Nhập từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...
Nghị định 70/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế Quân đội Công an nhân dân người làm cơ yếu
- Tóm tắt
- Nội dung
- Lược đồ
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Tải về
Thuộc tính Nghị định 70/2015/NĐ-CP
Số hiệu: | 70/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày công báo: | 14/09/2015 | Số công báo: | Từ số 981 đến số 982 |
Ngày ban hành: | 01/09/2015 | Ngày có hiệu lực: | 15/10/2015 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực | Ngày hết hiệu lực: | |
Lĩnh vực: | Y tế - Sức khỏe |
Tóm tắt văn bản
Ngày 01 tháng 09 năm 2015, Chính Phủ ban hành Nghị định số 70/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu.
Tải Nghị định 70/2015/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2015 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN VÀ NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tếngày 13 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
Chính phủ ban hành Nghị định quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đối vớiQuân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu.
Chương I
PHẠM VI ĐIỀUCHỈNH, ĐỐI TƯỢNG, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN, MỨC ĐÓNG, TRÁCH NHIỆM ĐÓNG, PHƯƠNG THỨCĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm2014 (sau đây gọi chung là Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung) đối vớicác đối tượng là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu quyđịnh tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổsung, gồm: Lộ trình thực hiện; mức đóng, trách nhiệm đóng và phương thức đóngbảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế; phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế;khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; quản lý, sử dụng phần kinh phí dành chokhám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; giám định bảo hiểm y tế; thanh toán, quyếttoán bảo hiểm y tế.
2. Thực hiện bảo hiểm y tế đối vớicác đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này chỉ thay thế phương thức thựchiện và nguồn bảo đảm tài chính trong khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên từ ngânsách nhà nước sang quỹ bảo hiểm y tế. Các khoản ngân sách nhà nước bảo đảm chocác nhiệm vụ khác về quân y, y tế của Quân đội, Công an, Cơ yếu vẫn thực hiệntheo quy định tại các Nghị định của Chính phủ, gồm Nghị định số 123/2003/NĐ-CPngày 22 tháng 10 năm 2003 quy định về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quânnhân tại ngũ và Nghị định số 65/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2009 sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 123/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2003;Nghị định số 13/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2013 quy định về tiêu chuẩn vậtchất hậu cần của lực lượng tầu ngầm chiến dịch; Nghị định số 18/2013/NĐ-CP ngày21 tháng 02 năm 2013 quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạsĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân và Nghị định số 32/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mộtsố điều của Luật Cơ yếu về chế độ chính sách đối với người làm công tác cơ yếuvà các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Việc bảo đảm y tế cho nhiệm vụ sẵnsàng chiến đấu, thảm họa và thời chiến đối với Quân đội, Công an, Cơ yếu thựchiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Điều 2. Đối tượngtham gia bảo hiểm y tế
1. Quân nhân tham gia bảo hiểm y tếgồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệpđang tại ngũ;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ.
2. Công an nhân dân tham gia bảo hiểm y tế gồm:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩquan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân;
b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong lực lượngcông an nhân dân;
c) Học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từngân sách nhà nước.
3. Người làm công tác cơ yếu tham gia bảo hiểm y tếgồm:
a) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đốivới quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ;
b) Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sáchnhà nước theo chế độ, chính sách như đối với học viên Quân đội;
c) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đốivới quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương.
Điều 3. Lộ trình thực hiện bảo hiểmy tế
1. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thựchiện bảo hiểm y tế đối với 100% các đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều2 Nghị định này.
2. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến31 tháng 12 năm 2015, thực hiện bảo hiểm y tế đối với 15%; từ ngày 01 tháng 01năm 2016, thực hiện bảo hiểm y tế ít nhất 30% các đối tượng quy định tại Điều 2Nghị định này, trừ đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
3. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, thực hiện bảo hiểmy tế ít nhất 60% các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này, trừ đối tượngquy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, thực hiện bảo hiểmy tế đối với 100% các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này.
5. Căn cứ lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế quy địnhtại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công anquyết định cụ thể đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý tham gia bảo hiểm y tế.
Điều 4. Mức đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng được quy địnhnhư sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng đối với các đối tượngquy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm a Khoản 2; các Điểm a và c Khoản 3 Điều 2Nghị định này;
b) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượngquy định tại Điểm b Khoản 1; các Điểm b và c Khoản 2; Điểm b Khoản 3 Điều 2Nghị định này.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Quốcphòng chủ trì, phối hợp Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng BộTài chính và Thủ trưởng cơ quan có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mứcđóng bảo hiểm y tế phù hợp.
Điều 5. Trách nhiệm đóng, phươngthức đóng bảo hiểm y tế
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ phần kinh phíđóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này theophân cấp ngân sách hiện hành.
2. Hằng năm, căn cứ theo lộ trình quy định tại Điều3 Nghị định này, các Bộ, cơ quan Trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phươngxây dựng dự toán kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng quản lý quy địnhtại Điều 2 Nghị định này, tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước của đơn vịgửi về cơ quan tài chính cùng cấp và quyết toán theo quy định của Luật Ngânsách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
3. Đầu mỗi quý, các cơ quan, đơn vị quản lý đốitượng thực hiện đóng bảo hiểm y tế về Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểmxã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sauđây gọi tắt là Bảo hiểm xã hội tỉnh).
Chương II
THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 6. Thẻ bảo hiểm y tế
1. Mẫu thẻ, phôi thẻ bảo hiểm y tế được thực hiệnnhư sau:
a) Mẫu thẻ bảo hiểm y tế của các đối tượng quy địnhcác Khoản 1 và 2, các Điểm a và b Khoản 3 Điều 2 Nghị định này là mẫu riêng, doBảo hiểm xã hội Việt Nam quy định sau khi đã thống nhất với Bộ Quốc phòng, BộCông an, Bộ Y tế;
b) Phôi thẻ bảo hiểm y tế của các đối tượng quyđịnh tại Khoản 1, các Điểm a và b Khoản 3 Điều 2 Nghị định này do Bảo hiểm xãhội Bộ Quốc phòng phát hành và quản lý; của các đối tượng quy định tại Khoản 2Điều 2 Nghị định này do Bảo hiểm xã hội Bộ Công an phát hành và quản lý;
2. Mẫu thẻ và phôi thẻ bảo hiểm y tế của đối tượngquy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 2 Nghị định này do Bảo hiểm xã hội Việt Namphát hành và quản lý.
2. Quyền lợi được hưởng bảo hiểm y tế được tính từngày thẻ có giá trị sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.
Điều 7. Cấp thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế của các đối tượng quy định tạiĐiều 2 Nghị định này thuộc Bộ Quốc phòng quản lý do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốcphòng cấp; thuộc Bộ Công an quản lý do Bảo hiểm xã hội Bộ Công an cấp; thuộccác Bộ, ngành khác hoặc địa phương do Bảo hiểm xã hội tỉnh cấp.
2. Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế thực hiện theo Điều17 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung.
Điều 8. Cấp lại, đổi thẻ bảo hiểmy tế
1. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp mấtthẻ và được thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật Bảo hiểm y tế đã đượcsửa đổi, bổ sung.
2. Việc đổi thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện theoĐiều 19 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung.
Điều 9. Thu hồi, tạm giữ thẻ bảohiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế của các đối tượng quy định tạiĐiều 2 Nghị định này bị thu hồi trong trường hợp:
a) Thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công annhân dân, tổ chức cơ yếu;
b) Chuyển sang chế độ phục vụ khác không phải làquân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu;
c) Thẻ bảo hiểm y tế cấp trùng số, trùng đối tượng;
d) Thẻ bảo hiểm y tế cấp không đúng đối tượng làquân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu.
2. Đơn vị quản lý đối tượng quy định tại Điều 2Nghị định này có trách nhiệm thu hồi thẻ bảo hiểm y tế trong các trường hợp nêutại Khoản 1 Điều này, báo cáo với cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ để giảmtrừ tiền đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng đó.
3. Thẻ bảo hiểm y tế của các đối tượng quy định tạiĐiều 2 Nghị định này bị tạm giữ trong trường hợp người khác sử dụng đi khámbệnh, chữa bệnh.
Người được giao quản lý thẻ hoặc người có thẻ bảohiểm y tế cho người khác mượn thẻ phải chịu hình thức kỷ luật của Quân đội,Công an, Cơ yếu và phải bồi hoàn toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có).
Chương III
PHẠM VI, MỨC HƯỞNG BẢOHIỂM Y TẾ
Điều 10. Phạm vi được hưởngbảo hiểm y tế
1. Phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế đối với các đốitượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều21 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung.
2. Ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế quy địnhtại Khoản 1 Điều này và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 củaLuật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung, các đối tượng quy định tại Điều 2Nghị định này còn được chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh khác bao gồm:Thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và các dịch vụkỹ thuật y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo chỉ định của chuyên môn.
3. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản2 Điều này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh,chữa bệnh của các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này; trường hợp nguồnkinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Điều 11. Mức hưởng bảo hiểm ytế
1. Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định nàykhi đi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm viđược hưởng quy định tại Điều 10 Nghị định này, với mức hưởng 100% chi phí khámbệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một sốthuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của Bộ trưởngBộ Y tế đối với các trường hợp sau:
a) Khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại các Điều26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung và Điều 15 Nghịđịnh này;
b) Khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện,hoặc chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương đốivới trường hợp đang công tác hoặc cư trú thường xuyên tại vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội khó khăn, hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn, hoặc công tác, cư trú tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữabệnh không đúng tuyến;
c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nếu đăng ký khámbệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặcbệnh viện tuyến huyện và tương đương khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tếtuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đươngtrong phạm vi cả nước;
d) Điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh vàtương đương từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước.
2. Đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghịđịnh này thuộc diện quản lý của Trung ương, hoặc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,hoặc của tỉnh, thành phố thì ngoài quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm ytế, còn được thực hiện theo quy định của Trung ương, hoặc của Bộ Quốc phòng, BộCông an, hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định nàytự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến thì được quỹ bảo hiểm y tế thanhtoán trong phạm vi được hưởng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, vớimức hưởng như sau:
a) 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyếnTrung ương, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyếntỉnh và tương đương từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31tháng 12 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điềunày;
c) 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh việntuyến huyện và tương đương từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày31 tháng 12 năm 2015, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2Điều này;
d) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và phầncòn lại của chi phí điều trị nội trú quy định tại các Điểm a và b Khoản này;phần còn lại của chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm c Khoản này vàchi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này (nếucó) do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầuhoặc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế xã hội hóa tại các cơ sở khám bệnh, chữabệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởngtheo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; phần chi phí còn lại do ngườibệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Chi phí vận chuyển
a) Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thanhtoán chi phí vận chuyển cho các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khicấp cứu hoặc đang Điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật trongtrường hợp: Chuyển từ tuyến huyện và tương đương trở lên lên tuyến trên; chuyểnngang tuyến; chuyển từ tuyến trên xuống tuyến dưới đến tuyến huyện và tươngđương theo chỉ định chuyên môn hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ;
b) Mức hưởng chi phí vận chuyển giao Bộ trưởng BộQuốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyđịnh;
c) Hồ sơ, thủ tục thanh toán chi phí vận chuyển:
Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh phải có lệnh hoặc phiếu điều xe của cơ sở khám bệnh, chữabệnh chuyển đi, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận.
Trường hợp không sử dụng phương tiện của cơ sở khámbệnh, chữa bệnh chuyển đi phải có phiếu chi tiền vận chuyển cho người bệnh vàđược lưu trong hồ sơ quyết toán.
Điều 12. Các trường hợp không đượchưởng bảo hiểm y tế
1. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tếthực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổsung.
2. Trường hợp đặc thù do hoạt động, thực hiện nhiệmvụ quốc phòng - an ninh của quân nhân, công an nhân dân và người làm công táccơ yếu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Côngan, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Chương IV
TỔ CHỨC KHÁM BỆNH, CHỮABỆNH VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 13. Đăng ký khám bệnh, chữabệnh bảo hiểm y tế
1. Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định nàyđược đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định tại Điều26 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung tại một trong các cơ sở khámbệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu thuận tiện nơi công tác, làm việc hoặc nơicư trú; nếu đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu trong hệ thốngquân y, y tế công an nhân dân thì được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng BộQuốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị địnhnày thuộc diện quản lý của Trung ương được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầutại các bệnh viện được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cán bộ do Trung ươngquản lý; thuộc diện quản lý của tỉnh, thành phố được đăng ký khám bệnh, chữabệnh ban đầu tại Phòng khám của Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố.
2. Thủ tục đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu củađối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Đầu quý IV hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Namcung cấp cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an danhsách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu trên toàn quốc, baogồm cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Cơ quan Bảohiểm xã hội có trách nhiệm thông báo cho các đơn vị tới các đối tượng quy địnhtại Điều 2 Nghị định này;
b) Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định nàylựa chọn nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu phù hợp và đăng ký vào Tờkhai cấp thẻ bảo hiểm y tế;
c) Đơn vị được giao nhiệm vụ lập danh sách đề nghịcấp thẻ bảo hiểm y tế có nội dung nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu củacác đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này và chuyển về Bảo hiểm xã hội BộQuốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội tỉnh;
d) Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hộiBộ Công an, Bảo hiểm xã hội tỉnh xác nhận nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầutrên thẻ bảo hiểm y tế và chuyển cho đơn vị để cấp cho các đối tượng quy địnhtại Điều 2 Nghị định này.
3. Trường hợp các đối tượng quy định tại Điều 2Nghị định này đi công tác, nghỉ phép tại nơi khác thì được khám bệnh, chữa bệnhtại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuận tiện nhất và được hưởngquyền lợi bảo hiểm y tế như đúng nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tếban đầu.
Điều 14. Chuyển tuyến điều trị
1. Việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữabệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Bảo hiểm ytế đã được sửa đổi, bổ sung và quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, hoặc theo yêucầu nhiệm vụ.
2. Đối với việc chuyển tuyến chuyên môn trong cáccơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đượcthực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Trường hợp cần chuyển tuyến theo yêu cầu nhiệmvụ, cơ quan, đơn vị quản lý các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này cóyêu cầu bằng văn bản và phải đảm bảo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được chuyển đếncó khả năng chuyên môn đáp ứng yêu cầu điều trị của người bệnh.
4. Thủ tục chuyển tuyến:
a) Chuyển tuyến thông thường thực hiện theo quyđịnh của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Chuyển tuyến theo yêu cầu nhiệm vụ, ngoài hồ sơquy định tại Điểm a Khoản này còn phải có thêm văn bản đề nghị của đơn vị quảnlý đối tượng.
Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữabệnh bảo hiểm y tế
1. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đượcthực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổsung.
2. Trường hợp đi công tác, nghỉ phép, ngoài quyđịnh tại Khoản 1 Điều này người bệnh phải xuất trình thêm giấy công tác, hoặc giấynghỉ phép còn giá trị sử dụng, chậm nhất là trước khi ra viện.
3. Trường hợp làm nhiệm vụ đột xuất hoặc hành quândã ngoại, ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, người bệnh phải xuất trình thêmgiấy giới thiệu của đơn vị quản lý, chậm nhất là trước khi ra viện.
4. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế thuộcđối tượng khác được tuyển chọn vào Quân đội, Công an, tổ chức cơ yếu thuộc cácđối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này, trong thời gian chưa được cấp thẻbảo hiểm y tế mà đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy tờ chứng minh vềnhân thân có ảnh và lệnh gọi nhập ngũ, hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Trường hợp đang trong thời gian chờ cấp lại, đổithẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình giấy giới thiệu của đơn vị có ghi rõ mãthẻ bảo hiểm y tế hoặc giấy xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi phát hànhthẻ bảo hiểm y tế.
Điều 16. Hợp đồng khám bệnh, chữabệnh bảo hiểm y tế
1. Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đượcthực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổsung.
2. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hộiBộ Công an, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Trung tâm giám định bảo hiểm y tế và thanhtoán đa tuyến có trách nhiệm ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế vớicác cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện theo quy định của Luật Khám bệnh,chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế, các Bộ, ngành, địa phươngtrên địa bàn để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng quy định tạiĐiều 2 Nghị định này.
3. Thủ tục, hồ sơ ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnhbảo hiểm y tế
a) Người đứng đầu Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng,Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Trung tâm giám định bảo hiểmy tế và thanh toán đa tuyến ký hợp đồng trực tiếp với Giám đốc bệnh viện, hoặcThủ trưởng đơn vị quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để tổ chức thực hiện khámbệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong đơn vị;
b) Hồ sơ ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểmy tế, gồm: Giấy phép hoạt động của cơ sở y tế; quyết định phân hạng cơ sở khámbệnh, chữa bệnh (nếu có) và văn bản đề nghị của đơn vị tham gia ký hợp đồng.
Điều 17. Giám định bảo hiểm ytế
1. Giám định bảo hiểm y tế đối với các đối tượngquy định tại Điều 2 Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 29 củaLuật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung.
2. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hộiBộ Công an tổ chức giám định bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tạiĐiều 2 Nghị định này trừ đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 3, khám bệnh, chữabệnh tại cơ sở y tế ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với Bảo hiểmxã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện giám định bảohiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khám bệnh,chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảohiểm y tế với Bảo hiểm xã hội tỉnh và báo cáo kết quả giám định về Bảo hiểm xãhội Việt Nam; đồng thời, thông báo kết quả giám định cho Bảo hiểm xã hội BộQuốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an.
4. Trung tâm giám định bảo hiểm y tế và thanh toánđa tuyến thực hiện giám định bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tạiĐiều 2 Nghị định này khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợpđồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với Trung tâm giám định bảo hiểm y tếvà thanh toán đa tuyến và thông báo kết quả giám định cho Bảo hiểm xã hội BộQuốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an.
Điều 18. Phương thức thanh toán,tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữabệnh bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đượcthực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổsung và Điều 5 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế(sau đây viết tắt là Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ).
2. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểmy tế được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Luật Bảo hiểm y tế đã đượcsửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:
a) Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hộiBộ Công an thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với cácđối tượng do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an cấp thẻbảo hiểm y tế khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồngkhám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểmxã hội Bộ Công an;
b) Bảo hiểm xã hội tỉnh, Trung tâm giám định bảohiểm y tế và thanh toán đa tuyến thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảohiểm y tế đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 2 Nghị định này vàcác đối tượng do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an cấpthẻ bảo hiểm y tế khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợpđồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Trung tâmgiám định bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến và thực hiện thanh toán đa tuyếnvới Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an.
3. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khámbệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội với cơ sở khám bệnh,chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Luật Bảohiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung và các quy định cụ thể sau:
a) Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hộiBộ Công an thực hiện tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữabệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xãhội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnhbảo hiểm y tế;
b) Bảo hiểm xã hội tỉnh, Trung tâm giám định bảohiểm y tế và thanh toán đa tuyến thực hiện tạm ứng, thanh toán, quyết toán chiphí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bảohiểm xã hội tỉnh, Trung tâm giám định bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến kýhợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
c) Hằng quý, căn cứ vào số liệu quyết toán chi phíkhám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm trước của các đối tượng quy định tạiĐiều 2 Nghị định này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất với Bảo hiểm xã hộiBộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an mức trích chuyển kinh phí khám bệnh,chữa bệnh bảo hiểm y tế để Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm ứng và thanh toán chiphí khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định nàytrừ đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 3 khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sởkhông ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với Bảo hiểm xã hội BộQuốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an.
4. Quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểmy tế đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
a) Hằng quý, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Trung tâm giámđịnh bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến tổng hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnhcủa các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khám bệnh, chữa bệnh tại cơsở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với Bảohiểm xã hội tỉnh, Trung tâm giám định bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến, báocáo quyết toán với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
b) Hằng quý, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảohiểm xã hội Bộ Công an thực hiện quyết toán với Bảo hiểm xã hội Việt Nam chiphí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của các đối tượng quy định tại Điều 2Nghị định này trừ đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 3 khi khám bệnh, chữabệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm ytế với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an; chi phí khámbệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội tỉnh, Trung tâm giám định bảohiểm y tế và thanh toán đa tuyến thông báo đa tuyến và chi phí khám bệnh, chữabệnh bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp.
Điều 19. Thanh toán trực tiếp chiphí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Các trường hợp thanh toán trực tiếp thực hiệntheo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung.
2. Hồ sơ thanh toán trực tiếp:
a) Giấy đề nghị thanh toán trực tiếp chi phí khámbệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của người bệnh;
b) Các giấy tờ quy định tại Điều 15 Nghị định này;
c) Giấy ra viện hoặc đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh;
d) Bản chính các chứng từ hợp lệ (hóa đơn muathuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan).
3. Quy trình, thời gian thanh toán trực tiếp:
a) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công táccơ yếu nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này cho đơn vị quản lý đểchuyển đến, hoặc trực tiếp chuyển đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảohiểm y tế;
b) Trong thời hạn 40 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđủ hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp, cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảohiểm y tế phải hoàn thành việc giám định bảo hiểm y tế và thanh toán trực tiếpchi phí khám bệnh, chữa bệnh cho quân nhân, công an nhân dân, người làm côngtác cơ yếu.
4. Mức thanh toán trực tiếp:
a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khámbệnh, chữa bệnh có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: Thanh toántrong phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại các Điều10 và 11 Nghị định này;
b) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khámbệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: Thanhtoán theo chi phí thực tế trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tếnhưng tối đa không vượt quá mức quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng BộTài chính.
5. Trách nhiệm thanh toán: Cơ quan bảo hiểm xã hộinào phát hành thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định nàythì có trách nhiệm thanh toán trực tiếp cho đối tượng đó.
Chương V
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒNTHU BẢO HIỂM Y TẾ CỦA QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN, NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU
Điều 20. Phân bổ và quản lý nguồnthu bảo hiểm y tế
1. Tổng số thu bảo hiểm y tế của quân nhân, ngườilàm công tác cơ yếu do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng cấp thẻ bảo hiểm y tế; củacông an nhân dân do Bảo hiểm xã hội Bộ Công an cấp thẻ bảo hiểm y tế, được phânbổ và quản lý như sau:
a) 90% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho khámbệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là quỹ khám bệnh, chữa bệnh) và giao Bảo hiểm xãhội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an quản lý, sử dụng;
b) 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế chuyển Bảo hiểmxã hội Việt Nam để dành cho Quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế.
2. Phân bổ, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tếcủa người làm công tác cơ yếu thuộc Bộ, ngành, địa phương do Bảo hiểm xã hộitỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện theoquy định tại Điều 6 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ; tỷ lệ trích chuyển cho y tế cơquan để mua thuốc, bông băng, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao và chi phí dịch vụkỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh cho đối tượng này thực hiện theo quy địnhtại Điểm a Khoản 1 Điều 21 Nghị định này.
3. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hộiBộ Công an được mở tài khoản tiền gửi các khoản thu, chi bảo hiểm y tế tại Khobạc Nhà nước, ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loạitín nhiệm. Toàn bộ số tiền lãi trên tài khoản thu bảo hiểm y tế được chuyển vềquỹ dự phòng và quản lý quỹ bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 21. Sử dụng quỹ khámbệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy địnhtại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định này được sử dụng để thanh toán các khoảnchi phí bảo hiểm y tế trong phạm vi và mức hưởng được quy định tại các Điều 10và 11 Nghị định này đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơyếu có thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội BộCông an cấp, bao gồm:
a) Trích 10% tổng số thu bảo hiểm y tế chuyển choquân y đơn vị, y tế cơ quan để chi cho việc mua thuốc, bông băng, hóa chất, vậttư y tế tiêu hao và chi phí dịch vụ kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh tạituyến quân y đơn vị, y tế cơ quan;
b) Phần còn lại sử dụng để thanh toán chi phí khámbệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và chi phí vận chuyển.
2. Trường hợp quỹ khám bệnh, chữa bệnh của Bảo hiểmxã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an lớn hơn số chi khám bệnh, chữabệnh và chi phí vận chuyển trong năm, bao gồm các chi phí trong phạm vi, mứchưởng quy định tại các Điều 10 và 11 Nghị định này, sau khi được Bảo hiểm xãhội Việt Nam thẩm định quyết toán, phần kinh phí chưa dùng hết được sử dụng nhưsau:
a) Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đếnhết ngày 31 tháng 12 năm 2020, được giữ toàn bộ tại Bảo hiểm xã hội Bộ Quốcphòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an sử dụng, điều tiết chung trong các cơ sở y tếthuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh; mua trang thiếtbị y tế phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ y tế; mua phương tiện vậnchuyển người bệnh ở đơn vị cơ sở;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, 70% đượcgiữ lại tại Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an sử dụng,Điều tiết chung trong các cơ sở y tế thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để hỗ trợthực hiện các nội dung như quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này; 30% chuyển Bảohiểm xã hội Việt Nam hạch toán vào Quỹ dự phòng để điều tiết chung.
3. Trường hợp quỹ khám bệnh, chữa bệnh của Bảo hiểmxã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an nhỏ hơn số chi khám bệnh, chữabệnh trong năm, bao gồm các chi phí trong phạm vi, mức hưởng quy định tại cácĐiều 10 và 11 Nghị định này, sau khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyếttoán, được thực hiện như sau:
a) Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm sử dụngquỹ dự phòng để bổ sung phần kinh phí còn thiếu của chi phí khám bệnh, chữabệnh trong phạm vi mức hưởng thanh toán bảo hiểm y tế quy định tại Khoản 1 Điều10 và Điều 11 Nghị định này;
b) Trường hợp quỹ dự phòng của Bảo hiểm xã hội ViệtNam không đủ để bổ sung, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất với Bảo hiểm xãhội Bộ Quốc phòng, hoặc Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, tổng hợp, báo cáo Hội đồngquản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam phương án giải quyết;
c) Số chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vithanh toán bảo hiểm y tế mà do ngân sách nhà nước bảo đảm thì Bảo hiểm xã hộiViệt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ cấp bổsung.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an,Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Khoản 2 và 3 Điềunày.
Điều 22. Kinh phí quản lý bảo hiểmy tế của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an
1. Kinh phí quản lý bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xãhội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an do Bảo hiểm xã hội Việt Nam bảođảm.
2. Nội dung chi kinh phí quản lý bảo hiểm y tế đượcthực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP .
Điều 23. Lập dự toán, quyết toánthu, chi quỹ bảo hiểm y tế
1. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng BộCông an giao Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an lập dựtoán thu, chi quỹ bảo hiểm y tế, chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế của đốitượng quy định tại Điều 2 Nghị định này thuộc thẩm quyền quản lý, báo cáo Bảohiểm xã hội Việt Nam.
2. Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảohiểm xã hội Bộ Công an báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an raquyết định giao dự toán thu, chi bảo hiểm y tế cho các đơn vị thực hiện.
3. Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảohiểm xã hội Bộ Công an quyết toán thu, chi bảo hiểm y tế của đối tượng quy địnhtại Điều 2 Nghị định này thuộc thẩm quyền quản lý đối với các đơn vị, các cơ sởy tế khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và báo cáo quyết toán thu, chi bảo hiểmy tế đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này,trong thời gian chưa tham gia bảo hiểm y tế theo lộ trình quy định tại Điều 3Nghị định này vẫn được khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên và được ngân sách nhànước chi trả theo quy định hiện hành.
2. Ngân sách nhà nước bảo đảm tiêu chuẩn thuốc,bông băng, hóa chất, vật tư y tế dùng tại đơn vị; các chi phí cho giường bệnhquy định tại các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 123/2003/NĐ-CP ngày 22tháng 10 năm 2003 quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tạingũ; Nghị định số 65/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2009 sửa đổi, bổ sung Nghịđịnh số 123/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2003 quy định tiêu chuẩn vật chấthậu cần đối với quân nhân tại ngũ; Nghị định số 18/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 02năm 2013 về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩđang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân và Nghị định số 32/2013/NĐ-CPngày 16 tháng 4 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điềucủa Luật Cơ yếu vế chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu, sẽđược điều chỉnh tương ứng với lộ trình quy định tại Điều 3 Nghị định này vàthực tiễn tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tạiĐiều 2 Nghị định này.
Điều 25. Điều khoản áp dụng
Việc quản lý, tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đốivới quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện nhiệm vụđặc biệt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Điều 26. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15tháng 10 năm 2015.
Điều 27. Trách nhiệm hướng dẫnthực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộtrưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành những điều, khoảnđược giao trong Nghị định này về phần thực hiện bảo hiểm y tế đối với quânnhân, người làm công tác cơ yếu.
2. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộtrưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành những điều, khoảnđược giao trong Nghị định này về phần thực hiện bảo hiểm y tế đối với công annhân dân.
Điều 28. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướngdẫn các các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm ytế đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an cótrách nhiệm củng cố, kiện toàn tổ chức bảo hiểm y tế, các cơ sở khám bệnh, chữabệnh trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để đáp ứng việc thực hiện bảo hiểm y tếđối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này; chỉ đạo việc kết nốiliên thông hệ thống dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của Bộ Quốcphòng, Bộ Công an với hệ thống dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh của ngành Y tế vàngành Bảo hiểm xã hội, đảm bảo yêu cầu đặc thù nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
3. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tráchnhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫntriển khai thực hiện bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại Điều 2Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trựcthuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Lược đồ
Lược đồ văn bản giúp bạn xác định vị trí của văn bản hiện tại trong mối quan hệ với các văn bản liên quan, bao gồm các văn bản ban hành trước và sau, từ đó nắm bắt nhanh các quy định hiện hành và các quy định đã được ban hành trước và sau.
Nghị định 70/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế Quân đội Công an nhân dân người làm cơ yếu
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số hiệu: 70/2015/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Ngày ban hành: 01/09/2015
Lĩnh vực: Y tế - Sức khỏe
Ngày đăng công báo: 14/09/2015
Số công báo: Từ số 981 đến số 982
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Hiệu lực
Cung cấp thông tin về văn bản gồm ngày ban hành, ngày có hiệu lực, ngày hết hiệu lực, trạng thái hiệu lực của văn bản, cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi văn bản này.
Văn bản liên quan
Tổng hợp toàn bộ các văn bản có liên quan đến Văn bản đang xem, phân loại để dễ theo dõi danh mục văn bản theo từng kiểu liên quan đến Văn bản đang xem.