Nhập từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...
Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật quản lý thuế
- Tóm tắt
- Nội dung
- Lược đồ
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Tải về
Thuộc tính Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH
Số hiệu: | 03/VBHN-VPQH | Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Hạnh Phúc |
Ngày công báo: | 17/05/2016 | Số công báo: | Từ số 337 đến số 338 |
Ngày ban hành: | 28/04/2016 | Ngày có hiệu lực: | 28/04/2016 |
Tình trạng hiệu lực: | Hết hiệu lực toàn bộ | Ngày hết hiệu lực: | 01/07/2020 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ phí |
Tóm tắt văn bản
Ngày 28 tháng 04 năm 2016, Văn Phòng Quốc hội ban hành Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật quản lý thuế.
Tải Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH
VĂN PHÒNG QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/VBHN-VPQH |
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016 |
LUẬT
QUẢN LÝ THUẾ
Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01tháng 7 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013;
2. Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
3. Luật số 106/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giátrị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyếtsố 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về quản lý thuế 1 .
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người nộp thuế:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cánhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cánhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế)do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừthuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế:
a) Cơ quan thuế gồm Tổng cụcthuế, Cục thuế, Chi cục thuế;
b) Cơ quan hải quan gồm Tổng cụchải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan.
3. Công chức quản lý thuế gồmcông chức thuế, công chức hải quan.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức,cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.
Điều 3. Nộidung quản lý thuế
1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộpthuế, ấn định thuế.
2. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế,giảm thuế.
3. Xóa nợ tiền thuế, tiền chậmnộp, 2 tiền phạt.
4. Quản lý thông tin về người nộpthuế.
5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
6. Cưỡng chế thi hành quyết địnhhành chính thuế.
7. Xử lý vi phạm pháp luật vềthuế.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáovề thuế.
Điều 4.Nguyên tắc quản lý thuế
1. Thuế là nguồn thu chủ yếu củangân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợicủa mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quảnlý thuế.
2. Việc quản lý thuế được thựchiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liênquan.
3. Việc quản lý thuế phải bảo đảmcông khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộpthuế.
4. 3 Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế:
a) Việc áp dụng cơ chế quản lýrủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đếnngười nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủpháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế;
b) Cơ quan quản lý thuế quảnlý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độtuân thủ pháp luật của người nộp thuế, lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra vềthuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
5. 4 Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu nếu người nộp thuế đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
a) Không vi phạm pháp luật vềthuế, về hải quan trong hai năm liên tục;
b) Thực hiện thanh toán quangân hàng theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện thủ tục hải quan,thủ tục thuế điện tử;
d) Tuân thủ pháp luật về kếtoán, thống kê;
đ) Có kim ngạch xuất khẩu, nhậpkhẩu hàng năm theo mức quy định.
6. 5 Chính phủ quy định chi tiết khoản 4, khoản 5 Điều này.
Điều 5. Giảithích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:
1. Đại diện của người nộpthuế là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt ngườinộp thuế thực hiện một số thủ tục về thuế.
2. Trụ sở của người nộp thuếlà địa điểm người nộp thuế tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinhdoanh, bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi để hànghóa, nơi để tài sản dùng cho sản xuất, kinh doanh; nơi cư trú hoặc nơi phátsinh nghĩa vụ thuế đối với người nộp thuế không có hoạt động kinh doanh.
3. Mã số thuế là một dãysố, chữ cái hoặc ký tự khác do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế dùngđể quản lý thuế.
4. Kỳ tính thuế là khoảngthời gian để xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định củapháp luật về thuế.
5. Tờ khai thuế là văn bảntheo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê khai cácthông tin nhằm xác định số thuế phải nộp. Tờ khai hải quan được sử dụng làm tờkhai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Hồ sơ thuế là hồ sơđăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, xóanợ tiền chậm nộp, 6 tiền phạt.
7. Khai quyết toán thuế làviệc xác định số thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tínhthuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian tính từkhi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy địnhcủa pháp luật.
8. Hoàn thành nghĩa vụ nộpthuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, 7 tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế.
9. Cưỡng chế thi hành quyếtđịnh hành chính về thuế là việc áp dụng các biện pháp quy định tại Luật nàyvà các quy định khác của pháp luật có liên quan buộc người nộp thuế phải nộp đủtiền thuế, tiền chậm nộp, 8 tiền phạt vào ngânsách nhà nước.
10. 9 Quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc áp dụng có hệ thống các quy địnhpháp luật, các quy trình nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủiro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế, làm cơ sở đểcơ quan quản lý thuế phân bổ nguồn lực hợp lý, áp dụng các biện pháp quản lý hiệuquả.
11. 10 Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế là thỏa thuận bằngvăn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộpthuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránhđánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập cho mộtthời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương phápxác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. Thỏa thuận trướcvề phương pháp xác định giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộphồ sơ khai thuế.
12. 11 Xác định trước mã số, trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu là việc cơ quan hải quan ban hành văn bản xác định mã số,trị giá hải quan, xác nhận xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khilàm thủ tục hải quan.
Điều 6. Quyềncủa người nộp thuế
1. 12 Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu đểthực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
2. 13 Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầucơ quan hải quan xác định trước mã số, trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứhàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan theo quy định củaChính phủ; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loạihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Được giữ bí mật thông tintheo quy định của pháp luật.
4. Hưởng các ưu đãi về thuế,hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Ký hợp đồng với tổ chức kinhdoanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
6. Nhận văn bản kết luận kiểmtra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu cầu giải thích nội dungkết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm trathuế, thanh tra thuế.
7. Được bồi thường thiệt hại docơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.
8. Yêu cầu cơ quan quản lý thuếxác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
9. Khiếu nại, khởi kiện quyết địnhhành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp củamình.
10. Tố cáo các hành vi vi phạmpháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác.
Điều 7.Nghĩa vụ của người nộp thuế
1. Đăng ký thuế, sử dụng mã sốthuế theo quy định của pháp luật.
2. Khai thuế chính xác, trungthực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
3. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúngthời hạn, đúng địa điểm.
4. Chấp hành chế độ kế toán, thốngkê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
5. Ghi chép chính xác, trung thực,đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phảikê khai thông tin về thuế.
6. Lập và giao hóa đơn, chứng từcho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bánhàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
7. Cung cấp chính xác, đầy đủ,kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệuvà nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụngkhác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quanquản lý thuế.
8. Chấp hành quyết định, thôngbáo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định củapháp luật.
9. Chịu trách nhiệm thực hiệnnghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theopháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tụcvề thuế sai quy định.
10. 14 Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng vềcông nghệ thông tin phải thực hiện kêkhai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tửtheo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Chính phủ quy định chi tiết khoảnnày.
11. 15 Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trang bị công nghệ thông tin, Chính phủ quy định cụ thể việc người nộp thuế khôngphải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơthuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.
Điều 8.Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế
1. Tổ chức thực hiện thu thuếtheo quy định của pháp luật.
2. 16 Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục vềthuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phươngtiện thông tin đại chúng.
3. 17 Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm giải thích, cung cấp thông tin liên quan đếnviệc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; cơ quan thuế có trách nhiệmcông khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bànxã, phường, thị trấn; cơ quan hải quan có trách nhiệm xác định trước mã số, trịgiá hải quan, xác nhận trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khilàm thủ tục hải quan theo quy định của Chính phủ.
4. Giữ bí mật thông tin của ngườinộp thuế theo quy định của Luật này.
5. Thực hiện việc miễn thuế, giảmthuế, xóa nợ tiền thuế, xóa nợ tiền chậm nộp, 18 tiền phạt, hoàn thuế theo quy định của Luật này và các quy định khác của phápluật về thuế.
6. Xác nhận việc thực hiệnnghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáoliên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
8. Giao kết luận, biên bản kiểmtra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giảithích khi có yêu cầu.
9. Bồi thường thiệt hại cho ngườinộp thuế theo quy định của Luật này.
10. Giám định để xác định sốthuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 9. Quyềnhạn của cơ quan quản lý thuế
1. Yêu cầu người nộp thuế cungcấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nộidung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tíndụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân cóliên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuếvà phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.
3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
4. Ấn định thuế.
5. Cưỡng chế thi hành quyết địnhhành chính về thuế.
6. Xử phạt vi phạm pháp luật vềthuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trườnghợp vi phạm pháp luật về thuế.
7. Áp dụng biện pháp ngăn chặnvà bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.
8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức,cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ.
9. 19 Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tínhthuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Namđã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đốivới thuế thu nhập.
Điều 10.Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong quản lý thuế
1. Thực hiện quản lý nhà nước vềthuế theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo thực hiện quản lýthuế theo quy định của Luật này.
3. Chỉ đạo lập và thực hiện dựtoán thu ngân sách nhà nước.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thựchiện pháp luật về thuế.
5. Xử lý vi phạm và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
Điều 11.Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lýthuế
1. Hội đồng nhân dân các cấptrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định nhiệm vụ thu ngân sách hằngnăm và giám sát việc thực hiện pháp luật về thuế.
2. Ủy ban nhân dân các cấptrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan có liênquan tại địa phương phối hợp với cơ quan quản lý thuế lập dự toán thu ngân sáchnhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn;
b) Kiểm tra việc thực hiện phápluật về thuế;
c) Xử lý vi phạm và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
Điều 12. Hộiđồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
1. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường,thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyếtđịnh thành lập theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thuế tại địabàn xã, phường, thị trấn.
2. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường,thị trấn gồm có:
a) Đại diện Ủy ban nhân dân, Mặttrận Tổ quốc, Công an xã, phường, thị trấn;
b) Đại diện các hộ gia đình, cánhân kinh doanh;
c) Đại diện Chi cục thuế quảnlý địa bàn xã, phường, thị trấn.
Hội đồng tư vấn thuế xã, phường,thị trấn do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn làmchủ tịch.
3. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường,thị trấn có nhiệm vụ tư vấn cho cơ quan thuế về mức thuế của các hộ, gia đình,cá nhân kinh doanh trên địa bàn, bảo đảm đúng pháp luật, dân chủ, công khai,công bằng, hợp lý. Nội dung tư vấn phải được ghi nhận bằng biên bản cuộc họp củaHội đồng.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy địnhvề hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn.
Điều 13.Trách nhiệm của các cơ quan khác của Nhà nước trong việc quản lý thuế
1. Các cơ quan khác của Nhà nướccó trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế; phối hợp vớicơ quan quản lý thuế trong việc quản lý thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho ngườinộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểmsát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố,điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh tội phạm vi phạm pháp luật vềthuế theo quy định của pháp luật và thông báo tiến độ, kết quả xử lý vụ việccho cơ quan quản lý thuế.
Điều 14.Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc tham gia quản lý thuế
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức động viên nhân dân, giáo dục hộiviên nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về thuế; phê phán các hành vi vi phạm phápluật về thuế.
2. Tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quanquản lý thuế trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế đếncác hội viên.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổchức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan quản lý thuếtrong việc cung cấp thông tin liên quan đến việc quản lý thuế.
Điều 15.Trách nhiệm của cơ quan thông tin, báo chí trong việc quản lý thuế
1. Tuyên truyền, phổ biến chínhsách, pháp luật về thuế.
2. Nêu gương tổ chức, cá nhânthực hiện tốt pháp luật về thuế.
3. Phản ánh và phê phán cáchành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Điều 16.Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khác trong việc tham gia quản lý thuế
1. Cung cấp thông tin liên quanđến việc xác định nghĩa vụ thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
2. Phối hợp thực hiện các quyếtđịnh xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
3. Tố giác các hành vi vi phạmpháp luật về thuế.
4. Yêu cầu người bán hàng, ngườicung cấp dịch vụ phải giao hóa đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ đúng số lượng,chủng loại, giá trị thực thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Điều 17. Hợptác quốc tế về quản lý thuế
Theo chức năng và quy định củapháp luật, trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, cơ quan quản lý thuế cótrách nhiệm:
1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ vàbảo đảm lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các điều ước quốc tếmà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
2. Đàm phán, ký kết và tổ chứcthực hiện thỏa thuận quốc tế song phương với cơ quan quản lý thuế các nước;
3. Tổ chức khai thác, trao đổithông tin và hợp tác nghiệp vụ với cơ quan quản lý thuế các nước, các tổ chứcquốc tế có liên quan.
Điều 18.Xây dựng lực lượng quản lý thuế
1. Lực lượng quản lý thuế đượcxây dựng trong sạch, vững mạnh; được trang bị và làm chủ kỹ thuật hiện đại, hoạtđộng có hiệu lực và hiệu quả.
2. Tiêu chuẩn công chức quản lýthuế:
a) Được tuyển dụng, đào tạo vàsử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
b) Có phẩm chất chính trị tốt,thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật, trung thực, liêm khiết, có tínhkỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, tinh thần phục vụ tận tụy, nghiêm chỉnh chấphành quyết định điều động và phân công công tác;
c) Có trình độ chuyên môn, nghiệpvụ; kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lýthuế.
3. Nghiêm cấm công chức quản lýthuế gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế; thông đồng, nhận hối lộ, baoche cho người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế; sử dụng trái phép, chiếm dụng,chiếm đoạt tiền thuế.
Điều 19.Hiện đại hóa công tác quản lý thuế
1. Công tác quản lý thuế đượchiện đại hóa về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, độingũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học, kỹ thuật hiện đại trên cơ sở dữliệu thông tin chính xác về người nộp thuế để kiểm soát được tất cả đối tượngchịu thuế, căn cứ tính thuế; bảo đảm dự báo nhanh, chính xác số thu của ngânsách nhà nước; phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc, vi phạm pháp luật vềthuế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.
2. Nhà nước bảo đảm đầu tư,khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹthuật tiên tiến để áp dụng phương pháp quản lý thuế hiện đại; khuyến khích tổchức, cá nhân tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và quản lý thuế điệntử; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống ngân hàngthương mại, tổ chức tín dụng khác để từng bước hạn chế các giao dịch thanh toánbằng tiền mặt của người nộp thuế. Chính phủ ban hành chính sách về hiện đại hóaquản lý thuế.
Điều 20. Tổchức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
1. Tổ chức kinh doanh dịch vụlàm thủ tục về thuế là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện được thànhlập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục vềthuế theo thỏa thuận với người nộp thuế.
2. Quyền của tổ chức kinh doanhdịch vụ làm thủ tục về thuế:
a) Được thực hiện các thủ tục vềthuế theo hợp đồng với người nộp thuế;
b) Được thực hiện các quyền củangười nộp thuế theo quy định của Luật này và theo hợp đồng với người nộp thuế.
3. Nghĩa vụ của tổ chức kinhdoanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:
a) Thông báo với cơ quan quảnlý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế về hợp đồng dịch vụ làm thủ tục thuế;
b) Khai thuế, nộp thuế, quyếttoán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, sốtiền thuế được hoàn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luậtcó liên quan;
c) Cung cấp cho cơ quan quản lýthuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộpthuế, quyết toán thuế, đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm,số tiền thuế được hoàn của người nộp thuế;
d) Chịu trách nhiệm trước phápluật và chịu trách nhiệm với người nộp thuế theo nội dung thỏa thuận trong hợpđồng dịch vụ làm thủ tục về thuế;
đ) Không được thông đồng, móc nốivới công chức quản lý thuế, người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế.
4. Điều kiện hành nghề của tổchức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:
a) Có ngành, nghề dịch vụ làmthủ tục về thuế ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp 20 ;
b) Có ít nhất hai nhân viên đượccấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế.
Người được cấp chứng chỉ hànhnghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải có bằng cao đẳng trở lên thuộc một trongcác chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật và đã có thờigian làm việc từ hai năm trở lên trong các lĩnh vực này; có năng lực hành vidân sự đầy đủ, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, nghiêm chỉnh chấp hànhpháp luật.
Bộ Tài chính quy định về việc cấp,thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và quản lý hoạt động củatổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
5. Đại lý hải quan thực hiệnquyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế khi làm thủtục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Chương II
ĐĂNG KÝ THUẾ
Điều 21. Đốitượng đăng ký thuế
1. Tổ chức, hộ gia đình, cánhân kinh doanh.
2. Cá nhân có thu nhập thuộc diệnchịu thuế thu nhập cá nhân.
3. Tổ chức, cá nhân có tráchnhiệm khấu trừ và nộp thuế thay.
4. Tổ chức, cá nhân khác theoquy định của pháp luật về thuế.
Điều 22.Thời hạn đăng ký thuế
Đối tượng đăng ký thuế phảiđăng ký thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày:
1. Được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầutư;
2. Bắt đầu hoạt động kinh doanhđối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ gia đình, cá nhânthuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh;
3. Phát sinh trách nhiệm khấutrừ thuế và nộp thuế thay;
4. Phát sinh nghĩa vụ thuế thunhập cá nhân;
5. Phát sinh yêu cầu được hoànthuế.
Điều 23. Hồsơ đăng ký thuế
1. Hồ sơ đăng ký thuế đối với tổchức, cá nhân kinh doanh bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký thuế;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăngký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầutư.
2. Hồ sơ đăng ký thuế đối với tổchức, cá nhân không thuộc diện đăng ký kinh doanh bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký thuế;
b) Bản sao quyết định thành lậphoặc quyết định đầu tư đối với tổ chức; bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộchiếu đối với cá nhân.
Điều 24. Địađiểm nộp hồ sơ đăng ký thuế
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanhđăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở chính.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệmkhấu trừ và nộp thuế thay đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đócó trụ sở.
3. Cá nhân đăng ký thuế tại cơquan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi
đăng ký hộ khẩu thường trú hoặcnơi tạm trú.
Điều 25.Trách nhiệm của cơ quan thuế, công chức thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ đăng kýthuế
1. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuếđược nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếpnhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.
2. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuếđược gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ vàghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
3. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuếđược nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơđăng ký thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
4. Trường hợp cần bổ sung hồsơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế trong ngày nhận hồ sơ đối vớitrường hợp trực tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếpnhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử.
Điều 26. Cấpgiấy chứng nhận đăng ký thuế
1. Cơ quan thuế cấp giấy chứngnhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế hợp lệ.
Trường hợp bị mất hoặc hư hỏnggiấy chứng nhận đăng ký thuế, cơ quan thuế cấp lại trong thời hạn năm ngày làmviệc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người nộp thuế.
2. Giấy chứng nhận đăng ký thuếbao gồm các thông tin sau đây:
a) Tên người nộp thuế;
b) Mã số thuế;
c) Số, ngày, tháng, năm của giấychứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấychứng nhận đầu tư đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh;
d) Số, ngày, tháng, năm của quyếtđịnh thành lập đối với tổ chức không kinh doanh hoặc giấy chứng minh nhân dânhoặc hộ chiếu đối với cá nhân không kinh doanh;
đ) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp;
e) Ngày cấp giấy chứng nhậnđăng ký thuế.
3. Nghiêm cấm việc cho mượn, tẩyxóa, hủy hoại hoặc làm giả giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Điều 27.Thay đổi thông tin đăng ký thuế
1. Khi có thay đổi thông tintrong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp thì người nộp thuế phải thông báo với cơ quanthuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.
2. Chính phủ quy định chi tiếtviệc đăng ký thuế đối với các trường hợp có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăngký thuế.
Điều 28. Sửdụng mã số thuế
1. Người nộp thuế phải ghi mã sốthuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinhdoanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoảntiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.
2. Cơ quan quản lý thuế, Kho bạcNhà nước sử dụng mã số thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước.
Ngân hàng thương mại, tổ chứctín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản của người nộp thuếvà các chứng từ giao dịch qua tài khoản.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng mã sốthuế của người nộp thuế khác.
Điều 29.Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Mã số thuế chấm dứt hiệu lựctrong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanhchấm dứt hoạt động;
b) Cá nhân chết, mất tích, mấtnăng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Khi phát sinh trường hợp chấmdứt hiệu lực mã số thuế, tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật củangười nộp thuế có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đểthực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế và công khai việc chấm dứt hiệulực mã số thuế.
3. Cơ quan thuế thông báo côngkhai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Mã số thuế không được sử dụng trong cácgiao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứthiệu lực mã số thuế.
ChươngIII
KHAI THUẾ, TÍNH THUẾ
Điều 30.Nguyên tắc khai thuế và tính thuế
1. Người nộp thuế phải khaichính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do BộTài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơkhai thuế với cơ quan quản lý thuế.
2. Người nộp thuế tự tính sốthuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiệntheo quy định của Chính phủ.
3. 21 Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đượcthực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và sự thống nhất giữa cơ quanthuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữacơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ có liênquan.
Chính phủ quy định chi tiết khoảnnày.
Điều 31. Hồsơ khai thuế
1. 22 Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng là Tờ khai thuế tháng;
1a. 23 Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo quý là Tờ khai thuế quý;
2. Hồ sơ khai thuế đối với loạithuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm:
a) Hồ sơ khai thuế năm gồm tờkhai thuế năm và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế phải nộp;
b) Hồ sơ khai thuế tạm tínhtheo quý gồm tờ khai thuế tạm tính và các tài liệu khác liên quan đến xác địnhsố thuế tạm tính;
c) Hồ sơ khai quyết toán thuếkhi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm và cáctài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.
3. Hồ sơ khai thuế đối với loạithuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm:
a) Tờ khai thuế;
b) Hóa đơn, hợp đồng và chứng từkhác liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
4. Đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu thì hồ sơ hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế.
5. Hồ sơ khai thuế đối với trườnghợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanhnghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm:
a) Tờ khai quyết toán thuế;
b) Báo cáo tài chính đến thờiđiểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi hình thức sở hữudoanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp;
c) Tài liệu khác liên quan đếnquyết toán thuế.
6. 24 Chính phủ quy định loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khaitạm tính theo quý, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, khai quyết toánthuế; tiêu chí xác định người nộp thuế để khai thuế theo quý và hồ sơ khai thuếđối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 32.Thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
1. 25 Đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý:
a) Chậm nhất là ngày thứ haimươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khaivà nộp theo tháng;
b) Chậm nhất là ngày thứ bamươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộptheo quý.
2. 26 Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm:
a) Chậm nhất là ngày thứ bamươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơkhai thuế năm.
Đối với thuế sử dụng đất phinông nghiệp và tiền thuê đất thì thời hạn khai thuế theo quy định của pháp luậtvề thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và pháp luật về tiền thuê đất;
b) Chậm nhất là ngày thứ bamươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với hồ sơ khai thuế tạmtính theo quý;
c) Chậm nhất là ngày thứ chínmươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyếttoán thuế năm.
3. 27 Chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuếkhai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế.
Đối với các khoản thu từ đấtđai, lệ phí trước bạ thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Chínhphủ và pháp luật có liên quan.
4. Đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là thời hạn nộp tờ khai hải quan:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩuthì hồ sơ khai thuế được nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạnba mươi ngày, kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu. Tờ khai hải quan có giá trị làmthủ tục về thuế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký;
b) Đối với hàng hóa xuất khẩuthì hồ sơ khai thuế được nộp chậm nhất là tám giờ trước khi phương tiện vận tảixuất cảnh. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục về thuế trong thời hạn mườilăm ngày, kể từ ngày đăng ký;
c) Đối với hành lý mang theo củangười nhập cảnh, xuất cảnh, thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tờ khaihải quan được nộp ngay khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập hoặc trước khitổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hành khách lên phương tiện vận tảixuất cảnh. Hành lý gửi trước hoặc sau chuyến đi của người nhập cảnh được thựchiện theo quy định tại điểm a khoản này.
5. Chậm nhất là ngày thứ bốnmươi lăm, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thứcsở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.
6. 28 Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế được quy định như sau:
a) Người nộp thuế nộp hồ sơkhai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp;
b) Trường hợp nộp hồ sơ khaithuế theo cơ chế một cửa liên thông thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế thực hiệntheo quy định của cơ chế đó;
c) Địa điểm nộp hồ sơ khai thuếđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật hảiquan;
d) Chính phủ quy định địa điểmnộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp: người nộp thuế có nhiều hoạt động sảnxuất, kinh doanh; người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiềuđịa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khaivà nộp theo từng lần phát sinh; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối vớicác khoản thu từ đất đai; người nộp thuế thực hiện khai thuế thông qua giao dịchđiện tử và các trường hợp cần thiết khác.
Điều 33.Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế không có khảnăng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thìđược thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. 29 Thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuếtháng, khai thuế quý, khai thuế năm, khai thuế tạm tính, khai thuế theo từng lầnphát sinh nghĩa vụ thuế; sáu mươi ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toánthuế, kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.
3. Người nộp thuế phải gửi đếncơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộphồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinhtrường hợp được gia hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
4. 30 Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộphồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế vềviệc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Điều 34.Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
1. Trước khi cơ quan thuế côngbố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, người nộpthuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế phảinộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được thực hiện trong các trường hợpsau đây:
a) Trước thời điểm cơ quan hảiquan kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa,người khai hải quan phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót;
b) Người nộp thuế tự phát hiệnnhững sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểmtra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
Điều 35.Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhậnhồ sơ khai thuế
1. Trường hợp hồ sơ khai thuếđược nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếpnhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ khai thuế đốivới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan, côngchức hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, đăng ký hồ sơ khai thuế; nếu không chấpnhận đăng ký hồ sơ, công chức hải quan thông báo ngay lý do cho người nộp thuế.
2. Trường hợp hồ sơ khai thuếđược gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ vàghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
3. Trường hợp hồ sơ khai thuếđược nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơkhai thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điệntử.
4. Trường hợp hồ sơ khai thuếchưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhậnhồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế để hoàn chỉnhhồ sơ.
Chương IV
ẤN ĐỊNH THUẾ
Điều 36.Nguyên tắc ấn định thuế
1. Việc ấn định thuế phải bảo đảmkhách quan, công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế ấn địnhsố thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuếphải nộp.
Điều 37. Ấnđịnh thuế đối với người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trườnghợp vi phạm pháp luật về thuế
1. Người nộp thuế nộp thuế theophương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Không đăng ký thuế;
b) Không nộp hồ sơ khai thuế; nộphồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặcngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;
c) Không khai thuế, không nộp bổsung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác,trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;
d) Không phản ánh hoặc phản ánhkhông đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụthuế;
đ) Không xuất trình sổ kế toán,hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuếphải nộp trong thời hạn quy định;
e) Mua, bán, trao đổi và hạchtoán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trênthị trường;
g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặcphát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
2. Các căn cứ ấn định thuế baogồm:
a) Cơ sở dữ liệu của cơ quanthuế;
b) So sánh số thuế phải nộp củacơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô;
c) Tài liệu và kết quả kiểmtra, thanh tra còn hiệu lực.
3. Việc ấn định thuế đối với hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật này.
Điều 38.Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theophương pháp khoán thuế
1. Cơ quan thuế xác định số thuếphải nộp theo phương pháp khoán thuế (sauđây gọi là mức thuế khoán) đối với cáctrường hợp sau đây:
a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinhdoanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứngtừ;
b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinhdoanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế.
2. Cơ quan thuế căn cứ vào tàiliệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quanthuế, ý kiến của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuếkhoán.
3. Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch và phải đượccông khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Trường hợp có thay đổi ngành, nghề,quy mô kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnhmức thuế khoán.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thểviệc xác định mức thuế khoán đối với hộkinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Điều 39. Ấnđịnh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Cơ quan hải quan ấn định thuếđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
a) Người khai thuế dựa vào cáctài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuếphải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tínhthuế làm cơ sở cho việc tính thuế;
b) Người khai thuế từ chối hoặctrì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung cấp các tài liệu liên quancho cơ quan hải quan để xác định chính xác số thuế phải nộp;
c) Cơ quan hải quan có đủ bằngchứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
d) Người khai thuế không tựtính được số thuế phải nộp.
2. Cơ quan hải quan căn cứ hànghóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế; tàiliệu và các thông tin khác có liên quan để ấn định số thuế phải nộp.
Điều 40.Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc ấn định thuế
1. Cơ quan quản lý thuế thôngbáo bằng văn bản cho người nộp thuế về lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế,số thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế.
2. Trường hợp số thuế ấn định củacơ quan quản lý thuế lớn hơn số thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế phảihoàn trả lại số tiền thuế nộp thừa và bồi thường thiệt hại theo quyết định giảiquyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định củaTòa án.
Điều 41.Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp số thuế ấn định
Người nộp thuế phải nộp số thuếấn định theo thông báo của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp không đồng ý với sốthuế do cơ quan quản lý thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuếđó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại,khởi kiện về việc ấn định thuế.
Chương V
NỘP THUẾ
Điều 42.Thời hạn nộp thuế 31
1. Trường hợp người nộp thuếtính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơkhai thuế.
2. Trường hợp cơ quan thuế tínhthuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơquan thuế.
Đối với các khoản thu từ đấtđai, lệ phí trước bạ thì thời hạn nộp thuế theo quy định của Chính phủ và phápluật có liên quan.
3. 32 (được bãi bỏ)
Điều 43. Đồngtiền xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản thuế nộp ngân sáchnhà nước 33
Người nộp thuế xác định doanhthu, chi phí, giá tính thuế và các khoản thuế nộp ngân sách nhà nước bằng đồngViệt Nam, trừ trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của Chính phủ.Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ hoặc ngườinộp thuế có nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ nhưng được cơ quan nhà nước có thẩmquyền cho phép nộp thuế bằng đồng Việt Nam thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng ViệtNam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh.
Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành Điều này.
Điều 44. Địađiểm và hình thức nộp thuế
1. Người nộp thuế thực hiện nộptiền thuế vào ngân sách nhà nước:
a) Tại Kho bạc Nhà nước;
b) Tại cơ quan quản lý thuế nơitiếp nhận hồ sơ khai thuế;
c) Thông qua tổ chức được cơquan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;
d) Thông qua ngân hàng thương mại,tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Kho bạc Nhà nước có tráchnhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, công chức thu tiền thuế bảo đảm thuận lợicho người nộp thuế nộp tiền thuế kịp thời vào ngân sách nhà nước.
3. Cơ quan, tổ chức khi nhận tiềnthuế hoặc khấu trừ tiền thuế phải cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế.
4. Trong thời hạn tám giờ làmviệc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế, cơ quan, tổ chức nhận tiềnthuế phải chuyển tiền vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp thu thuế bằng tiền mặttại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển tiền thuếvào ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính quy định.
Điều 45.Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt 34
Trường hợp người nộp thuế vừa cósố tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền chậm nộp, tiềnphạt thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự sau đây:
1. Đối với các loại thuế do cơquan thuế quản lý:
a) Tiền thuế nợ;
b) Tiền thuế truy thu;
c) Tiền chậm nộp;
d) Tiền thuế phát sinh;
đ) Tiền phạt;
2. Đối với các loại thuế do cơquan hải quan quản lý:
a) Tiền thuế nợ quá hạn thuộc đốitượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
b) Tiền chậm nộp thuộc đối tượngáp dụng các biện pháp cưỡng chế;
c) Tiền thuế nợ quá hạn chưa thuộcđối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
d) Tiền chậm nộp chưa thuộc đốitượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
đ) Tiền thuế phát sinh;
e) Tiền phạt.
Điều 46.Xác định ngày đã nộp thuế
Ngày đã nộp thuế được xác địnhlà ngày:
1. Kho bạc Nhà nước, ngân hàngthương mại, tổ chức tín dụng khác hoặc tổ chức dịch vụ xác nhận trên chứng từ nộpthuế của người nộp thuế trong trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản;
2. Kho bạc Nhà nước, cơ quan quảnlý thuế hoặc tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế cấp chứng từthu tiền thuế đối với trường hợp nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt.
Điều 47. Xửlý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa 35
1. Người nộp thuế có số tiềnthuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiềnphạt phải nộp đối với từng loại thuế trong thời hạn mười năm, kể từ ngày nộp tiềnvào ngân sách nhà nước thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộpthừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữacác loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phảinộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiềnphạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Trường hợp người nộp thuếyêu cầu trả lại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quảnlý thuế phải ra quyết định trả lại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộpthừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn nămngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.
Điều 48. Nộpthuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện
1. Trong thời gian giải quyếtkhiếu nại, khởi kiện của người nộp thuế về số tiền thuế do cơ quan quản lý thuếtính hoặc ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế đó, trừ trường hợpcơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết địnhtính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.
2. Trường hợp số tiền thuế đã nộplớn hơn số tiền thuế được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơquan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế đượchoàn trả số tiền thuế nộp thừa và được trả tiền lãi tính trên số tiền thuế nộpthừa.
Điều 49.Gia hạn nộp thuế
1. 36 Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế thuộcmột trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnhhưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bấtngờ;
b) Phải ngừng hoạt động do di dờicơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnhhưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh;
c) 37 (được bãi bỏ)
d) Không có khả năng nộp thuếđúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ.
2. Người nộp thuế thuộc diện đượcgia hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 1 Điều này được gia hạn nộp thuế mộtphần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp.
3. Thời gian gia hạn nộp thuếkhông quá hai năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 42 của Luậtnày.
Chính phủ quy định chi tiết thờigian gia hạn nộp thuế đối với từng trường hợp cụ thể.
4. Người nộp thuế không bị phạtvà không phải nộp tiền 38 chậm nộp tính trên sốtiền thuế nợ trong thời gian gia hạn nộp thuế.
Điều 50.Thẩm quyền gia hạn nộp thuế 39
1. Chính phủ gia hạn nộp thuếtrong trường hợp việc gia hạn nộp thuế không dẫn đến điều chỉnh dự toán thungân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lýthuế quản lý trực tiếp căn cứ hồ sơ gia hạn nộp thuế để quyết định số tiền thuếđược gia hạn nộp, thời gian gia hạn nộp thuế.
Điều 51. Hồsơ gia hạn nộp thuế
1. Người nộp thuế thuộc diện đượcgia hạn nộp thuế quy định tại Điều 49 của Luật này phải lập và gửi hồ sơ gia hạnnộp thuế cho cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp.
2. Hồ sơ gia hạn nộp thuế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn nộpthuế, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, thời hạn nộp;
b) Tài liệu chứng minh lý dogia hạn nộp thuế;
c) Báo cáo số tiền thuế phải nộpphát sinh và số tiền thuế nợ.
Điều 52.Tiếp nhận và xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế
1. Trường hợp hồ sơ gia hạn nộpthuế được nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế tiếpnhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượngtài liệu trong hồ sơ.
2. Trường hợp hồ sơ gia hạn nộpthuế được gửi qua đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhậnhồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan quản lý thuế.
3. Trường nộp hồ sơ gia hạn nộpthuế được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhậnhồ sơ gia hạn nộp thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống xửlý dữ liệu điện tử.
4. Cơ quan quản lý thuế phảithông báo bằng văn bản về việc cho phép gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế biếttrong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ gia hạn nộpthuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếpnhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuếhoàn chỉnh hồ sơ. Người nộp thuế phải hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn năm ngàylàm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hồ sơ của cơ quan quản lý thuế;nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuếthì không được gia hạn nộp thuế theo quy định tại khoản này.
Chương VI
TRÁCH NHIỆM HOÀN THÀNHNGHĨA VỤ NỘP THUẾ
Điều 53.Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
Người Việt Nam xuất cảnh để địnhcư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trướckhi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Cơ quan quản lý xuấtnhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân trong trường hợp chưahoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo thông báo của cơ quan quản lý thuế.
Điều 54.Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạtđộng
1. 40 Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, kinhdoanh bảo hiểm và pháp luật khác có liên quan.
2. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộpthuế trong trường hợp doanh nghiệp phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tụcquy định tại Luật phá sản.
3. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt độngchưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanhnghiệp chịu trách nhiệm nộp.
4. Hộ gia đình, cá nhân chấm dứthoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lạido chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp.
Điều 55.Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị chia cótrách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi thực hiện chia doanh nghiệp.Trường hợp doanh nghiệp bị chia chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các doanhnghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thànhnghĩa vụ nộp thuế.
2. Doanh nghiệp bị tách, bị hợpnhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợpnhất, sáp nhập doanh nghiệp; nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanhnghiệp bị tách và các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị tách,doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thànhnghĩa vụ nộp thuế.
3. Doanh nghiệp chuyển đổi sở hữucó trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển đổi; trường hợpdoanh nghiệp chuyển đổi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp mớiđược thành lập từ doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộpthuế.
4. Việc tổ chức lại doanh nghiệpkhông làm thay đổi thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp bị tổ chức lại. Trường hợpdoanh nghiệp được tổ chức lại hoặc các doanh nghiệp thành lập mới không nộp thuếđầy đủ theo thời hạn nộp thuế đã quy định thì bị xử phạt theo quy định của phápluật.
Điều 56.Việc kế thừa nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân là người đã chết, người mất năng lựchành vi dân sự hoặc người mất tích theo quy định của pháp luật dân sự
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộpthuế của người được pháp luật coi là đã chết do người được thừa kế thực hiệntrong phần tài sản của người đã chết để lại hoặc phần tài sản người thừa kế đượcchia tại thời điểm nhận thừa kế. Trong trường hợp không có người thừa kế hoặc tấtcả những người thuộc hàng thừa kế không nhận thừa kế tài sản thì việc hoànthành nghĩa vụ nộp thuế của người đã chết thực hiện theo quy định của pháp luậtdân sự.
2. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộpthuế của người mất tích hoặc người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định củapháp luật do người quản lý tài sản của người mất tích hoặc người mất năng lựchành vi dân sự thực hiện trong phần tài sản của người đó.
3. Trường hợp cơ quan nhà nướccó thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, mất tích hoặc mấtnăng lực hành vi dân sự thì số tiền thuế nợ đã xóa theo quy định tại Điều 65 củaLuật này được phục hồi lại, nhưng không bị tính tiền chậm nộp 41 cho thời gian bị coi là đã chết, mất tích hoặc mất năng lựchành vi dân sự.
ChươngVII
THỦ TỤC HOÀN THUẾ
Điều 57.Các trường hợp thuộc diện hoàn thuế
Cơ quan quản lý thuế thực hiệnhoàn thuế đối với các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân thuộc diện đượchoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng;
2. Tổ chức, cá nhân thuộc diệnđược hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu;
3. Cá nhân thuộc diện được hoànthuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanhthuộc diện được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụđặc biệt;
5. Tổ chức, cá nhân nộp các loạithuế khác có số tiền thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước lớn hơn số tiền thuế phảinộp.
Điều 58. Hồsơ hoàn thuế 42
1. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu hoàn thuế;
b) Các tài liệu liên quan đếnyêu cầu hoàn thuế.
2. Hồ sơ hoàn thuế được nộp mộtbộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyềnhoàn thuế.
Điều 59.Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhậnhồ sơ hoàn thuế
1. Trường hợp hồ sơ hoàn thuếđược nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhậnvà đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệutrong hồ sơ.
2. Trường hợp hồ sơ hoàn thuếđược gửi qua đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồsơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan quản lý thuế.
3. Trường hợp hồ sơ hoàn thuếđược nộp thông qua giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồsơ hoàn thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệuđiện tử.
4. Trường hợp hồ sơ hoàn thuếchưa đầy đủ, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơquan quản lý thuế phải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.
Điều 60.Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế 43
1. Việc phân loại hồ sơ hoànthuế được quy định như sau:
a) Hồ sơ thuộc diện hoàn thuếtrước, kiểm tra sau là hồ sơ của người nộp thuế có quá trình chấp hành tốt phápluật về thuế và các giao dịch được thanh toán qua ngân hàng theo quy định củapháp luật;
b) Các trường hợp thuộc diện kiểmtra trước, hoàn thuế sau:
- Hoàn thuế theo quy định củađiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Người nộp thuế đề nghị hoànthuế lần đầu, trừ trường hợp đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân;
- Người nộp thuế đề nghị hoànthuế trong thời hạn hai năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế,gian lận thuế;
- Hàng hóa, dịch vụ không thựchiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật;
- Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất,chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động;giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệpnhà nước;
- Hết thời hạn theo thông báo bằngvăn bản của cơ quan quản lý thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sunghồ sơ hoàn thuế; hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuếđã khai là đúng;
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc diệnphải kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo quy định của Chính phủ.
2. Đối với hồ sơ thuộc diệnhoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là sáu ngày làm việc, kể từ ngày nhậnđược đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế theo đềnghị của người nộp thuế; trường hợp không đáp ứng điều kiện hoàn thuế trước, kiểmtra sau thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chuyển hồ sơ sangdiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau hoặc thông báo lý do không hoàn thuế.
3. Thời hạn kiểm tra sau hoànthuế đối với hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau được quy định như sau:
a) Việc kiểm tra sau hoàn thuếphải được thực hiện trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuếđối với các trường hợp sau đây:
- Cơ sở kinh doanh kê khai lỗhai năm liên tục hoặc có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu;
- Cơ sở kinh doanh được hoànthuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản; kinh doanh thương mại, dịch vụ;
- Cơ sở kinh doanh thay đổi trụsở từ hai lần trở lên trong vòng mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định hoànthuế trở về trước;
- Cơ sở kinh doanh có sự thay đổibất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn mườihai tháng, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước;
b) Đối với trường hợp không thuộcquy định tại điểm a khoản này, việc kiểm tra sau hoàn thuế được thực hiện theonguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn mười năm, kể từ ngày có quyết địnhhoàn thuế.
4. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểmtra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là bốn mươi ngày, kể từ ngày nhận được đủhồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báobằng văn bản cho người nộp thuế lý do không hoàn thuế.
5. Quá thời hạn quy định tạikhoản 2 và khoản 4 Điều này, nếu việc chậm ra quyết định hoàn thuế do lỗi củacơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn, cơ quan quản lý thuế cònphải trả tiền lãi theo quy định của Chính phủ.
ChươngVIII
THỦ TỤC MIỄN THUẾ, GIẢMTHUẾ; XÓA NỢ TIỀN THUẾ, TIỀN PHẠT
Mục 1. THỦ TỤCMIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ
Điều 61.Miễn thuế, giảm thuế 44
Cơ quan quản lý thuế thực hiệnmiễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế đượcquy định tại các văn bản pháp luật về thuế và miễn thuế đối với hộ gia đình, cánhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm từ năm mươi nghìnđồng trở xuống.
Điều 62. Hồsơ miễn thuế, giảm thuế
1. Trường hợp người nộp thuế tựxác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế, hồ sơ gồm có:
a) Tờ khai thuế;
b) Tài liệu liên quan đến việcxác định số thuế được miễn, số thuế được giảm.
2. Trường hợp cơ quan quản lýthuế quyết định miễn thuế, giảm thuế thì hồ sơ miễn thuế, giảm thuế gồm có:
a) Văn bản đề nghị miễn thuế,giảm thuế trong đó nêu rõ loại thuế đề nghị miễn, giảm; lý do miễn thuế, giảmthuế; số tiền thuế được miễn, giảm;
b) Tài liệu liên quan đến việcxác định số thuế được miễn, số thuế được giảm.
3. Chính phủ quy định trường hợpngười nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế; trường hợpcơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế.
Điều 63. Nộpvà tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
1. Trường hợp người nộp thuế tựxác định số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm thì việc nộp và tiếp nhậnhồ sơ miễn thuế, giảm thuế được thực hiện đồng thời với việc khai, nộp và tiếp nhậnhồ sơ khai thuế quy định tại Chương III của Luật này.
2. Trường hợp cơ quan quản lýthuế quyết định miễn thuế, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế thì việcnộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được quy định như sau:
a) Đối với thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu và các loại thuế khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thìhồ sơ được nộp tại cơ quan hải quan có thẩm quyền giải quyết;
b) Đối với các loại thuế khácthì hồ sơ được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
3. Việc tiếp nhận hồ sơ miễnthuế, giảm thuế được quy định như sau:
a) Trường hợp hồ sơ miễn thuế,giảm thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuếtiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượngtài liệu trong hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ miễn thuế,giảm thuế được nộp bằng đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghingày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan quản lý thuế;
c) Trường hợp hồ sơ miễn thuế,giảm thuế được nộp bằng giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhậnhồ sơ miễn thuế, giảm thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thốngxử lý dữ liệu điện tử;
d) Trường hợp hồ sơ miễn thuế,giảm thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo cho người nộp thuế đểhoàn chỉnh hồ sơ.
Điều 64.Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp cơ quan quảnlý thuế quyết định số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm
1. Trong thời hạn ba mươi ngày,kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý thuế ra quyết định miễn thuế, giảmthuế hoặc thông báo cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế,giảm thuế.
2. 45 Trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảmthuế thì trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quảnlý thuế có trách nhiệm ra quyết định miễn thuế, giảm thuế hoặc thông báo bằngvăn bản cho người nộp thuế lý do không được miễn thuế, giảm thuế.
Mục 2. XÓA NỢTIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP,46 TIỀN PHẠT
Điều 65.Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,47 tiền phạt
1. Doanh nghiệp bị tuyên bố phásản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản màkhông còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, 48 tiền phạt.
2. Cá nhân được pháp luật coilà đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiềnthuế, tiền chậm nộp, 49 tiền phạt còn nợ.
3. 50 Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộctrường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà cơ quan quản lý thuế đã ápdụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy địnhtại khoản 1 Điều 93 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiềnphạt này đã quá mười năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng không có khảnăng thu hồi.
Điều 66. Hồsơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,51 tiền phạt
Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậmnộp, 52 tiền phạt gồm có:
1. Văn bản đề nghị xóa nợ tiềnthuế, tiền chậm nộp, 53 tiền phạt của cơ quan quảnlý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiềnchậm nộp, 54 tiền phạt;
2. 55 Quyết định tuyên bố phá sản đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
3. Các tài liệu liên quan đếnviệc đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, 56 tiền phạt.
Điều 67.Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt 57
1. Đối với người nộp thuế làdoanh nghiệp bị tuyên bố phá sản quy định tại khoản 1 Điều 65, cá nhân quy địnhtại khoản 2 và khoản 3 Điều 65, hộ gia đình quy định tại khoản 3 Điều 65 của Luậtnày, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xóa nợ tiềnthuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Đối với người nộp thuế khôngthuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì thẩm quyền xóa nợ đượcquy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ xóa nợ đốivới trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ mười tỷđồng trở lên;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính xóa nợđối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ nămtỷ đồng đến dưới mười tỷ đồng;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục thuế,Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợtiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới năm tỷ đồng.
3. Chính phủ báo cáo Quốc hội sốtiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa hàng năm khi trình Quốc hội phêchuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
4. Chính phủ quy định việc tổchức thực hiện xóa nợ.
Điều 68.Trách nhiệm trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậmnộp,58 tiền phạt
1. Cơ quan quản lý thuế quản lýtrực tiếp lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, 59 tiền phạt gửi đến cơ quan quản lý thuế cấp trên.
2. Trường hợp hồ sơ xóa nợ tiềnthuế, tiền chậm nộp, 60 tiền phạt chưa đầy đủ thìtrong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lýthuế cấp trên phải thông báo cho cơ quan đã lập hồ sơ để hoàn chỉnh hồ sơ.
3. Trong thời hạn sáu mươingày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, 61 tiền phạt, người có thẩm quyền phải ra quyết định xóa nợ hoặcthông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, 62 tiền phạt.
Chương IX
THÔNG TIN VỀ NGƯỜI NỘPTHUẾ
Điều 69. Hệthống thông tin về người nộp thuế
1. Hệ thống thông tin về ngườinộp thuế bao gồm những thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của ngườinộp thuế.
2. Thông tin về người nộp thuếlà cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của ngườinộp thuế, ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế.
3. Nghiêm cấm hành vi làm sai lệch,sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin về người nộpthuế.
Điều 70.Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin về người nộp thuế
1. Cơ quan quản lý thuế cótrách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹthuật của hệ thống thông tin về người nộp thuế; tổ chức đơn vị chuyên trách thựchiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu và bảo đảm duytrì, vận hành hệ thống thông tin về người nộp thuế.
2. 63 Cơ quan quản lý thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập,trao đổi, xử lý thông tin trong nước, ngoài nước, thông tin chính thức từ cáccơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo các điều ước quốctế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các văn bản ký kết giữaViệt Nam và các nước liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan để sử dụng trongcông tác quản lý thuế.
3. Cơ quan quản lý thuế phối hợpvới cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trao đổi thông tin, kết nối mạngtrực tuyến.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thểviệc xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin về người nộp thuế.
Điều 71.Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin
1. Cung cấp đầy đủ thông tintrong hồ sơ thuế.
2. Cung cấp thông tin liên quanđến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
3. Thông tin cung cấp cho cơquan quản lý thuế phải đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thời hạn.
Điều 72.Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin vềngười nộp thuế
1. Các cơ quan sau đây có tráchnhiệm cung cấp thông tin về người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế:
a) Cơ quan cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 64 , cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động có trách nhiệmcung cấp thông tin về nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp 65 , giấy phép thành lậpvà hoạt động hoặc giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của tổchức, cá nhân cho cơ quan quản lý thuế trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp 6 6, giấy phép thành lập và hoạt động hoặcgiấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh; cung cấp thông tin khác theo yêu cầucủa cơ quan quản lý thuế;
b) Kho bạc Nhà nước có tráchnhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế về số tiền thuế đã nộp, đãhoàn của người nộp thuế.
2. Các cơ quan sau đây có tráchnhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế:
a) Ngân hàng thương mại, tổ chứctín dụng khác có trách nhiệm cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản của ngườinộp thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấpthông tin của cơ quan quản lý thuế;
b) Cơ quan quản lý nhà nước vềnhà, đất có trách nhiệm cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất, sở hữunhà của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
c) Cơ quan công an có trách nhiệmcung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm vềthuế; cung cấp thông tin về cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh và thông tin về đăngký, quản lý phương tiện giao thông;
d) Cơ quan chi trả thu nhập cótrách nhiệm cung cấp thông tin về chi trả thu nhập và số tiền thuế khấu trừ củangười nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;
đ) Cơ quan quản lý thương mạicó trách nhiệm cung cấp thông tin về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu, quá cảnh của Việt Nam và nước ngoài; thông tin về quản lý thị trường.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức,cá nhân khác có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan về người nộp thuế theoyêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
4. Thông tin cung cấp, trao đổiđược thực hiện bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử.
5. Chính phủ quy định chi tiếtviệc cung cấp thông tin, quản lý thông tin về người nộp thuế.
Điều 73. Bảomật thông tin của người nộp thuế
1. Cơ quan quản lý thuế, côngchức quản lý thuế, người đã là công chức quản lý thuế, tổ chức kinh doanh dịchvụ làm thủ tục về thuế phải giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy địnhcủa pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan quản lý thuế cótrách nhiệm cung cấp thông tin của người nộp thuế cho các cơ quan sau đây:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểmsát, Tòa án;
b) Cơ quan thanh tra, cơ quankiểm toán nhà nước;
c) Các cơ quan quản lý khác củaNhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Cơ quan quản lý thuế nướcngoài phù hợp với điều ước quốc tế về thuế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên.
Điều 74.Công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế
Cơ quan quản lý thuế được côngkhai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trên phương tiệnthông tin đại chúng trong các trường hợp sau đây:
1. Trốn thuế, gian lận thuế,chây ỳ không nộp tiền thuế đúng thời hạn;
2. Vi phạm pháp luật về thuếlàm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác;
3. Không thực hiện các yêu cầucủa cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Chương X
KIỂM TRA THUẾ, THANHTRA THUẾ
Mục 1. QUYĐỊNH CHUNG VỀ KIỂM TRA THUẾ, THANH TRA THUẾ
Điều 75.Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
1. Thực hiện trên cơ sở phântích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành phápluật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi viphạm pháp luật về thuế.
2. Không cản trở hoạt động bìnhthường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nộp thuế.
3. Tuân thủ quy định của Luậtnày và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 76. Xửlý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế
1. Căn cứ vào kết quả kiểm trathuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế,xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền raquyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
2. Trường hợp kiểm tra thuế,thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thờihạn mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơcho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hìnhsự. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việcthực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.
Mục 2. KIỂMTRA THUẾ
Điều 77.Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế
1. Kiểm tra thuế tại trụ sở cơquan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánhgiá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sựtuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
2. Khi kiểm tra hồ sơ thuế,công chức quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơthuế với các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật vềthuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết đối với hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Việc xử lý kết quả kiểm trathuế được quy định như sau:
a) Trường hợp kiểm tra trongquá trình làm thủ tục hải quan phát hiện vi phạm dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế,gian lận thuế thì người nộp thuế phải nộp đủ thuế, bị xử phạt theo quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Trường hợp hồ sơ thuế có nộidung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, sốtiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, cơ quan quản lý thuế thông báo yêucầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trường hợp ngườinộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế đãkhai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu sau khi giải trình và bổ sung hồsơ mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lýthuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung.
c) Trường hợp hết thời hạn theothông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sungthông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổsung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếpấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở củangười nộp thuế.
d) Đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu đã được thông quan nếu cơ quan hải quan phát hiện hồ sơ thuế có nộidung cần làm rõ liên quan đến nghĩa vụ thuế, số tiền thuế được miễn, số tiếnthuế được giảm, số tiến thuế được hoàn thì cơ quan hải quan yêu cầu người nộpthuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trường hợp người nộp thuế đãgiải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế là đúng thì hồ sơthuế được chấp nhận. Trường hợp không chứng minh được số thuế đã khai là đúnghoặc quá thời hạn mà không giải trình được thì thủ trưởng cơ quan hải quan ấn địnhsố tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộpthuế.
đ) 67 (được bãi bỏ)
Điều 78.Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 68
1. Các trường hợp kiểm tra thuếtại trụ sở của người nộp thuế:
a) Các trường hợp quy định tạiđiểm c và điểm d khoản 3 Điều 77 của Luật này;
b) Các trường hợp kiểm tra sauthông quan, bao gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu để đánh giá việctuân thủ pháp luật về thuế và kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đãđược thông quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
Khi kiểm tra sau thông quan nếuphát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Cục trưởng Cục kiểm tra sauthông quan, Cục trưởng Cục hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thôngquan có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 4 Chương Xcủa Luật này;
c) Các trường hợp xác định đốitượng kiểm tra theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích, đánh giá việcchấp hành pháp luật của người nộp thuế; kiểm tra đối với trường hợp có phátsinh dấu hiệu vi phạm pháp luật và các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch,chuyên đề kiểm tra do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định. Đốivới các trường hợp nêu tại điểm này, cơ quan quản lý thuế thực hiện kiểm tra tạitrụ sở người nộp thuế không quá một lần trong một năm.
2. Quyết định kiểm tra thuế phảiđược gửi cho người nộp thuế trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ký.Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra thuếmà người nộp thuế chứng minh được số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiềnthuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
3. Trình tự, thủ tục kiểm trathuế được quy định như sau:
a) Công bố quyết định kiểm trathuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;
b) Đối chiếu nội dung khai báovới sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan,tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;
c) Thời hạn kiểm tra thuế khôngquá năm ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp kiểmtra theo kế hoạch đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn không quámười lăm ngày;
d) Trong trường hợp cần thiết,quyết định kiểm tra thuế được gia hạn một lần; thời gian gia hạn không quá thờihạn quy định tại điểm c khoản này;
đ) Lập biên bản kiểm tra thuếtrong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;
e) Xử lý theo thẩm quyền hoặcchuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
Điều 79.Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộpthuế
1. Người nộp thuế có các quyềnsau đây:
a) Từ chối việc kiểm tra khikhông có quyết định kiểm tra thuế;
b) Từ chối cung cấp thông tin,tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bímật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Nhận biên bản kiểm tra thuếvà yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;
d) Bảo lưu ý kiến trong biên bảnkiểm tra thuế;
đ) Khiếu nại, khởi kiện và yêucầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Tố cáo hành vi vi phạm phápluật trong quá trình kiểm tra thuế.
2. Người nộp thuế có các nghĩavụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định kiểmtra thuế của cơ quan quản lý thuế;
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ,chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầucủa đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác,trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Ký biên bản kiểm tra thuếtrong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra;
d) Chấp hành quyết định xử lý kếtquả kiểm tra thuế.
Điều 80.Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm trathuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lýthuế ra quyết định kiểm tra thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo thực hiện đúng nộidung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Áp dụng biện pháp tạm giữtài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tạiĐiều 90 của Luật này;
c) Gia hạn kiểm tra trong trườnghợp cần thiết;
d) Quyết định xử lý về thuế, xửphạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáoliên quan đến hành vi hành chính, quyết định hành chính của công chức quản lýthuế.
2. Công chức quản lý thuế khithực hiện kiểm tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, thờihạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Yêu cầu người nộp thuế cung cấpthông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Lập biên bản kiểm tra thuế;báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệmvề tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
d) Xử phạt vi phạm hành chínhtheo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định xử lý viphạm.
Mục 3. THANHTRA THUẾ
Điều 81.Các trường hợp thanh tra thuế
1. Đối với doanh nghiệp cóngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ mộtnăm không quá một lần.
2. Khi có dấu hiệu vi phạm phápluật về thuế.
3. Để giải quyết khiếu nại, tốcáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởngBộ Tài chính.
Điều 82.Quyết định thanh tra thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lýthuế các cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế.
2. Quyết định thanh tra thuế phảicó các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh trathuế;
b) Đối tượng, nội dung, phạmvi, nhiệm vụ thanh tra thuế;
c) Thời hạn tiến hành thanh trathuế;
d) Trưởng đoàn thanh tra thuếvà các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế.
3. Chậm nhất là ba ngày làm việc,kể từ ngày ký, quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho đối tượng thanh tra.
Quyết định thanh tra thuế phảiđược công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra thuế.
Điều 83.Thời hạn thanh tra thuế
1. Thời hạn một lần thanh trathuế không quá ba mươi ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra thuế.
2. Trong trường hợp cần thiết,người ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế. Thời giangia hạn không vượt quá ba mươi ngày.
Điều 84.Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế
1. Người ra quyết định thanhtra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra đoàn thanhtra thuế thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra thuế;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tracung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đềliên quan đến nội dung thanh tra thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra thuế cung cấp thông tin,tài liệu đó;
c) Áp dụng các biện pháp quy địnhtại các điều 89, 90 và 91 của Luật này;
d) Trưng cầu giám định về nhữngvấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
đ) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghịngười có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hạinghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổchức, cá nhân;
e) Xử lý theo thẩm quyền hoặckiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế; kiểm tra, đôn đốcviệc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáoliên quan đến trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra thuế, các thành viên khác củađoàn thanh tra thuế;
h) Kết luận về nội dung thanhtra thuế.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn quy định tại khoản 1 Điều này, người ra quyết định thanh tra thuế phải chịutrách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 85.Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh trathuế
1. Trưởng đoàn thanh tra thuếcó các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo các thànhviên trong đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, đối tượng, thời hạn đãghi trong quyết định thanh tra thuế;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tracung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đềliên quan đến nội dung thanh tra thuế; khi cần thiết có thể tiến hành kiểm kêtài sản của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
c) Áp dụng biện pháp quy định tạiĐiều 90 của Luật này;
d) Lập biên bản thanh tra thuế;
đ) Báo cáo với người ra quyết địnhthanh tra thuế về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác,trung thực, khách quan của báo cáo đó;
e) Xử phạt vi phạm hành chínhtheo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm;
2. Thành viên đoàn thanh trathuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sựphân công của trưởng đoàn thanh tra thuế;
b) Kiến nghị xử lý những vấn đềliên quan đến nội dung thanh tra thuế;
c) Báo cáo kết quả thực hiệnnhiệm vụ được giao với trưởng đoàn thanh tra thuế.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn quy định tại Điều này, trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanhtra thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định và hành vi củamình.
Điều 86.Nghĩa vụ và quyền của đối tượng thanh tra thuế
1. Đối tượng thanh tra thuế cócác nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định thanhtra thuế;
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ,chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầucủa cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Chấp hành yêu cầu, kết luậnthanh tra thuế, quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanhtra thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Ký biên bản thanh tra trongthời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra thuế.
2. Đối tượng thanh tra thuế cócác quyền sau đây:
a) Giải trình về những vấn đềcó liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
b) Bảo lưu ý kiến trong biên bảnthanh tra thuế;
c) Từ chối cung cấp thông tin,tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài liệu thuộcbí mật Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Khiếu nại với người ra quyếtđịnh thanh tra thuế về quyết định, hành vi của trưởng đoàn thanh tra thuế,thành viên đoàn thanh tra thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó làtrái pháp luật. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thựchiện các quyết định đó;
đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hạitheo quy định của pháp luật;
e) Tố cáo hành vi vi phạm phápluật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế, thànhviên khác của đoàn thanh tra thuế.
Điều 87. Kếtluận thanh tra thuế
1. Chậm nhất là mười lăm ngày,kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế, người ra quyết định thanhtra thuế phải có văn bản kết luận thanh tra thuế. Kết luận thanh tra thuế phảicó các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện phápluật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
b) Kết luận về nội dung đượcthanh tra thuế;
c) Xác định rõ tính chất, mức độvi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi viphạm (nếu có);
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặckiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của phápluật.
2. Trong quá trình ra văn bản kếtluận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoànthanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giảitrình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanhtra thuế.
Mục 4. BIỆN PHÁPÁP DỤNG TRONG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CÓ DẤU HIỆU TRỐN THUẾ, GIAN LẬNTHUẾ
Điều 88.Áp dụng các biện pháp trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốnthuế, gian lận thuế
1. Khi người nộp thuế có dấu hiệutrốn thuế, gian lận thuế liên quan đến tổ chức, cá nhân khác.
2. Khi dấu hiệu trốn thuế, gianlận thuế có tính chất phức tạp.
Điều 89.Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lýthuế có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có thông tin liên quan đến hành vi trốnthuế, gian lận thuế cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp.
2. Trong trường hợp yêu cầucung cấp thông tin bằng văn bản thì khi nhận được yêu cầu của thủ trưởng cơquan quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin đúng nộidung, thời hạn, địa chỉ được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác,trung thực của thông tin đã cung cấp; trường hợp không thể cung cấp được thì phảitrả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
3. Trong trường hợp yêu cầu cungcấp thông tin bằng trả lời trực tiếp thì khi nhận được yêu cầu của thủ trưởngcơ quan quản lý thuế, người được yêu cầu cung cấp thông tin phải có mặt đúng thờigian, địa điểm ghi trong văn bản để cung cấp thông tin theo nội dung được yêu cầuvà chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã cung cấp;trường hợp không thể có mặt thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Trong quá trình thu thập thôngtin bằng trả lời trực tiếp, thanh tra viên thuế phải lập biên bản làm việc vàđược ghi âm, ghi hình công khai.
Điều 90. Tạmgiữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lýthuế, Trưởng đoàn thanh tra thuế có quyền quyết định tạm giữ tài liệu, tang vậtliên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
2. Việc tạm giữ tài liệu, tangvật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế được áp dụng khi cần xácminh tình tiết làm căn cứ để có quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay hành vi trốnthuế, gian lận thuế.
3. Trong quá trình thanh trathuế, nếu đối tượng thanh tra có biểu hiện tẩu tán, tiêu hủy tài liệu, tang vậtliên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì thanh tra viên thuế đang thihành nhiệm vụ được quyền tạm giữ tài liệu, tang vật đó. Trong thời hạn hai mươibốn giờ, kể từ khi tạm giữ tài liệu, tang vật, thanh tra viên thuế phải báo cáothủ trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc trưởng đoàn thanh tra thuế ra quyết định tạmgiữ tài liệu, tang vật; trong thời hạn tám giờ làm việc, kể từ khi được báocáo, người có thẩm quyền phải xem xét và ra quyết định tạm giữ. Trường hợp ngườicó thẩm quyền không đồng ý việc tạm giữ thì thanh tra viên thuế phải trả lạitài liệu, tang vật trong thời hạn tám giờ làm việc.
4. Khi tạm giữ tài liệu, tang vậtliên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế, thanh tra viên thuế phải lậpbiên bản tạm giữ. Trong biên bản tạm giữ phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loạicủa tài liệu, tang vật bị tạm giữ; chữ ký của người thực hiện tạm giữ, ngườiđang quản lý tài liệu, tang vật vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ có tráchnhiệm bảo quản tài liệu, tang vật tạm giữ và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếutài liệu, tang vật bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng.
Trong trường hợp tài liệu, tangvật cần được niêm phong thì việc niêm phong phải được tiến hành ngay trước mặtngười có tài liệu, tang vật; nếu người có tài liệu, tang vật vắng mặt thì việcniêm phong phải được tiến hành trước mặt đại diện gia đình hoặc đại diện tổ chứcvà đại diện chính quyền, người chứng kiến.
5. Tang vật là tiền Việt Nam,ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý và những vật thuộc diện quản lý đặc biệtphải được bảo quản theo quy định của pháp luật; tang vật là hàng hóa, vật phẩmdễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải tiến hành lập biên bản và tổchức bán ngay để tránh tổn thất; tiền thu được phải được gửi vào tài khoản tạmgiữ mở tại Kho bạc Nhà nước để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp,69 tiềnphạt.
6. Trong thời hạn mười ngày làmviệc, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tài liệu, tangvật bị tạm giữ theo những biện pháp trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cánhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tài liệu, tangvật bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tài liệu, tang vật có thể được kéo dài đối vớinhững vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh, nhưng tối đa không quá sáu mươingày, kể từ ngày tạm giữ tài liệu, tang vật. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tàiliệu, tang vật phải do người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều nàyquyết định.
7. Cơ quan quản lý thuế phảigiao một bản quyết định tạm giữ, biên bản tạm giữ, quyết định xử lý tài liệu,tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế cho tổ chức, cá nhân cótài liệu, tang vật bị tạm giữ.
Điều 91.Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lýthuế có quyền quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đếnhành vi trốn thuế, gian lận thuế. Trong trường hợp nơi cất giấu tài liệu, tangvật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế là nơi ở thì phải được sự đồngý bằng văn bản của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Việc khám nơi cất giấu tàiliệu, tang vật được tiến hành khi có căn cứ về việc cất giấu tài liệu, tang vậtliên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
3. Khi khám nơi cất giấu tài liệu,tang vật phải có mặt người chủ nơi bị khám và người chứng kiến. Trong trường hợpngười chủ nơi bị khám vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đạidiện chính quyền và hai người chứng kiến.
4. Không được khám nơi cất giấutài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế vào ban đêm,ngày lễ, ngày tết, khi người chủ nơi bị khám có việc hiếu, việc hỉ, trừ trườnghợp phạm pháp quả tang và phải ghi rõ lý do vào biên bản.
69 Cụm từ “tiền chậm nộp,” đượcbổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm2013.
5. Mọi trường hợp khám nơi cấtgiấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế đều phảicó quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khámnơi cất giấu tài liệu, tang vật phải được giao cho người chủ nơi bị khám một bản.
ChươngXI
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾTĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ
Điều 92. Trườnghợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
1. Người nộp thuế nợ tiền thuế,tiền chậm nộp, 70 tiền phạt vi phạm pháp luật vềthuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền chậm nộp, 71 tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
2. Người nộp thuế nợ tiền thuế,tiền chậm nộp, 72 tiền phạt vi phạm pháp luật vềthuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
3. Người nộp thuế còn nợ tiềnthuế, tiền chậm nộp, 73 tiền phạt có hành vi pháttán tài sản, bỏ trốn.
4. 74 Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế đượccơ quan quản lý thuế cho phép nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá mườihai tháng, kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Việc nộp dần tiền nợthuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh củatổ chức tín dụng. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngàytính trên số tiền thuế chậm nộp.
Điều 93.Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
1. 75 Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản củađối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước,ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lươnghoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đốivới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Thông báo hóa đơn không còngiá trị sử dụng;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giátài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
e) Thu tiền, tài sản khác của đốitượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khácđang nắm giữ;
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăngký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạtđộng, giấy phép hành nghề.
2. Các biện pháp cưỡng chế thihành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực,kể từ khi tiền thuế, tiền chậm nộp, 76 tiền phạtđã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
3. 77 Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này thực hiệntheo quy định tại các điều 97, 98, 98a, 99, 100, 101 và 102 của Luật này và quyđịnh khác của các văn bản pháp luật có liên quan. Trong trường hợp người nộpthuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ra quyết địnhcưỡng chế quy định tại Điều 94 của Luật này quyết định việc áp dụng biện phápcưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách nhà nước.
Điều 94.Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế,Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quancó thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối vớicác trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 93 của Luậtnày.
Việc thu hồi giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 78 , giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề quy địnhtại điểm g khoản 1 Điều 93 của Luật này được thực hiện theo quy định của phápluật.
Điều 95.Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
1. Việc cưỡng chế thi hành quyếtđịnh hành chính thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế thi hànhquyết định hành chính thuế của người có thẩm quyền quy định tại Điều 94 của Luậtnày.
2. Quyết định cưỡng chế thihành quyết định hành chính thuế bao gồm các nội dung: ngày, tháng, năm ra quyếtđịnh; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định; họtên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hànhchính thuế; lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; biện pháp cưỡngchế thi hành quyết định hành chính thuế; thời gian, địa điểm thực hiện; cơ quanchủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; cơquan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định; dấu của cơ quanra quyết định.
3. Quyết định cưỡng chế thihành quyết định hành chính thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế thihành quyết định hành chính thuế, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạnnăm ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế; quyết định cưỡng chế phải đượcgửi cho cơ quan quản lý thuế cấp trên trực tiếp; trường hợp cưỡng chế bằng biệnpháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 93 của Luật này thì quyết định phải đượcgửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chếthi hành quyết định hành chính thuế trước khi thực hiện.
Điều 96.Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hànhchính thuế
1. Người ra quyết định cưỡng chếthi hành quyết định hành chính thuế có nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡngchế thi hành quyết định hành chính thuế.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường,thị trấn nơi có đối tượng thuộc diện cưỡng chế thi hành quyết định hành chínhthuế chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý thuế thựchiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
3. Lực lượng cảnh sát nhân dâncó trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn, hỗ trợ cơ quan quản lý thuế trong quátrình cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi có yêu cầu của người raquyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Điều 97. Cưỡngchế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hànhquyết định hành chính thuế
1. Biện pháp trích tiền từ tàikhoản áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuếcó tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụngkhác.
2. Khi nhận được quyết định cưỡngchế thi hành quyết định hành chính thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại,tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm trích số tiền ghi trong quyết định cưỡngchế thi hành quyết định hành chính thuế từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chếthi hành quyết định hành chính thuế và chuyển sang tài khoản ngân sách nhà nướctại Kho bạc Nhà nước, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người ra quyết địnhcưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và đối tượng bị cưỡng chế thihành quyết định hành chính thuế biết.
3. Quyết định cưỡng chế thihành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đốitượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực trong thời hạnba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định. Khi quyết định cưỡng chế thi hành quyếtđịnh hành chính thuế đã hết hiệu lực mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại,tổ chức tín dụng khác chưa trích đủ tiền thuế theo quyết định cưỡng chế thihành quyết định hành chính thuế thì phải thông báo bằng văn bản cho người raquyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế biết.
4. Trong thời hạn quyết định cưỡngchế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực, nếu trong tài khoản của đốitượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế còn số dư mà Kho bạc Nhànước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện việc trích tiềncủa đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để nộp vào ngânsách nhà nước theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thìbị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương XII của Luật này.
Điều 98.Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
1. Biện pháp khấu trừ một phầntiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thihành quyết định hành chính thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từsáu tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
2. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương,trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá30% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó; đối với những khoảnthu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá50% tổng số thu nhập.
3. Cơ quan, tổ chức sử dụng laođộng đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hànhquyết định hành chính thuế có các trách nhiệm sau đây:
a) Khấu trừ một phần tiền lươnghoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế vàchuyển số tiền đã khấu trừ vào tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nướctheo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế,kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiềnthuế, tiền chậm nộp, 79 tiền phạt theo quyết địnhcưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, đồng thời thông báo cho người raquyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết;
b) Trong trường hợp chưa khấutrừ đủ số tiền thuế, số tiền chậm nộp, 80 tiền phạttheo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của đối tượng bị cưỡng chế chấmdứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết địnhcưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế biết trong thời hạn năm ngày làmviệc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Cơ quan, tổ chức sử dụng laođộng đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hànhquyết định hành chính thuế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thihành quyết định hành chính thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy địnhtại Chương XII của Luật này.
Điều98a. Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng 81
1. Cưỡng chế bằng biện phápthông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng được thực hiện khi cơ quan quản lýthuế không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tạicác điểm a, b và c khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiềnthuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lýthuế có trách nhiệm thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết trong thời hạn bangày làm việc trước khi thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
3. Khi thực hiện biện pháp cưỡngchế theo quy định tại Điều này, cơ quan quản lý thuế phải thông báo công khaitrên phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 99.Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
1. 82 Biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên được áp dụng khi cơ quanquản lý thuế không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy địnhtại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủ sốtiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Không áp dụng biện pháp kê biêntài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnhtại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật ViệtNam.
2. Giá trị tài sản bị kê biên củađối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền thuế đã ghi trong quyết định cưỡngchế và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
3. Những tài sản sau đây khôngđược kê biên:
a) Thuốc chữa bệnh, lương thực,thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết địnhhành chính thuế và gia đình họ;
b) Công cụ lao động;
c) Nhà ở, đồ dùng sinh hoạt thiếtyếu cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và gia đìnhhọ;
d) Đồ dùng thờ cúng; di vật,huân chương, huy chương, bằng khen;
đ) Tài sản phục vụ quốc phòng,an ninh.
4. Trong thời hạn ba mươi ngày,kể từ ngày kê biên tài sản, đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hànhchính thuế không nộp đủ tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, 83 tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế được quyền bán đấu giá tài sản kê biên đểthu đủ tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, 84 tiền phạt.
5. Chính phủ quy định trình tự,thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp kê biêntài sản, bán đấu giá tài sản kê biên.
Điều 100.Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổchức, cá nhân khác đang giữ
1. Việc cưỡng chế thu tiền, tàisản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác (sau đây gọi là bênthứ ba) đang nắm giữ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) 85 Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chếquy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫnchưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt;
b) Cơ quan quản lý thuế có căncứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượngbị cưỡng chế.
2. Nguyên tắc thu tiền, tài sảnkhác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba được quy định như sau:
a) Bên thứ ba có khoản nợ đến hạnphải trả cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bịcưỡng chế thì có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, 86 tiền phạt thay cho đối tượng bị cưỡng chế;
b) Trường hợp tiền, tài sảnkhác của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang nắm giữ là đối tượng của cácgiao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền,tài sản khác từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Số tiền bên thứ ba nộp vàongân sách nhà nước thay cho đối tượng bị cưỡng chế được xác định là số tiền đãthanh toán cho đối tượng bị cưỡng chế.
3. Trách nhiệm của bên thứ bađang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế đượcquy định như sau:
a) Cung cấp cho cơ quan quản lýthuế thông tin về khoản nợ hoặc khoản tiền, tài sản khác đang nắm giữ của đốitượng thuộc diện cưỡng chế, trong đó nêu rõ số lượng tiền, thời hạn thanh toánnợ, loại tài sản, số lượng tài sản, tình trạng tài sản;
b) Khi nhận được văn bản yêu cầucủa cơ quan quản lý thuế thì không được chuyển trả tiền, tài sản khác cho đốitượng bị cưỡng chế cho đến khi thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặcchuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý thuế để làm thủ tục bán đấu giá sau;
c) Trong trường hợp không thựchiện được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì phải có văn bản giải trình vớicơ quan quản lý thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vănbản yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;
d) Tổ chức, cá nhân đang có khoảnnợ hoặc nắm giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết địnhhành chính thuế không thực hiện nộp thay số tiền thuế bị cưỡng chế trong thời hạnmười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì bị coilà nợ tiền thuế của Nhà nước và bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy địnhtại khoản 1 Điều 93 của Luật này.
4. 87 Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chínhthuế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức,cá nhân khác đang nắm giữ.
Điều 101.Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu 88
1. 89 Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu được thực hiện khi cơ quan hải quan không áp dụng được hoặc đã áp dụngcác biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 93 của Luậtnày nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Thủ trưởng cơ quan hải quannơi người nộp thuế có tiền thuế nợ quá hạn phải thông báo chậm nhất năm ngàylàm việc trước khi áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóanhập khẩu.
3. 90 Không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp sauđây:
a) Hàng hóa xuất khẩu không phảinộp thuế xuất khẩu;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩuphục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứutrợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
Điều 102.Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hànhnghề 91
1. Biện pháp thu hồi giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phépthành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề được thực hiện khi cơ quan quản lýthuế không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tạicác điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủsố tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lýthuế có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyềnđể thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
3. Khi thực hiện biện pháp cưỡngchế quy định tại Điều này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thôngbáo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
ChươngXII
XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬTVỀ THUẾ
Điều 103.Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế
1. Vi phạm các thủ tục thuế.
2. Chậm nộp tiền thuế.
3. Khai sai dẫn đến thiếu số tiềnthuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.
4. Trốn thuế, gian lận thuế.
Điều 104.Nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
1. Mọi hành vi vi phạm pháp luậtvề thuế được phát hiện phải được xử lý kịp thời, công minh, triệt để. Mọi hậuquả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy địnhcủa pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xửphạt hành chính thuế khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
3. Việc xử lý vi phạm pháp luậtvề thuế phải do người có thẩm quyền thực hiện.
4. Một hành vi vi phạm pháp luậtvề thuế chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện mộthành vi vi phạm pháp luật về thuế thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
Một người thực hiện nhiều hànhvi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
5. Việc xử lý vi phạm pháp luậtvề thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ,tăng nặng để quyết định mức xử phạt thích hợp.
6. Trình tự, thủ tục xử phạt viphạm pháp luật về thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.
7. Trường hợp vi phạm pháp luậtvề thuế đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo pháp luật hình sựvà pháp luật tố tụng hình sự.
Điều 105.Xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế
1. Các hành vi vi phạm thủ tụcthuế bao gồm:
a) Nộp hồ sơ đăng ký thuế saungày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế;
b) Nộp hồ sơ khai thuế trongkhoảng thời gian chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuếtheo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này hoặc ngày hết thờihạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật này;
c) Nộp hồ sơ khai thuế trongkhoảng thời gian từ ngày hết hạn phải nộp tờ khai hải quan đến trước ngày xử lýhàng hóa không có người nhận theo quy định của Luật hải quan đối với trường hợptheo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 32 của Luật này;
d) Khai không đầy đủ các nộidung trong hồ sơ thuế, trừ trường hợp người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạnquy định;
đ) Vi phạm các quy định về cungcấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
e) Vi phạm các quy định về chấphành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết địnhhành chính thuế.
2. Không xử lý vi phạm thủ tụcthuế trong trường hợp người nộp thuế được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế,gia hạn thời hạn nộp thuế.
3. Chính phủ quy định chi tiếtmức phạt đối với từng hành vi vi phạm thủ tục thuế.
Điều 106.Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế 92
1. 93 Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộpthuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyếtđịnh xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộptheo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Đối với các khoản nợ tiền thuếphát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà người nộp thuế chưa nộp vào ngânsách nhà nước, kể cả khoản tiền nợ thuế được truy thu qua kết quả thanh tra, kiểmtra của cơ quan có thẩm quyền thì được chuyển sang áp dụng mức tính tiền chậm nộptheo quy định tại khoản này từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Trường hợp người nộp thuế cung ứnghàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưađược thanh toán nên không nộp kịp thời các khoản thuế dẫn đến nợ thuế thì khôngphải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế còn nợ nhưng không vượt quá số tiềnngân sách nhà nước chưa thanh toán phát sinh trong thời gian ngân sách nhà nướcchưa thanh toán.
2. Người nộp thuế khai sai dẫnđến làm thiếu số tiền phải nộp nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ sốtiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì phải nộp tiền chậmnộp, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốnthuế.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu, nếu người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngàyđăng ký tờ khai hải quan theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 34 của Luật nàyvà chủ động nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiềnchậm nộp tính trên số tiền thuế thiếu theo quy định tại Điều này, nhưng không bịxử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.
3. Người nộp thuế tự xác định sốtiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tiền chậmnộp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp người nộp thuế khôngtự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan quản lý thuếxác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.
4. Trường hợp sau ba mươi ngày,kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền chậmnộp thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế nợvà tiền chậm nộp.
5. Cơ quan, tổ chức được cơquan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiềnphạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối vớisố tiền chậm chuyển theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 107.Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăngsố tiền thuế được hoàn 94
1. Người nộp thuế đã phản ánh đầyđủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kếtoán, hóa đơn, chứng từ nhưng khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặctăng số tiền thuế được hoàn thì phải nộp đủ số tiền thuế khai thiếu, nộp lại sốtiền thuế được hoàn cao hơn và bị xử phạt 20% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuếđược hoàn cao hơn và tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế thiếu hoặc số tiềnthuế được hoàn cao hơn.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu người nộp thuế khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăngsố tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng không thuộc các trường hợp quy định tạikhoản 6 và khoản 7 Điều 108 của Luật này thì ngoài việc nộp đủ số tiền thuế, tiềnchậm nộp theo quy định, người nộp thuế còn bị xử phạt như sau:
a) Phạt 10% số tiền thuế khaithiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn đối với trường hợp người nộpthuế tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăngký tờ khai nhưng trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sởngười nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này;
b) Phạt 20% số tiền thuế khaithiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn đối với trường hợp không thuộcquy định tại điểm a khoản này.
Điều 108.Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Người nộp thuế có một trong cáchành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quyđịnh và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn:
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế;không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hếtthời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 củaLuật này hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tạiĐiều 33 của Luật này;
2. Không ghi chép trong sổ kếtoán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
3. Không xuất hóa đơn khi bánhàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanhtoán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ bấthợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinhnghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn,số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế đượchoàn;
5. Sử dụng chứng từ, tài liệukhông hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế đượchoàn;
6. 95 Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơkhai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;
7. Cố ý không kê khai hoặc khaisai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
8. Cấu kết với người gửi hàng đểnhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế;
9. 96 Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuếkhông đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụngvới cơ quan quản lý thuế.
Điều 109.Thẩm quyền xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
1. Đối với hành vi vi phạm quyđịnh tại khoản 1 Điều 103 của Luật này thì thẩm quyền xử phạt được thực hiệntheo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với hành vi quy định tạicác khoản 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật này thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế,Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quanthuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm pháp luật vềthuế.
Điều 110.Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế 97
1. Đối với hành vi vi phạm thủtục thuế, thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
2. Đối với hành vi trốn thuế,gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai thiếu sốthuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, thời hiệu xử phạt là năm năm, kể từngày thực hiện hành vi vi phạm.
3. Quá thời hiệu xử phạt vi phạmpháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ sốtiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vàongân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiệnhành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ sốtiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp chotoàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Điều 111.Miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
1. Người bị xử phạt vi phạmpháp luật về thuế có quyền đề nghị miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế trongtrường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khảkháng khác.
2. Không miễn xử phạt vi phạmpháp luật về thuế đối với các trường hợp đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạmpháp luật về thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Chính phủ quy định thẩm quyền,thủ tục miễn xử phạt.
Điều 112.Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với cơ quan quản lý thuế
1. Cơ quan quản lý thuế thực hiệnkhông đúng theo quy định của Luật này, gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phảibồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp ấn định thuế,hoàn thuế sai do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế phải bồithường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan.
Điều 113.Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với công chức quản lý thuế
1. Công chức quản lý thuế gâyphiền hà, khó khăn cho người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp phápcủa người nộp thuế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luậthoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phảibồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Công chức quản lý thuế thiếutinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai quy định của pháp luật về thuế thì tùytheo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệmhình sự, nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường theo quy địnhcủa pháp luật.
3. Công chức quản lý thuế lợi dụngchức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người nộp thuế, tổ chức kinhdoanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bịxử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Công chức quản lý thuế lợi lợidụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế,tiền chậm nộp, 98 tiền phạt vi phạm pháp luật vềthuế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứutrách nhiệm hình sự và phải bồi thường cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế, tiềnchậm nộp, 99 tiền phạt đã sử dụng trái phép, chiếmdụng, chiếm đoạt theo quy định của pháp luật.
Điều 114.Xử lý vi phạm đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảolãnh nộp tiền thuế
1. Ngân hàng thương mại, tổ chứctín dụng khác không thực hiện trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản của người nộpthuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, 100 tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế phải nộp củangười nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì tùy theo từng trường hợpcụ thể xử lý như sau:
a) Ngân hàng thương mại, tổ chứctín dụng khác không bị xử phạt trong trường hợp tại thời điểm đó tài khoản tiềngửi của người nộp thuế không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tàikhoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủsố tiền thuế, tiền chậm nộp, 101 tiền phạt vi phạmpháp luật về thuế mà người nộp thuế phải nộp;
b) Ngân hàng thương mại, tổ chứctín dụng khác bị xử lý vi phạm trong trường hợp tại thời điểm đó tài khoản tiềngửi của người nộp thuế có số dư đủ hoặc thừa so với số tiền thuế, tiền chậm nộp, 102 tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế mà người nộpthuế phải nộp nhưng ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiệntrích toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền phải nộp của người nộp thuế thìngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng đó bị phạt số tiền tương ứng vớisố tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước.
2. Người bảo lãnh việc thực hiệnnghĩa vụ thuế phải nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, 103 tiền phạt thay cho người nộp thuế được bảo lãnh trong trường hợp người nộp thuếkhông nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước hoặc vi phạm pháp luật vềthuế.
Điều 115.Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Tổ chức, cá nhân có liênquan có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, khôngthực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì tùy theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hìnhsự theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có liênquan không thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định của Luật này thì tùytheo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệmhình sự theo quy định của pháp luật.
ChươngXIII
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHỞIKIỆN
Điều 116.Khiếu nại, tố cáo
1. Người nộp thuế, tổ chức, cánhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩmquyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hànhchính của công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành viđó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Công dân có quyền tố cáo cáchành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, công chức quản lý thuế hoặctổ chức, cá nhân khác.
3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạngiải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếunại, tố cáo.
Điều 117.Khởi kiện
Việc khởi kiện quyết định củacơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế được thực hiện theo quy định củapháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Điều 118.Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại,tố cáo về thuế
1. Cơ quan quản lý thuế khi nhậnđược khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế phải xem xét, giải quyếttrong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Cơ quan quản lý thuế nhận đượckhiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế có quyền yêu cầu người khiếu nạicung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từchối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.
3. Cơ quan quản lý thuế phảihoàn trả số tiền thuế, số tiền chậm nộp, 104 tiềnphạt thu không đúng cho người nộp thuế, bên thứ ba trong thời hạn mười lămngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế cấp trênhoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
ChươngXIV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 105
Điều 119.Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thihành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
2. Bãi bỏ các quy định về quảnlý thuế trong các luật, pháp lệnh về thuế và Luật hải quan mà Luật này có quy định.
Điều 120.Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành các điều 9, 19, 27, 30, 31, 32, 42, 43, 49, 60, 62, 72, 76,89, 90, 91, 99, 104, 105, 111 của Luật này và các nội dung cần thiết khác theoyêu cầu quản lý thuế để thi hành Luật này.
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT CHỦ NHIỆM |
1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế có căncứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theoNghị quyết số 51/2001/QH10 ;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ”. Luật số71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế có căn cứ banhành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã đượcsửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 , Luật thuế thu nhập cánhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 , Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổsung một số điều theo Luật số 31/2013/QH13 , Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 ,Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luậtsố 21/2012/QH13, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 , Luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 , Luật hải quan số 54/2014/QH13 .”
Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt vàLuật quản lý thuế có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một sốđiều theo Luật số 31/2013/QH13, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 đãđược sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 70/2014/QH13 , Luật quản lý thuếsố 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13và Luật số 71/2014/QH13.”
Cụm từ “tiền chậm nộp,” được bổ sung theo quy định tạikhoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtquản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
2 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
3 Khoản này được bổsung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
4 Khoản này được bổsung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
5 Khoản này được bổsung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
6 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
7 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
8 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
9 Khoản này được bổsung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
10 Khoản này đượcbổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm2013.
11 Khoản này đượcbổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm2013.
12 Khoản này được sửađổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7năm 2013.
13 Khoản này đượcsửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
14 Khoản này đượcbổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm2013.
15 Khoản này đượcbổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm2015.
16 Khoản này đượcsửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
17 Khoản này đượcsửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
18 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
19 Khoản này đượcbổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm2013.
20 Cụm từ “hoặc giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp” được bổ sung theo quy định tại khoản 37 Điều 1của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, cóhiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
21 Khoản này đượcbổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm2013.
22 Khoản này đượcsửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật số 71/2014/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng01 năm 2015.
23 Khoản này được bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật số21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kểtừ ngày 01 tháng 7 năm 2013 như sau:
“1a. Hồ sơ khai thuế đối vớithuế khai và nộp theo quý bao gồm:
a) Tờ khai thuế quý;
b) Bảng kê hóa đơn hàng hóa,dịch vụ bán ra (nếu có);
c) Bảng kê hóa đơn hàng hóa,dịch vụ mua vào (nếu có);
d) Tài liệu khác có liên quanđến số thuế phải nộp.”
Khoản này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 5 của Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều củacác luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
24 Khoản này đượcsửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
25 Khoản này đượcsửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
26 Khoản này đượcsửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
27 Khoản này đượcsửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
28 Khoản này đượcsửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
29 Khoản này đượcsửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
30 Khoản này đượcsửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
31 Điều này được sửađổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7năm 2013.
32 Khoản này đượcbãi bỏ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt vàLuật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
33 Điều này được sửađổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01năm 2015.
34 Điều này được sửađổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7năm 2013.
35 Điều này được sửađổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7năm 2013.
36 Khoản này đượcsửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
37 Điểm này đượcbãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm2015.
38 Cụm từ “vàkhông phải nộp tiền” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kểtừ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
39 Điều này được sửađổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7năm 2013.
40 Khoản nà y được sửa đổi, bổ sung theo qu y đị nh tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01tháng 7 năm 2013.
41 Từ “phạt” trongcụm từ “tiền phạt chậm nộp” được bỏ theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luậtsố 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lựckể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
42 Điều này được sửađổi, bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7năm 2013.
43 Điều này được sửađổi, bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7năm 2013.
44 Điều này được sửađổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệtvà Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
45 Khoản nà y được sửa đổi, bổ sung theo qu y đị nh tại khoản 19 Điều 1 của Lu ật số21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kểtừ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
46 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
47 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
48 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
49 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
50 Khoản này đượcbổ sung theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm2013.
51 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
52 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
53 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
54 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
55 Khoản này được sửađổi theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
56 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
57 Điều này được sửađổi, bổ sung theo quy định tại khoản 22 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7năm 2013.
58 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
59 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
60 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
61 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
62 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
63 Khoản nà y được sửa đổi, bổ sung theo qu y đị nh tại khoản 23 Điều 1 của Lu ật số21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kểtừ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
64 Cụm từ “hoặc giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp” được bổ sung theo quy định tại khoản 37 Điều 1của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, cóhiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
65 Cụm từ “hoặc giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp” được bổ sung theo quy định tại khoản 37 Điều 1của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, cóhiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
66 Cụm từ “hoặc giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp” được bổ sung theo quy định tại khoản 37 Điều 1của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, cóhiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
67 Điểm này đượcbãi bỏ theo quy định tại khoản 38 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm2013.
68 Điều này được sửađổi theo quy định tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
70 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
71 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
72 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
73 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
74 Khoản này được bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 25 Điều 1 của Luậtsố 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lựckể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 như sau:
“Chưa thực hiện biện pháp cưỡngchế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế cho phép nộpdần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá mười hai tháng, kể từ ngày bắt đầu củathời hạn cưỡng chế thuế. Việc nộp dần tiền nợ thuế được xem xét trên cơ sở đềnghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Người nộp thuếphải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Chính phủ quy định chi tiếtkhoản này.”
Khoản này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 3 của Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế,có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
75 Khoản này đượcsửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 26 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
76 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
77 Khoản này đượcbổ sung theo quy định tại khoản 26 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm2013.
78 Cụm từ “hoặc giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp” được bổ sung theo quy định tại khoản 37 Điều 1của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, cóhiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
79 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
80 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
81 Điều này được bổsung theo quy định tại khoản 27 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm2013.
82 Khoản nà y được sửa đổi, bổ sung theo qu y đị nh tại khoản 28 Điều 1 của Lu ật số21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kểtừ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
83 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
84 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
85 Điểm này được sửađổi, bổ sung theo quy định tại khoản 29 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7năm 2013.
86 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
87 Khoản này đượcbổ sung theo quy định tại khoản 29 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm2013.
88 Tên Điều này đượcsửa đổi theo quy định tại khoản 30 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm2013.
89 Khoản này đượcsửa đổi theo quy định tại khoản 30 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm2013.
90 Khoản này đượcbổ sung theo quy định tại khoản 30 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm2013.
91 Điều này được sửađổi, bổ sung theo quy định tại khoản 31 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7năm 2013.
92 Điều này được sửađổi, bổ sung theo quy định tại khoản 32 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7năm 2013.
93 Khoản này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 32 Điều 1của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, cóhiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 như sau:
“Người nộp thuế chậm nộp tiềnthuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trongthông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quanquản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức lũy tiến0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quáchín mươi ngày; 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậmnộp vượt quá thời hạn chín mươi ngày.”
Khoản này được sửa đổi, bổ sunglần thứ hai theo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm2015 như sau:
“Người nộp thuế chậm nộp tiềnthuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trongthông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quanquản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngàytính trên số tiền thuế chậm nộp.
Trường hợp người nộp thuếcung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nướcnhưng chưa được thanh toán nên không nộp kịp thời các khoản thuế dẫn đến nợ thuếthì không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế còn nợ nhưng không vượtquá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán phát sinh trong thời gian ngânsách nhà nước chưa thanh toán.”
Khoản này được sửa đổi, bổ sung lần thứ ba theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 3 của Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế,có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
94 Điều này được sửađổi, bổ sung theo quy định tại khoản 33 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7năm 2013.
95 Khoản này đượcsửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 34 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
96 Khoả n này đượcsửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 34 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
97 Điều này được sửađổi, bổ sung theo quy định tại khoản 35 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7năm 2013.
98 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
99 Cụm từ “tiền chậmnộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng7 năm 2013.
100 Cụm từ “tiềnchậm nộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kểtừ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
101 Cụm từ “tiềnchậm nộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kểtừ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
102 Cụm từ “tiềnchậm nộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kểtừ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
103 Cụm từ “tiềnchậm nộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kểtừ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
104 Cụm từ “tiềnchậm nộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kểtừ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
105 Điều 2 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lýthuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 quy định như sau:
“Điều 2
1. Luật này có hiệu lực thihành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
2. Các nội dung về thanh trathuế quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 khác với quy định tại Luậtthanh tra thì thực hiện theo quy định tại Luật thanh tra.
3. Đối với các khoản tiền thuếnợ, tiền phạt còn nợ không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7năm 2007, Chính phủ tổ chức thực hiện xóa nợ và báo cáo Quốc hội kết quả đối vớicác trường hợp sau đây:
a) Tiền thuế nợ, tiền phạt củahộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn, không thanh toán được nợ thuế, đã ngừng kinhdoanh;
b) Tiền thuế nợ, tiền phạt củadoanh nghiệp nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền; tiềnthuế nợ, tiền phạt của doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyểnđổi sở hữu và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ thuếnày.
4. Chính phủ quy định chi tiết,hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.”
Điều 6 của Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01tháng 01 năm 2015 quy định như sau:
“Điều 6
1. Luật này có hiệu lực thihành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2. Bãi bỏ các nội dung quy địnhvề tỷ giá khi xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế, thu nhập tính thuế,thu nhập chịu thuế và thuế nộp ngân sách nhà nước tại:
a) Điều 8 và khoản 3 Điều 9 củaLuật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một sốđiều theo Luật số 32/2013/QH13;
b) Khoản 1 Điều 6 của Luậtthuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theoLuật số 26/2012/QH13;
c) Khoản 3 Điều 7 của Luậtthuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theoLuật số 31/2013/QH13;
d) Điều 6 của Luật thuế tiêuthụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ;
đ) Khoản 3 Điều 9 và Điều 14của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ;
e) Khoản 4 Điều 86 của Luật hảiquan số 54/2014/QH13 .
3. Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật quản lýthuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số21/2012/QH13.
4. Bãi bỏ các quy định liênquan đến việc xác định thuế đối với cá nhân kinh doanh tại khoản 1 Điều 19, khoản1 Điều 20 và khoản 1 Điều 21 của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đãđược sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13.
5. Chính phủ, cơ quan có thẩmquyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.”
Điều 4 của Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụđặc biệt và Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy địnhnhư sau:
“Điều 4
1. Luật này có hiệu lực thihành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Khoản 4 Điều 3 của Luậtnày có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2016.
3. Chính phủ quy định chi tiếtcác điều, khoản được giao trong Luật.”
Lược đồ
Lược đồ văn bản giúp bạn xác định vị trí của văn bản hiện tại trong mối quan hệ với các văn bản liên quan, bao gồm các văn bản ban hành trước và sau, từ đó nắm bắt nhanh các quy định hiện hành và các quy định đã được ban hành trước và sau.
Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật quản lý thuế
Cơ quan ban hành: Văn phòng Quốc hội
Số hiệu: 03/VBHN-VPQH
Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Ngày ban hành: 28/04/2016
Lĩnh vực: Thuế - Phí - Lệ phí
Ngày đăng công báo: 17/05/2016
Số công báo: Từ số 337 đến số 338
Người ký: Nguyễn Hạnh Phúc
Ngày hết hiệu lực: 01/07/2020
Hiệu lực
Cung cấp thông tin về văn bản gồm ngày ban hành, ngày có hiệu lực, ngày hết hiệu lực, trạng thái hiệu lực của văn bản, cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi văn bản này.
Văn bản liên quan
Tổng hợp toàn bộ các văn bản có liên quan đến Văn bản đang xem, phân loại để dễ theo dõi danh mục văn bản theo từng kiểu liên quan đến Văn bản đang xem.