merger, dissolution of units affiliated to SAV to Standing Committee of the National Assembly.
7. Decide measures for ensuring independence and quality of audit activities of SAV.
8. Settle complaints and denunciations related to audit activities of SAV.
9. Perform other tasks as prescribed by law.
Article 14. Entitlements of State Auditor General
1. Issue audit decisions.
2. Be invite to general meetings of the National Assembly, meetings of Standing Committee of the National Assembly, and meetings of the Government about relevant issues.
3. Promulgate legislative documents in accordance with the Law on Promulgation of legislative documents.
4. Request Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, other central regulatory agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces, heads of superior agencies of audited units to deal with the entities that obstruct audit activities of SAV; provide false information/documents for SAV; fail to implement or to adequately, promptly implement opinions of SAV. In case opinions of SAV are not implemented or adequately implemented, State Auditor General shall request a competent person to consider as prescribed by law.
5. Decide the audits at the request of the organizations prescribed in Clause 3 Article 10 of this Law.
6. Decide to seal documents, inspect accounts of audited units or relevant units.
7. Request Standing Committee of the National Assembly to designate or dismiss Deputy State Auditor General.
Article 15. Deputy State Auditor General
1. Deputy State Auditor General shall assist State Auditor General in performing his/her tasks as assigned by State Auditor General and take responsibility to State Auditor General for the assigned tasks. When State Auditor General is not present, a Deputy State Auditor General who is authorized by State Auditor General shall lead and direct the operation of SAV on behalf of State Auditor General.
2. State Auditor General shall request Standing Committee of the National Assembly to designate or dismiss Deputy State Auditor General.
3. The term of office of Deputy State Auditor General is 05 years.
Article 16. Organizational structure of SAV
1. SAV consists of SAV Office, affiliated units, specialized state audit units, local state audit units, and public service agencies.
SAV Office, local state audit units, and public service agencies shall have their own separate seals.
2. Standing Committee of the National Assembly shall decide the quantity of units affiliated to SAV at the request of State Auditor General.
Article 17. Chief auditors and deputy chief auditors
1. A chief auditor is the head of a specialized state audit unit or local state audit unit.
2. Deputy chief auditors shall assist the chief auditor in performing his/her tasks as assigned by the chief auditor and take responsibility to the chief auditor for the assigned tasks.
3. The chief auditor and deputy chief auditors must be hold the position of main auditor or higher.
4. State Auditor General shall designate and dismiss chief auditors and deputy chief auditors.
5. Duties, entitlements, and responsibilities of chief auditors and deputy chief auditors shall be prescribed by State Auditor General.
Section 3. STATE AUDITOR COUNCIL
Article 18. Establishment and dissolution of State Auditor Council
1. State Auditor Council shall be established whenever necessary to provide consultancy for State Auditor General on verification of important audit reports; assist State Auditor General in re-verifying audit reports at the request of audited units, settling complaints about audit reports.
2. State Auditor General shall decide establishment of State Auditor Council, decide the members and working regulations of audit activities of SAV. The president of State Auditor Council is a Deputy State Auditor General. State Auditor General may invite external experts to join the Council on a case-by-case basis.
3. State Auditor Council shall be automatically dissolved after its missions are accomplished.
Article 19. Working principles of State Auditor Council
1. Working as a group.
2. Making decisions under the majority rule; dissenting opinions are preserved and reported to State Auditor General.
3. Records and other documents of State Auditor Council shall be retained with other audit dossiers of SAV.
Chapter III
STATE AUDITORS AND COLLABORATORS;
Article 20. Positions of state auditors
1. State auditors are divided into the following positions:
a) Auditors;
b) Main auditors;
c) Senior auditors.
2. State Auditor General shall decide designation and dismissal of various positions of state auditors.
Article 21. Common standards of state auditors
Apart from satisfying the standards applied to officials according to regulations of law on officials, every state auditor must:
1. Have good ethics and responsibility; be integrated, honest, and objective;
2. Have a bachelor’s degree in audit, accounting, finance, banking, economics, law, or another discipline that is directly related to audit, or a higher degree;
3. Have worked for at least 05 consecutive years in the trained field or in accounting in SAV for at least 03 years, not including the internship period;
4. Have a state audit practitioner certificate.
Article 22. Duties of state auditors
1. Perform audit tasks and take responsibility for performance of given audit tasks; make assessment, confirmation, and opinions about audited contents.
2. Comply with law, operating principles, audit standards and procedures of SAV and relevant regulations of State Auditor General.
3. Take legal responsibility for evidence, auditors’ assessment, confirmation, and opinions.
4. Collect audit evidence, record and retain documents of state auditors according to regulations of State Auditor General.
5. Protect the confidentiality of information and documents collected during the audit process.
6. Present state auditor’s card while performing auditors’ tasks.
7. Keep studying, improving professional knowledge, skills, and professional ethics; participate in annual refresher courses as prescribed by State Auditor General.
8. Promptly and adequately report the situation mentioned in Article 28 of this Law and other situations that affect the independence of state auditors to the person who issues the decision to establish the audit delegation.
Article 23. Standards for the position of state auditor
1. Satisfy common standards of state auditors prescribed in Article 21 of this Law.
2. Grasp the policies of Communist Party, policies and regulations of law on state audit; have knowledge about governmental administration and socio-economic administration.
3. Grasp the state audit procedures and standards.
4. Pass the examination for the position of state auditor.
Article 24. Standards for the position of main auditor
1. Grasp regulations of law on state audit.
2. Be capable of proposing, developing strategy for development of the audit field, long-term, midterm audit plans, professional audit research; capable for establishing and proposing amendments to state audit standards.
3. Be conversant with international audit practice and standards.
4. Have worked for at least 05 years as an auditor or 08 years at as an equivalent position.
5. Have passed the examination for the position of main auditor.
Article 25. Standards for the position of senior auditor
1. Grasp and be capable of providing instructions on application of audit procedures, standards, and methods to audit activities.
2. Be capable or leading scientific researches into state audit of Ministries and the State.
3. Have worked for at least 05 years as a main auditor or 08 years as an equivalent position.
4. Have passed the examination for the position of senior auditor.
Article 26. State auditor’s card
1. State auditor’s cards are issued by State Auditor General to state auditors to be sued while performing auditor’s tasks.
2. State Auditor General shall provide the template, promulgate regulations on management and use of state auditor’s cards.
Article 27. Dismissal of state auditors
1. A state auditor shall resign in the case of:
a) Retirement, resignation, reassignment
b) Health issues, family issues, or other difficulties likely to render the state auditor unable to fulfill his/her tasks.
2. A state auditor shall be dismissed in the case of:
a) Imposition of an effective sentence by court;
b) Violations against Clause 1 Article 8 of this Law;
c) Violations against professional ethnics of state auditors;
d) Failure to fulfill given tasks corresponding to the person’s position;
dd) There are evidence that the person cheated during the examination or providing false information/documents in the application.
Article 28. Cases in which a person must not participate in an audit delegation
1. The person has purchased, contributed capital, or had a business relationship with the audited unit.
2. The person used to hold a position of manager, executive, member of the Control Board, Chief accountant, or accountant of the audited unit in the audited fiscal years.
3. The person who used to hold a position of manager, executive, member of the Control Board, Chief accountant, or accountant of the audited unit must not participate in the audit delegation for at least 05 years since he/she stops holding the position.
4. The person is a parent, adoptive parent, parent-in-law, spouse, or sibling of the head, Chief accountant, or accountant of the audited unit.
Article 29. Collaborators
1. SAV may employ collaborators who are Vietnamese and foreign experts, scientists, managers under employment contracts. Funding for employing collaborator is included in annual operating budget of SAV.
2. Collaborators have the following rights and obligations:
a) Perform the contractual rights and obligations;
b) Comply with regulations of law on state audit;
c) Take legal responsibility for performance of their tasks to SAV.
3. State Auditor General shall promulgate specific regulations on employment of collaborators.
Chapter IV
AUDIT ACTIVITIES OF SAV
Section 1. AUDIT DECISIONS
Article 30: The basis for issuing audit decisions
State Auditor General shall issue an audit decision based on:
1. Annual audit plans of SAV;
2. Requests of the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, the President, the Government, or the Prime Minister;
3. Request of organizations mentioned in Clause 3 Article 10 of this Law which is approved by state-owned corporations.
Article 31. Audit decisions
1. An audit decision consists of the following tasks:
a) The basis for carrying out the audit;
b) The audited unit;
c) Targets, contents, and scope of the audit;
d) Location and time for audit;
dd) The chief of audit delegation and members thereof.
2. The audit decision must be sent to the audited unit and members of the audit delegation within 03 working days and announced within 15 working days from the day on which it is signed, except for extraordinary audit.
3. During the audit, if the contents, scope, location, time of audit, or members of the audit delegation must be changed, State Auditor General shall make a written decision, send it to the audited unit and members of the audit delegation by the deadline mentioned in Clause 2 of this Article.
Article 32. Audit contents
1. Audit contents include:
a) Financial audit which is meant to assess, confirm the legitimacy and truthfulness of financial information and financial statements of the audited unit;
b) Compliance audit which is meant to assess and confirm compliance with law, rules and regulations binding upon the audited unit;
c) Operational audit which is meant to assess the efficiency and effectiveness of management and use of public finance and/or public property.
2. State Auditor General shall decide the contents of each audit depending on its requirements.
Article 33. Audit of state budget statements
1. State budget statements shall be audited before they are submitted to the National Assembly or the People’s Councils for approval. Audit of State budget statements of local governments after they are approved by the People’s Councils shall be carried out under decisions of State Auditor General.
2. In case an audited statement is yet to be approved by the National Assembly or the People’s Council, SAV must keep clarifying the issues raised by the National Assembly or the People’s Council by the deadline imposed by the National Assembly or the People’s Council.
Section 2. LOCATION AND TIME LIMIT FOR AUDIT
Article 34. Time limit for audit
1. Time limit for an audit begins from the day on which the audit decision is announced until audit tasks at the audited unit are finished.
2. The time limit for an audit is 60 days, except for the case in Clause 3 of this Article. State Auditor General may decide extension of the time limit for audit one time. Nevertheless, the extension must not exceed 30 days.
3. State Auditor General shall specify the time limit in case of audit for assessing the efficiency and effectiveness of management and use of public finance and/or public property of nationwide scale.
Article 35. Location for audit
1. The audit shall be carried out at the audited unit, office of SAV, or another location decided by State Auditor General.
2. If an audit is carried out outside the premises of the audited unit, the business premises must send documents as prescribed by State Auditor General.
Section 3. AUDIT DELEGATION.
Article 36. Establishment and dissolution of audit delegation
1. An audit delegation shall be established to perform audit tasks of SAV. State Auditor General shall decide establishment of the audit delegation at the request of the chief auditor of a specialized state audit unit or local state audit unit. An audit delegation may be divided into smaller auditor teams depending on the scale of the audit.
2. An audit delegation shall be automatically dissolved after all audit tasks are completed and is responsible for the assessment, confirmation, and opinions written in the audit report.
Article 37. Composition of audit delegation
1. The chief of the audit delegation.
2. The deputy chief of the audit delegation.
3. Leaders of auditor teams (hereinafter referred to as team leaders) if the audit delegation is divided into smaller teams.
4. Members.
Article 38. Standards applied to chief, deputy chief, and team leaders of audit delegation
1. The chief, deputy chief of an audit delegation must:
a) Have professional skills, managerial skills, and working experience appropriate for given tasks;
b) Be main auditors holding the position of deputy department manager or higher, or auditors holding the position of department managers or higher.
2. Team leaders must:
a) Have professional skills, managerial skills, and working experience appropriate for given tasks;
b) Be main auditors or auditors holding the position of deputy department manager or higher.
Article 39. Duties, entitlements, and responsibility of chief of the audit delegation
1. The chief of the audit delegation has the following duties:
a) Organize performance of audit tasks under the audit decision;
b) Consider approving audit records of auditor teams; make the audit reports; report and explain the audit result to the chief auditor; cooperate with the chief auditor to report and explain the audit result to State Auditor General; notify the audit result approved by State Auditor General to the audited unit; sign the audit report;
c) Manage members of the audit delegation according to regulations of State Auditor General;
d) Make periodic or extraordinary reports at the request of the chief auditor on the implementation of the audit plan and progress of audit activities.
2. The chief of the audit delegation has the entitlements:
a) Request the audited unit to provide necessary information/documents and explain the issues related to the audit contents; request inventory check and comparison of debts of the audited unit if they are related to the audit contents;
b) Request relevant entities to provide information and documents related to the audit contents in order to collect audit evidence;
c) Suggest the chief auditor to advise State Auditor General deciding inspection of accounts of the audited unit or relevant individuals at credit institutions or State Treasury as prescribed by law; seal documents of the audited unit in case of violations against regulations of law, changing, moving, hiding, destroying documents related to the audit contents;
d) Request the deputy chief of the audit delegation, team leaders, and members of the audit delegation to report the audit results; if there are dissenting opinions about the audit result, the chief of the audit delegation shall make a decision and take responsibility for such decision, the report the dissenting opinions to the chief auditor;
dd) Preserve his/her opinions if they are different from the assessment, confirmation, and opinions in the audit report;
e) Suggest the chief auditor to advise State Auditor General requesting a competent authority to take actions against violations against regulations of law committed by the audited unit;
g) Suspend performance of team leaders and inferior members of the audit delegation if they are suspected of violating Clause 1 Article 8 of this Law.
3. The chief of the audit delegation has the responsibility to:
a) Take responsibility for the operation of the audit delegation to the chief auditor;
b) Take legal responsibility for the legitimacy, truthfulness, and objectiveness of the assessment, confirmation, and opinions in the audit report;
c) Take joint responsibility for violations against regulations of law on audit activities committed by members of the audit delegation; take responsibility for the decisions to suspend team leaders and inferior members of the audit delegation.
Article 40. Duties, entitlements, and responsibility of deputy chief of the audit delegation
The deputy chief of the audit delegation shall perform the tasks given by the chief and take responsibility to the chief for performance of such tasks.
Article 41. Duties, entitlements, and responsibility of team leaders
1. Team leaders have the following duties:
a) Organize the audit under the approved audit plan;
b) Consolidate audit results; make and sign the audit record of the team;
c) Manage their team members according to regulations of State Auditor General.
2. Team leaders have the following entitlements:
a) Request the audited unit to promptly, adequately provide information/documents and explain issues related to the audit contents;
b) Request relevant entities to provide information and documents related to the audit contents;
c) Report team members who commit violations to the chief of the audit delegation, suggest disciplinary actions, and request the chief shall take actions within his/her competence or request a competent agency or person to take actions as prescribed by law;
d) Request the chief of the audit delegation to provide explanation for changing the assessment, confirmation, and opinions written in the audit record or audit report;
dd) Preserve their opinions if they are different from the assessment, confirmation, and opinions written in the audit record or audit report;
e) Request the chief of the audit delegation to suspend team members who are suspected of committing violations mentioned in Clause 1 Article 8 of this Law.
3. Team leaders have the responsibility to:
a) Take responsibility for the operation of their teams to the chief of the audit delegation;
b) Take legal responsibility for the legitimacy, truthfulness, and objectiveness of the assessment, confirmation, and opinions in the audit records of their teams;
c) Explain issues related to operation of their teams at the request of the chief of the audit delegation, competent organizations or persons;
d) Take joint responsibility for violations against regulations of law on audit activities committed by their team members.
Article 42. Duties and entitlements of members of the audit delegation that are state auditors
1. Members of the audit delegation who are state auditors have the following duties:
a) Perform given tasks and report audit results to the chief of the audit delegation and the team leader;
b) Comply with law, audit standards, principles, and procedures, and regulations of State Auditor General during the audit;
c) Collect and assess audit evidence; keep a log of the audit works and documents of state auditors; retain, preserve audit dossiers as prescribed by law;
d) Comply with instructions and conclusions of the team leader and chief of the audit delegation;
dd) Maintain the discipline of the team and audit delegation according to regulations of State Auditor General.
2. State auditors who are members of the audit delegation have the following entitlements:
a) During the audit, state auditors have the right to act independently and only comply with law;
b) Request the audited unit and relevant entities to promptly and adequately provide information/documents related to the audit contents;
c) Using information and documents of collaborators; examine documents related operation of the audited unit; collect, protect documents and other evidence; examine the operation of the audited unit;
d) Preserve their opinions about the audit result and report to the chief of the audit delegation and team leader; report the chief auditor if they do not concur; report to the State Auditor General if the chief auditor does not concur;
dd) Request the chief of the audit delegation and team leader to provide explanation for changing their assessment, confirmation, and opinions written in the audit record or audit report;
e) Suggest the chief of the audit delegation and team leader requesting the audited unit to explain the issues related to the audit; suggest invitation of experts and collaborators where necessary;
g) Be provided with necessary equipment and conditions for carrying out the audit.
Article 43. Duties and responsibility of members of the audit delegation that are not state auditors
1. Members of the audit delegation that are not state auditors include:
a) Officials and civil servants of SAV;
b) Collaborators.
2. Members of the audit delegation that are not state auditors have the following duties and responsibility:
a) Perform the tasks given by the chief of the audit delegation and team leader;
b) Comply with law, audit standards, procedures, and method of SAV;
c) Take responsibility for fulfillment of their tasks to the chief of the audit delegation and team leader.
Section 4. AUDIT PROCEDURES
Article 44. Steps of an audit
1. Prepare the audit.
2. Carry out the audit.
3. Make and send the audit report.
4. Monitor, inspect the implementation of auditors’ opinions.
Article 45. Preparing the audit
1. Survey, collect information about the internal control system, financial status, and relevant information about the audited unit.
2. Assess the internal control system and collected information about the accounting unit to determine the targets, contents, scope, and method of audit.
3. Make the audit plan.
Article 46. Carrying out the audit
1. The audit delegation shall carry out the audit in accordance with the audit decision.
2. Members of the audit delegation shall apply audit methods to collect and assess audit evidence; carry out inspection, comparison, and confirmation; investigate entities related to the audit for the basis for making assessment, confirmation, and auditors’ opinions about the audited contents.
Article 47. Making and sending the audit report
1. Within 30 days from the end of the audit at the audited unit, SAV shall complete the draft audit report and send it to the audited unit for opinions.
2. Within 10 days from the receipt of the draft audit report, the audited unit must send opinions in writing to SAV; if the audited unit does not express any opinions by the said deadline, it will be considered that the audited unit agrees with the draft audit report.
3. The audit report shall be sent by SAV to the audited unit and relevant agencies according to regulations of State Auditor General within 45 days from the end of the audit. This deadline may be extended up to 60 days form the end of the audit.
4. Reports on audit of local government budget statements shall be sent to deputies of the National Assembly, the People’s Councils and the People’s Committees at the same administrative level; reports on audit of provincial budget statements shall also be sent to the Ministry of Finance.
Article 48. Making and sending reports on audit of state budget statements and annual consolidated audit reports of SAV
1. Reports on audit of state budget statements shall be made in accordance with Clauses 1, 2, 3 Article 47 of this Law.
2. The annual consolidated audit report of SAV shall be made on the basis of the reports on audit of state budget statements and consolidated audit results in the year of SAV.
3. SAV shall send reports on audit of state budget statements and annual consolidated audit report to the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, Ethnic Council, Committees of the National Assembly within 16 months after the end of the budget year, and also to the President, the Government, and the Prime Minister.
Article 49. Inspecting implementation of auditors’ opinions
1. SAV shall plan and organize inspection of accounting units’ implementation of opinions given by SAV.
2. The inspection of implementation of auditors’ opinions shall be carried out as follows:
a) Request the audited unit to submit a written report on implementation of auditors’ opinions.
b) Carry out inspection of the implementation of auditors’ opinions at the audited unit and relevant organizations/units.
3. SAV shall make and send the report on implementation of auditors’ opinions. Reports on implementation of opinions of SAV shall be sent in accordance with Clause 3 Article 48 of this Law.
Section 5. PUBLISHING OF AUDIT RESULT AND COMPLIANCE WITH AUDITORS’ OPINIONS
Article 50. Publishing of audit reports
1. An audit report shall be published after its issuance, except for the contents considered state secrets as defined by law.
2. State Auditor General shall organize the publishing of audit results in one or some of the following manners:
a) Press conference;
b) Posting on Official Gazette and the media
c) Posting on websites and publications of SAV;
d) Posting at the office of audited unit.
Article 51. Publishing of annual consolidated audit reports and compliance with auditors’ opinions
1. The annual report on consolidated audit results and compliance with opinions given by SAV shall be published after they are submitted to the National Assembly as prescribed by law.
2. The methods of publishing are prescribed in Points a, b, c Clause 2 Article 50 of this Law.
Section 6. AUDIT DOSSIER
Article 52. Audit dossier
1. Documents of each audit must be compiled into a dossier.
2. State Auditor General shall promulgate specific regulations on audit dossiers.
3. Every audit dossier must be archived within 12 months from the publishing date of the audit report.
4. Each audit dossier shall be kept in archive for at least 10 years, unless otherwise decided by a competent authority.
Article 53. Preservation and use of audit dossiers
1. Audit dossiers must be preserved in full and safely.
2. Audit dossiers may only be used in the following cases:
a) At the request of People’s Court, the People’s Procuracy, investigation agency, and relevant agencies as prescribed by law;
b) There is a request for audit quality assessment; complaints about audit reports; making of next period’s audit plan, and other demands under decisions of State Auditor General.
Article 54. Destruction of audit dossiers
1. Audit dossiers shall be destroyed under decisions of State Auditor General after the expiration of retention period, unless otherwise decided by a competent authority.
2. State Auditor General shall decide establishment of a Destruction Council in charge of destruction of expired audit dossiers. The Destruction Council must check and compile a list audit dossiers to be destroyed and make a record on destruction of expired audit dossiers.
3. Audit dossiers shall be destroyed in accordance with law.
Chapter V
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF AUDITED UNITS
Article 55. Audited unit
Audited units include:
1. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and other central regulatory agencies.
2. Agencies assigned to execute state budget receipts and expenditures at various administrative levels.
3. The People’s Councils, the People’s Committees, other local regulatory agencies
4. Units of the People’s armed forces.
5. Units in charge of management, use of national reserve; off-budget financial fund.
6. Political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations using funding provided by the State.
7. Public service agencies.
8. Organizations in charge of national property management.
9. Management boards of projects whose funding is provided by or derived from state budget.
10. Enterprises over 50% charter capital of which is held by the State. With regard to enterprises ≤50% charter capital of which is held by the State, State Auditor General shall decide appropriate audit targets, criteria, contents, and methods where necessary.
11. Units receiving subsidies from the State, units whose debts are guaranteed by the State other than enterprises that manage, use state capital and/or state property. These units may hire audit firms; audit firms must carry out the audits in accordance with the state audit standards and procedures, then send audit reports to SAV.
12. Agencies in charge of managing, using public debts.
Article 56. Rights of audited units
1. Request the audit delegation to present the audit decision, state auditors to present state auditor’s card.
2. Refuse to provide information and documents that are not relevant to the audit contents; request replacement of members of the audit delegation if there is evidence that such members are not honest or objective while performing their duties or are not qualified as members of the audit delegation according to Article 28 of this Law.
3. Provide written explanation of the issues mentioned in the draft audit report if it is deemed unsatisfactory.
4. File complaints against acts of member of the audit delegation during the audit on the grounds that such acts are illegitimate.
5. File complaints against assessment, confirmation, and opinions of auditors in the audit report on the grounds that they are illegitimate.
6. Request SAV to pay compensation for damage as prescribed by law.
7. Exercise other rights prescribed by law.
Article 57. Duties of audited units
1. Comply with the audit decision.
2. Promptly, adequately make and send financial statements, reports on use of capital, project management; revenue and expenditure plan, report on execution and statement of budget to SAV on request.
3. Promptly and adequately provide information, documents serving the audit at the request of SAV and state auditors; take responsibility for the accuracy, truthfulness, and objectiveness of the information, documents provided.
4. Respond and explain the issues related to the audit contents at the request of the audit delegation and state auditors.
5. Sign the audit record.
6. Comply with opinions given by SAV with regard to management, use of public finance and/or public property; take measures for overcoming the weaknesses according to the opinions of SAV; submit a written report on compliance with such opinions to SAV.
7. Comply with opinions given by SAV while awaiting settlement of complaints, unless State Auditor General or a competent authority suspends the implementation of opinions given by SAV.
Article 58. Responsibility to send financial statements, state budget statements, and budget estimates of audited units
1. At the end of the budget year, budget estimate units level I of central government budget, the People’s Committees of provinces, and audited units shall send their financial statements, state budget statements, and budget estimates of the next year to SAV.
2. The Ministry of Finance, Departments of Finance of provinces shall send reports on execution of budget estimates in the year to SAV.
3. State Auditor General shall specify time and location for receiving reports as prescribed by law.
Chapter VI
ASSURANCE OF OPERATION OF SAV
Article 59. Funding and infrastructure and equipment of SAV
1. The State shall provide sufficient funding, infrastructure and equipment for SAV as prescribed by law. Estimates of funding for SAV shall be made by SAV and sent to the Government for consolidation and submission to the National Assembly.
2. Management, provision, and use of funding for SAV shall comply with regulations of law on state budget.
Article 60. Payroll of SAV
The payroll of SAV shall be decided by Standing Committee of the National Assembly at the request of State Auditor General.
Article 61. Investment in modernization of SAV’s activities
The State shall have policies on investment in development of infrastructure, information technology, and other equipment to facilitate organization and operation of SAV and serve international integration.
Article 62. Benefits of officials of SAV
Salaries, allowances, clothing, and priority of officials of SAV shall be prescribed by Standing Committee of the National Assembly.
Chapter VII
RESPONSIBILITY OF OTHER ENTITIES TO OPERATION OF SAV
Article 63. Responsibility of the National Assembly to SAV
1. The National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, Ethnic Council, Committees of the National Assembly, deputies of the National Assembly, within their competence, shall supervise operation of SAV as prescribed by law.
2. State Auditor General shall report audit results and works of SAV to the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly; make reports, explanation; provide documents; consider and respond to suggestions of electronic invoices, Committees of the National Assembly, deputies of the National Assembly; respond to enquiries of deputies of the National Assembly before the National Assembly or Standing Committee of the National Assembly.
Article 64. Responsibility of the Government to SAV
The Government, Ministries, and ministerial agencies, within their competence, shall cooperate with SAV in organizing state audits; request relevant agencies to make report compliance to opinions given by SAV.
Article 65. Responsibility of investigation agencies and the People’s Procuracies
Investigation agencies and the People’s Procuracies shall handle the suspected criminal cases discovered by SAV within their competence.
Article 66. Responsibility of the People’s Councils
The People’s Councils shall supervise compliance with opinions given by SAV locally.
Article 67. Responsibility of the People’s Committees
1. Request local agencies to promptly and adequately provide information, documents serving operation of SAV.
2. Request local agencies comply with and make reports on compliance to opinions given by SAV.
Article 68. Responsibility of entities relevant to state audit activities
1. Entities relevant to state audit activities have the responsibility to promptly and adequately provide information, documents serving the audit at the request of SAV and state auditors; take responsibility for the accuracy, truthfulness, and objectiveness of the information, documents provided.
2. Relevant entities have the responsibility to comply with opinions given by SAV and send reports to SAV.
3. The Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, other agencies of the Government, the People’s Committees of provinces have the responsibility to promptly and adequately provide information, documents for SAV to perform the tasks mentioned in Clause 4 Article 10 of this Law.
Chapter VIII
COMPLAINTS, DENUNCIATION, AND PENALTIES FOR VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON GORVERNMENTAL AUDIT ACTIVITIES
Article 69. Complaints and settlement of complaints about state audit activities
1. Complaints and settlement of complaints about state audit activities shall comply with regulations of law on complaints.
2. Complaints and settlement of complaints about audited units:
a) During the audit process, the audited unit is entitled to file complaints to State Auditor General about acts of the chief of the audit delegation, team leader, and members of the audit delegation if there is evidence that such acts are illegitimate and negatively affect its the lawful rights and interests;
b) Within 30 days from the receipt of the audit report, the audited unit is entitled to file complaints to State Auditor General about the assessment, confirmation, auditors’ opinions in the audit report if there is evidence that they are illegitimate and negatively affect its the lawful rights and interests;
c) Procedures for settling audit-related complaints shall comply with regulations of the Law on complaints;
d) Rights and obligations of the complainers, defenders, complaint handlers, lawyers, legal assistants, implementation of effective decision on complaint settlement, and prohibited acts are specified in the Law on complaints.
Article 70. Denunciations and settlement of denunciations about state audit activities
Denunciations and settlement of denunciations about state audit activities shall comply with regulations of law on denunciations.
Article 71. Actions against violations
Entities that commit violations against regulations of law on state audit shall be dealt with as prescribed by law depending on the nature and severity of the violations.
Chapter IX
IMPLEMENTATION
Article 72. Effect
1. This Law comes into force from January 01, 2016.
Audit of enterprises over 50% charter capital of which is held by the State which is already included in the audit plan of 2015 shall be implemented until the audit plan is completed.
2. The Law on SAV No. 37/2005/QH11 expires from the effective date of this Law.
Article 73. Elaboration
Standing Committee of the National Assembly and State Auditor General shall elaborate given Articles and clauses of this Law.
This Law is ratified by the 13th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam during the 9th session on June 24, 2015.
|
PRESIDENT OF NATIONAL ASSEMBLY |
Lược đồ
Lược đồ văn bản giúp bạn xác định vị trí của văn bản hiện tại trong mối quan hệ với các văn bản liên quan, bao gồm các văn bản ban hành trước và sau, từ đó nắm bắt nhanh các quy định hiện hành và các quy định đã được ban hành trước và sau.
Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015
Cơ quan ban hành: Quốc hội
Số hiệu: 81/2015/QH13
Loại văn bản: Luật
Ngày ban hành: 24/06/2015
Lĩnh vực: Kế toán - Kiểm toán
Ngày đăng công báo: 27/07/2015
Số công báo: Từ số 865 đến số 866
Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Hiệu lực
Cung cấp thông tin về văn bản gồm ngày ban hành, ngày có hiệu lực, ngày hết hiệu lực, trạng thái hiệu lực của văn bản, cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi văn bản này.
Văn bản liên quan
Tổng hợp toàn bộ các văn bản có liên quan đến Văn bản đang xem, phân loại để dễ theo dõi danh mục văn bản theo từng kiểu liên quan đến Văn bản đang xem.