1. Tìm hiểu chung về cũ khí hạt nhân
1.1. Vũ khí hạt nhân là gì?
Vũ khí hạt nhân là một nỗi ám ảnh lớn đối với mọi quốc gia trên thế giới trong hành trình chiến tranh lịch sử bao năm tháng ròng rã. Vũ khí hạt nhân (Nuclear weapon) hay còn gọi là vũ khí nguyên tử là một thiết bị nổ mà yếu tố hủy diệt của nó được tạo ra bởi các phản ứng hạt nhân - phân hạch hoặc nhiệt hạch. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất có sức công phá lớn hơn bất kỳ loại vũ khí quy ước nào. Sức công phá của nó tương đương với 30.000 đến 300 ngàn tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố lớn. Nếu sức công phá là 1 triệu tấn thì có thể phá hủy với bán kính từ 100 đến 160km
Vũ khí hạt nhân được tạo nên bởi quá trình phân hạch nên các loại vũ khí hạt nhân sẽ thường bao gồm bom nguyên tử hay còn gọi là bom A, cao cấp hơn có khinh khí hay còn gọi là bom hydro, bom H, hay bom nhiệt hạch. Loại bom này có thể giải thoát một năng lượng lớn hơn hàng ngàn lần so với bom nguyên tử. Và ngày nay còn tồn tại một loại vũ khí hạt nhân tinh vi hơn cho một mục đích đặc biệt đó là Bom neutron. Về lý thuyết các vũ khí phản vật chất, trong đó sử dụng các phản ứng giữa vật chất và phản vật chất, không phải là vũ khí hạy nhân nhưng nó có thể là một vũ khí với sức công phá cao hơn cả vũ khí hạt nhân.
1.2. Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì?
Vũ khí hạt nhân chiến thuật (Tactical nuclear weapon - TNW) là một vũ khí hạt nhân loại nhỏ được dùng để phá hủy các mục tiêu quân sự, viễn thông hoặc cơ sở hạ tầng với sức công phá là 13 và 22 kiloton. Vũ khí hạt nhân chiến thuật bao gồm bom trọng lực, tên lửa tầm ngắn, đạn pháo, mìn, ngư lôi... được trang bị phần chiến đấu hạt nhân. Các loại vũ khí chiến thuật nhỏ, di động cho hai người hoặc di động bằng xe tải đôi khi được gọi là vũ khí hạt nhân vali như Bom phá nguyên tử đặc biệt và súng trường không giật Davy Crockett đều đã được phát triển, nhưng khó kết hợp đủ công suất với tính di động vì vậy mà việc sử dụng quân sự của chúng bị hạn chế
Công suất của vũ khí hạt nhân chiến thuật thường thấp hơn so với vũ khí hạt nhân chiến lược nhưng vẫn vô cùng mạnh, một số đầu đạn có công suất khác nhau có thể sử dụng cho cả hai vai trò. Ví dụ như đầu đạn W89 200 kiloton được thiết kế để trang bị cho cả các tên lửa chiến thuật chống ngầm Sea Lance và tên lửa SRAM II phóng từ máy bay ném bom chiến lược. Đầu đạn hạt nhân chiến thuật hiện đại có công suất lên tới hàng chục kiloton, vượt xa công suất của bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Thực chất không thể xác định cụ thế sức mạnh công pahs của loại vũ khí hạt nhân chiến thuật bởi chúng khác nhau về khả năng. Các vũ khí hiện đại sẽ có đương lượng nổ từ 1 đến 10 kiloton (đơn vị đo đương lượng nổ tương đương với 1000 tấn thuốc nổ TNT).
Một số vũ khí hạt nhân chiến thuậ được thiết kế đặc biệt nhằm nâng cao tính năng chiến đấu của chúng như công suất nổ thay đổi, sử dụng cho các tình huống khác nhau hoặc vũ khí bức xạ tăng cường (bom neutron), tối đa hóa yếu tố sát thương bởi bức xạ ion hóa và giảm thiểu hiệu ứng nổ...
Vũ khí hạt nhân chiến thuật không bị điều ước bởi bất kỳ hiệp ước quốc tế nào. Và bên cạnh đó, các siêu cường hạt nhân hiểu rõ sức công phá của vũ khí hạt nhân chiến thuật không lớn như sức công phá của vũ khí hạt nhân nêu trên. Do vậy cho đến bây giừo loại vũ khí hạt nhân chiến thuật này vẫn còn tồn tại nhờ sức công phá không đến mức gây thiệt hại, hủy diệt thế giới, xóa sổ hành tinh.
1.3. Hậu quả của việc sử dụng vũ khí hạt nhân?
Vũ khí hạt nhân từng là biểu tượng cho sức mạnh quân sự và sức mạnh quốc gia. Việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân thường để kiểm tra các thiết kế mới cũng như là gửi đi thông điệp chính trị. Tuy nhiên thì năng lượng được giải thoát bởi một vụ nổ bom hạt nhân là vô cùng lớn, sức công phá đo được là vài ngàn kiloton đến megaton. Do vậy sức ảnh hưởng, sức hủy diệt của nó là vô cùng tàn khốc. Nếu bị sử dụng vô tội vạ thì những người vô tội, những quốc gia trên hành tinh sẽ bị tạn phá, "xóa sổ" khỏi hành tinh. Hiện nay vũ khí hạt nhân được xác định là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt duy nhất chưa thực sự bị cấm trên thế giới mặc dù các vũ khí sinh học và vũ khí hóa học đã bị cấm
Chúng ta đã không còn xa lạ gì với sức phá hoại khủng khíếp đầy ám ảnh của bon hạt nhân trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Bên cạnh đó một vụ bom hạt nhân nổ còn gây ảnh hưởng lớn tới môi trường sống và các sinh vật trong một thời gian dài.
Thứ hai là ảnh hưởng của bụi phóng xạ. Bức xạ của một vụ nổ hạt nhân là hệ quả thứ yếu nhưng nguy hiểm hơn nhiều so với áp lực của một vụ nổ. Nguy cơ nghiêm trọng nhất hiện diện trong 48 giờ sau vụ nổ. Trong trường hợp không có tuyết hoặc mưa, những yếu tố có thể giúp kéo bụi phóng xạ xxuoongs mặt đất nhanh hơn thì các hạt bụi phóng xạ sẽ lan truyền đi rất nhanh và gây khả năng chết người bị ngộ độc bức xạ cấp tính. Những trường hợp nhẹ hơn thì bị ung thư trong suốt phần đời còn lại của họ
Thứ ba là phóng xạ và bụi phóng xạ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe sinh vật sống. Tùy thuộc vào quy mô của một cuộc xung đột hạt nhân thì mức ảnh hưởng của nó có thể chạm đến cả ô nhiễm khí hậu
2. Pháp luật quy định như nào về việc sử dụng vũ khí hạt nhân?
Với những ảnh hưởng tàn khốc và đáng sợ của vũ khí hạt nhân nêu trên vậy pháp luật các nước có quy định gì về việc sử dụng loại vũ khí hủy diệt lớn nhất này không?
Thực chất việc sử dụng vũ khí hạt nhân được xem là một biểu tượng sức mạnh quân sự của một quốc gia và là một thông điệp ngầm về chính tri. Do vậy việc sử dụng vũ khí hạt nhân hiện nay vẫn chưa bị cấm triệt để hoàn toàn. Hiện nay xét thấy sự hủy diệt do một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra đối với tòa thể nhân loại và sự cần thiết tất yếu có thể tập trung mọi cố gắng để ngăn ngừa hiểm họa của một cuộc chiến tranh như vậy và tiến hành mọi biện pháp để bảo vệ an ninh cho nhân loại thì Liên hợp quốc đã có một Hiệp ước quốc tế để chống việc phổ biến vũ khí hạt nhân là Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Tuy nhiên có thể thấy hiện nay ngày càng nhiều quốc gia không chỉ đơn thuần coi vũ khí hạt nhân là một biện pháp tự vệ hay răn đe mà đã hướng đến coi chúng như một thành phần của chiến lược chiến tranh. Đáng lo ngại là trong những nỗ lực chung của nhân loại đang thiếu vắng cam kết từ chính những cường quốc hạt nhân thế giới. Và chính vì vậy nhằm hướng đến một ràng buộc pháp lý quốc tế về việc cấm hoàn toàn vũ khí hạt nhân, loại trừ chúng hoàn toàn thì Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân ra đời qua nhiều cuộc đàm phán từ đầu tháng 2 năm 2017 kéo dài đến ngày 7 tháng 7 năm 2017 . Văn bản của hiệp ước đã được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu gần như nhất trí vào ngày 7 tháng 7 năm 2017 trong đó có 124 trong số 193 thành viên của Liên Hợp Quốc tham gia. Hội nghị dẫn tới hiệp ước này chủ yếu bị tẩy chay bởi các quốc gia có vũ khí hạt nhân cũng như tất cả các thành viên của NATO (ngoại trừ Hà Lan) đã đều bỏ phiếu chống lại hiệp ước này. Ví dụ như Nhật Bản mặc dù là quốc gia duy nhất đã phải hứng chịu sự tàn phá của các vụ ném bom nguyên tử nhưng cũng lại từ chối tham gia vào hiệp ước. Nhật Bản cho biết nước này không có ý định tham gia hiệp ước vì thấy rằng cần phải theo đuổi một lộ trình chắc chắn và thiết thực hướng tới giải trừ quân bị hạt nhân. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản cũng nhấn mạnh: "Cách tiếp cận của hiệp ước khác so với quan điểm của Nhật Bản do đó chúng tôi sẽ không tham gia hiệp ước. Đây là lập trường Nhật Bản đã khẳng định và sẽ không thay đổi"
Như vậy thì việc sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn chưa thể bị cấm hoàn toàn, toàn diện và trên toàn cầu như vũ khí sinh học hoặc vũ khí hóa học, nó vẫn được sử dụng như một biểu tượng sức mạnh chính trị của một quốc gia. Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) anmw 1968 chỉ bao gồm một phần cấm, và các hiệp định khu vực cấm vũ khí hạt nhật chỉ ở một số khu vực địa lý nhất định.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì? Vũ khí hạt nhân có bị cấm? do Công ty Luật Minh Khuê gửi tới quý khách mang tính tham khảo thêm. Nếu bài viết chưa được rõ các ý và chưa giúp quý khách hiểu về vấn đề này, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trựo và giải đáp mọi thắc mắc! Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!