Nhưng bên tư pháp vẫn làm giấy kết hôn cho người đó và cháu được luôn. Như vậy là sai luật rồi đúng ko ạ. Bây giờ giữa cháu và người đó không có tình cảm nhưng người đó cứ lấy giấy kết hôn ra ràng buộc cháu làm ảnh hưởng đến đời sống của cháu. Bây giờ cháu rất mong Luật sư hướng dẫn, giúp đỡ cháu giải quyết vấn đề này. Cháu có bảo người đó không có tình cảm thì ly hôn đi nhưng người đó cố tình không hợp tác và còn gây khó khăn cho cháu. Cháu mong luật sư tư vấn về việc giả mạo chữ ký của cháu như vậy cháu phải làm sao đây ạ. Cháu muốn kiện nhưng cháu không biết nhờ ai giúp đỡ mong Luật sư giúp đỡ cháu ạ. Rất mong nhận được email phản hồi của Luật sư ạ! Đã gửi từ iPhone của tôi.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật hôn nhân của công ty Luật Minh Khuê.
>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến Gọi:1900.6162
Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2011
2. Nội dung giải đáp
- Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
"Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."
Vậy trường hợp của kết hôn của bạn là trái pháp luật. Bạn không đồng ý kết hôn, nhưng cơ quan có thầm quyền đăng ký hết hôn nên đây là vi phạm nguyên tắc tự nguyện. Bạn có quyền yêu cầu toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luât.
- Thẩm quyền theo cấp của Toà án được xác định theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011:
"Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 28 của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.”
Vậy bạn có thể gửi đơn yêu cầu toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật đến toá án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng ./.
Bộ phận tư vấn luật hôn nhân và gia đình.