Nhập từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Nghị định 10/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan thuộc Chính phủ

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • Lược đồ
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Tải về

Thuộc tính Nghị định 10/2016/NĐ-CP

Số hiệu: 10/2016/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Cơ quan ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày công báo: 15/02/2016 Số công báo: Từ số 181 đến số 182
Ngày ban hành: 01/02/2016 Ngày có hiệu lực: 20/03/2016
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày hết hiệu lực:
Lĩnh vực: Bộ máy hành chính

Tóm tắt văn bản

Nghị định 10/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan thuộc Chính phủ. Nghị định cũng đề cập đến chế độ làm việc và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan này, nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả và thống nhất trong hệ thống hành chính nhà nước.

1. Vị trí và chức năng của cơ quan thuộc Chính phủ

Cơ quan thuộc Chính phủ được thành lập bởi Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và cung cấp một số dịch vụ công quan trọng cần sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Các cơ quan này chịu sự quản lý nhà nước của các bộ chuyên ngành, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong lĩnh vực chuyên môn.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

  • Xây dựng chiến lược, chương trình, quy hoạch, và kế hoạch phát triển.
  • Triển khai các dịch vụ công theo nhiệm vụ được giao.
  • Thực hiện hợp tác quốc tế và chỉ đạo chương trình cải cách hành chính theo các mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ.
  • Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Nghị định.
  • Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, tài chính và tài sản.
  • Thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trong ngành, lĩnh vực được phân công.
  • Đảm nhiệm các nhiệm vụ khác do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ giao.

3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ bao gồm các ban, văn phòng và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc (nếu có). Một số điểm nổi bật:

  • Ban: Hoạt động theo chế độ thủ trưởng, không có con dấu riêng, có thể có phòng trực thuộc và hoạt động theo quy định cụ thể của Chính phủ.
  • Văn phòng: Có con dấu riêng, cơ cấu tổ chức có thể bao gồm phòng hoặc đội.
  • Số lượng cấp phó: Không quá 3 người. Trong trường hợp đặc biệt, Chính phủ sẽ quyết định phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/03/2016.

Tải Nghị định 10/2016/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ quan thuộc Chính phủ.

 

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ; chế độ làm việc và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ.

2. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan thuộc Chính phủ.

Điều 2. Vị trí và chức năng

1. Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ; thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo.

2. Cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Về chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch:

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án quan trọng của cơ quan; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

c) Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Về tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao:

a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia; ban hành tiêu chí chất lượng và cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ công được Chính phủ giao theo quy định của pháp luật;

b) Công bố tiêu chuẩn cơ sở; ban hành quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật để triển khai các dịch vụ công được Chính phủ giao;

c) Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ công được Chính phủ giao theo đúng quy định của pháp luật;

d) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các dịch vụ công đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

3. Về hợp tác quốc tế:

a) Đề xuất việc ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế, tạm đình chỉ việc thực hiện điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;

c) Ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ theo quy định của pháp luật;

đ) Tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

4. Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

5. Về chế độ thông tin, báo cáo:

a) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị, chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực được giao;

b) Thực hiện chế độ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

6. Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng người làm việc, vị trí việc làm, cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch, chức danh nghề nghiệp:

a) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan;

b) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị trực thuộc;

c) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;

d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật; quy định thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc;

đ) Xây dựng Danh mục vị trí việc làm, cơ cấu công chức, viên chức theo chức danh nghề nghiệp để xác định số lượng viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập hàng năm của cơ quan gửi Bộ Nội vụ theo quy định của pháp luật;

e) Quản lý vị trí việc làm và số lượng công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan theo quy định của pháp luật;

g) Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong hoạt động của cơ quan;

h) Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;

i) Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan tới công chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

7. Về quản lý tài chính, tài sản:

a) Lập dự toán ngân sách hằng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm của cơ quan để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng cơ chế tài chính, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách của cơ quan trong lĩnh vực được giao;

c) Thực hiện công tác quản lý tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật;

d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước giao.

8. Được giao thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Cơ cấu tổ chức

1. Cơ cấu tổ chức gồm:

a) Ban;

b) Văn phòng;

c) Các tổ chức sự nghiệp khác trực thuộc (nếu có).

2. Tổ chức quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này hoạt động theo chế độ thủ trưởng, không có con dấu riêng, có thể có phòng trực thuộc và được quy định cụ thể tại Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan thuộc Chính phủ.

3. Văn phòng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này có con dấu riêng; cơ cấu tổ chức của Văn phòng có phòng hoặc đội.

4. Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này không quá 03 người.

5. Trong trường hợp đặc biệt, nếu tổ chức trực thuộc có tên gọi khác, Chính phủ sẽ xem xét, quyết định cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan thuộc Chính phủ.

Điều 5. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ

1. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật.

2. Cấp phó của người đứng đầu do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu; có trách nhiệm giúp người đứng đầu chỉ đạo, giải quyết một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Nhiệm vụ của cấp phó do người đứng đầu phân công.

3. Số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ không quá 04 người.

Trong trường hợp do sáp nhập cơ quan thuộc Chính phủ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển của cơ quan có thẩm quyền, số lượng cấp phó có thể nhiều hơn nhưng không quá 05 người và do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

4. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ không ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ

1. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình; chịu trách nhiệm khi có những khuyết điểm về quản lý và để xảy ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.

2. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của cơ quan mình phụ trách và việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề vượt quá thẩm quyền; tham dự các phiên họp Chính phủ khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu; phối hợp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khác, cơ quan trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 7. Chế độ làm việc của cơ quan thuộc Chính phủ

1. Cơ quan thuộc Chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng.

2. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2016.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (3b). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

Lược đồ

Lược đồ văn bản giúp bạn xác định vị trí của văn bản hiện tại trong mối quan hệ với các văn bản liên quan, bao gồm các văn bản ban hành trước và sau, từ đó nắm bắt nhanh các quy định hiện hành và các quy định đã được ban hành trước và sau.

Văn bản được hướng dẫn (0)
Là văn bản ban hành trước, có hiệu lực pháp lý cao hơn <<Văn bản đang xem>>, và được <<Văn bản đang xem>> hướng dẫn hoặc quy định chi tiết nội dung
Văn bản được hợp nhất (0)
Là văn bản ban hành trước, bao gồm các văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung, được <<Văn bản đang xem>> hợp nhất nội dung lại với nhau.
Văn bản bị sửa đổi bổ sung (0)
Là văn bản ban hành trước, bị <<Văn bản đang xem>> sửa đổi, bổ sung một số nội dung.
Văn bản bị đính chính (0)
Là văn bản ban hành trước, bị <<Văn bản đang xem>> đính chính các sai sót như căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày,...
Văn bản bị thay thế (0)
Là văn bản ban hành trước, bị <<Văn bản đang xem>> quy định thay thế, bãi bỏ toàn bộ nội dung
Văn bản được dẫn chiếu (0)
Là văn bản ban hành trước, trong nội dung của <<Văn bản đang xem>> có quy định dẫn chiếu trực tiếp đến điều khoản hoặc nhắc đến nó
Văn bản được căn cứ (0)
Là văn bản ban hành trước <<Văn bản đang xem>>, bao gồm các văn bản quy định thẩm quyền, chức năng của cơ quan ban hành <<Văn bản đang xem>>, văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định nội dung, cơ sở để ban hành <<Văn bản đang xem>>.
Văn bản đang xem

Nghị định 10/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan thuộc Chính phủ


Cơ quan ban hành: Chính phủ

Số hiệu: 10/2016/NĐ-CP

Loại văn bản: Nghị định

Ngày ban hành: 01/02/2016

Hiệu lực: 
20/03/2016

Lĩnh vực: Bộ máy hành chính

Ngày đăng công báo: 15/02/2016

Số công báo: Từ số 181 đến số 182

Người ký: Nguyễn Tấn Dũng

Tình trạng hiệu lực: 
Còn hiệu lực
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Là bản dịch Tiếng Anh của <<Văn bản đang xem>>
Văn bản hướng dẫn (0)
Là văn bản ban hành sau, có hiệu lực pháp lý thấp hơn Văn bản đang xem, được ban hành để hướng dẫn hoặc quy định chi tiết nội dung của <<Văn bản đang xem>>
Văn bản hợp nhất (0)
Là văn bản ban hành sau, hợp nhất lại nội dung của Văn bản đang xem và văn bản sửa đổi, bổ sung của <<Văn bản đang xem>>
Văn bản sửa đổi bổ sung (0)
Là văn bản ban hành sau, sửa đổi, bổ sung một số nội dung của <<Văn bản đang xem>>
Văn bản đính chính (0)
Là văn bản ban hành sau, nhằm đính chính các sai sót như căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày,... của <<Văn bản đang xem>>.
Văn bản thay thế (0)
Là văn bản ban hành sau, có quy định đến việc thay thế, bãi bỏ toàn bộ nội dung của <<Văn bản đang xem>>

Hiệu lực

Cung cấp thông tin về văn bản gồm ngày ban hành, ngày có hiệu lực, ngày hết hiệu lực, trạng thái hiệu lực của văn bản, cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi văn bản này.


Nghị định 10/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan thuộc Chính phủ

Hiệu lực liên quan

Văn bản thay thế (2)

Văn bản liên quan

Tổng hợp toàn bộ các văn bản có liên quan đến Văn bản đang xem, phân loại để dễ theo dõi danh mục văn bản theo từng kiểu liên quan đến Văn bản đang xem.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất
Liên hệ theo SĐT Liên hệ qua Facebook Messenger Liên hệ qua Email
Mở Đóng