Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hôn nhân chuyên trang www.luatminhkhue.vn
Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến gọi:1900.6162
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:
"11. Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình."
Nếu có căn cứ trường hợp trên là kết hôn giả tạo, thì đây là một trong những trường hợp thuộc điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình. Theo đó, trong trường hợp bạn biết về việc kết hôn giả tạo này, cũng như có chứng cứ về việc kết hôn giả tạo thì bạn có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, dựa trên quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:
"Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật."
Như vậy, trong trường hợp này, bạn có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, đơn này bạn gửi lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú và kèm theo các tài liệu chứng minh. Tòa án sẽ xem xét và giải quyết đơn yêu cầu của bạn. Trường hợp bạn bị trả lại đơn, thì bạn cũng không phạm tội gì hay phải chịu bất kỳ một hình phạt nào.
Những điều cần lưu ý: Trường hợp của bạn nên làm đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật - là một hoạt động trong quan hệ tố tụng dân sự chứ không phải là việc tố cáo trong vụ án hình sự. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án mà không phải là các cơ quan tiếp nhận đơn trong hoạt động tố tụng hình sự (công an, Viện kiểm sát...)
Tham khảo bài viết liên quan:
Tư vấn hủy đang ký kết hôn trái pháp luật ?
Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật.