1. Hành vi vi phạm quy định về chương trình đào tạo bị xử phạt thế nào ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 10 Văn bản hợp nhất số 1307/VBHN-BLĐTBXH, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có hành vi vi phạm quy định về chương trình đào tạo bị xử phạt như sau:

- Hành vi không dạy đủ số giờ học theo quy định của chương trình đào tạo của một môn học hoặc mô-đun:

+) Vi phạm dưới 5% số giờ học: Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

+) Vi phạm từ 5% - dưới 10% số giờ học: Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng.

+) Vi phạm từ 10% - dưới 15% số giờ học: Phạt tiền từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng.

+) Vi phạm từ 15% - dưới 20% số giờ học: Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.

+) Vi phạm từ 20% số giờ học trở lên: Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.

- Hành vi không xây dựng tiến độ đào tạo, kế hoạch đào tạo, kế hoạch giáo viên, giảng viên theo quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.

- Hành vi không sử dụng hoặc sử dụng không đúng biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học theo quy định:  Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.

- Hành vi không thực hiện đúng quy định về quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo: Phạt tiền từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng.

- Hành vi ban hành chương trình đào tạo không đúng với mục tiêu, phạm vi và cấu trúc nội dung của chương trình đào tạo:

+) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng.

+) Đối với trường trung cấp: Phạt tiền từ 15.000.000 - 20.000.000 đồng.

+) Đối với trường cao đẳng: Phạt tiền từ 20.000.000 - 25.000.000 đồng.

- Hành vi tự ý thêm, bớt nội dung môn học hoặc mô-đun hoặc không tổ chức bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp đã quy định trong chương trình giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.

- Hành vi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp không đúng thời gian đào tạo hoặc hình thức đào tạo đối với chương trình giáo dục nghề nghiệp với nước ngoài: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động đào tạo từ 06 tháng đến 12 tháng.

- Hành vi giảng dạy chương trình giáo dục nghề nghiệp với nước ngoài không đúng theo chương trình trong hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động đào tạo từ 06 tháng đến 12 tháng.

Các biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng:

- Buộc xây dựng tiến độ đào tạo, kế hoạch đào tạo, kế hoạch giáo viên, giảng viên và sử dụng biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học theo quy định.

- Buộc xây dựng lại chương trình giáo dục nghề nghiệp.

- Buộc giảng dạy bổ sung số giờ học còn thiếu, tổ chức bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp.

- Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí cho người học nếu không chuyển được người học sang học ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác.

(Việc áp dụng biện pháp nào phụ thuộc vào từng hành vi vi phạm cụ thể)

2. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quy mô lớp học

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 11 Văn bản hợp nhất số 1307/VBHN-BLĐTBXH, trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp có hành vi bố trí số lượng học viên, học sinh, sinh viên trong một lớp học vượt quá mức quy định bị xử phạt như sau:

- Vượt quá mức quy định dưới 15%: Phạt tiền từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng.

- Vượt quá mức quy định từ 15% - dưới 30%: Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.

- Vượt quá mức quy định từ 30% trở lên: Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc thực hiện việc bố trí số lượng học viên, học sinh, sinh viên trong một lớp học đúng quy định.

3. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về liên thông, liên kết đào tạo

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 12 Văn bản hợp nhất sô 1307/VBHN-BLĐTBXH, hành vi vi phạm quy định về liên thông, liên kết đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt như sau:

- Hành vi vi phạm quy định về đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp nếu

+) Tổ chức đào tạo liên thông không đủ các điều kiện theo quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng.

+)  Tổ chức đào tạo liên thông các ngành, nghề hoặc trình độ đào tạo khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền: Phạt tiền từ 30.000.000 - 40.000.000 đồng.

- Hành vi sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài mà chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng: Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.

+) Hình thức xử phạt bổ sung: Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Hành vi không thông tin hoặc thông tin không đầy đủ trên trang thông tin điện tử của cơ sở liên kết về chương trình liên kết đào tạo, đối tác liên kết, địa điểm tổ chức đào tạo, hình thức đào tạo, thời gian đào tạo, mức thu học phí, kinh phí đào tạo và trách nhiệm của các bên tham gia liên kết: Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.

- Hành vi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nước ngoài mà chưa được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng: Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng.

+) Hình thức xử phạt bổ sung: Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Hành vi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo ngành, nghề không thuộc danh mục ngành, nghề đào tạo được phép hợp tác đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam: Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng.

+) Hình thức xử phạt bổ sung: Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Hành vi liên kết đào tạo mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép: Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng.

+) Hình thức xử phạt bổ sung: Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Hành vi liên kết đào tạo mà không bảo đảm điều kiện về phòng học, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và đội ngũ giáo viên, giảng viên theo quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng.

+) Hình thức xử phạt bổ sung: Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Hành vi liên kết đào tạo mà không ký kết hợp đồng liên kết đào tạo hoặc ký kết hợp đồng liên kết đào tạo sau khi đã tổ chức đào tạo: Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng.

+) Hình thức xử phạt bổ sung: Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Hành vi liên kết đào tạo với tổ chức, cá nhân không có tư cách pháp lý để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng.

+) Hình thức xử phạt bổ sung: Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả cho người học các khoản tiền đã thu; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước và chịu mọi chi phí hoàn trả;

- Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến chương trình liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp.

- Buộc thực hiện đúng, đầy đủ việc giao kết hợp đồng liên kết đào tạo theo quy định.

(Việc áp dụng biện pháp nào phụ thuộc vào từng hành vi vi phạm cụ thể)

4. Hành vi vi phạm quy định về giao kết HĐĐT bị xử phạt như thế nào ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 13 văn bản hợp nhất số 1307/VBHN-BLĐTBXH, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp không giao kết hợp đồng đào tạo hoặc giao kết hợp đồng đào tạo không đầy đủ nội dung theo quy định với một trong các mức dưới đây bị xử phạt như sau:

- Vi phạm dưới 10 người học: Phạt tiền từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng

- Vi phạm từ 10 người đến 50 người học: Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.

- Vi phạm từ 51 người học đến 100 người học: Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.

- Vi phạm từ 101 người đến 500 người học: Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng.

- Vi phạm từ 501 người học trở lên: Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả:  Buộc thực hiện giao kết hợp đồng đào tạo hoặc giao kết đúng, đầy đủ nội dung của hợp đồng đào tạo theo quy định.

5. Tuyển sinh sai đối tượng bị xử phạt như thế nào ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 9 Văn bản hợp nhất số 1307, hành vi vi phạm các quy định về đối tượng tuyển sinh có thể bị xử phạt như sau:

- Hành vi tuyển sinh sai đối tượng ở trình độ sơ cấp:

+) Sai dưới 10 người: Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

+) Sai từ 10 đến dưới 20 người học: Phạt tiền từ 500.000 đồng - 2.000.000 đồng.

+) Sai từ 20 người học trở lên: Phạt tiền từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng.

- Hành vi tuyển sinh sai đối tượng trình độ trung cấp:

+) Sai dưới 10 người: Phạt tiền từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng.

+) Sai từ 10 đến dưới 20 người học: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng.

+) Sai từ 20 người học trở lên: Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng.

- Hành vi tuyển sinh sai đối tượng trình độ cao đẳng:

+) Sai dưới 10 người: Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.

+) Sai từ 10 đến dưới 20 người học: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng.

+) Sai từ 20 người học trở lên: Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng.

- Hành vi không thực hiện đúng quy định của quy chế tuyển sinh phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí hoàn trả; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước.

(Việc áp dụng biện pháp nào phụ thuộc vào từng hành vi vi phạm cụ thể)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Các thông tin trên có giá trị tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính - Công ty luật Minh Khuê