1. Bán USD ở đâu để không bị xử phạt?

Bán ngoại tệ (còn được gọi là bán tiền tệ) là hoạt động chuyển đổi một loại tiền tệ thành một loại tiền tệ khác hoặc thành đơn vị tiền tệ của quốc gia khác. Thường thì người ta thực hiện việc bán ngoại tệ khi họ muốn chuyển đổi tiền tệ của mình thành tiền tệ khác để thực hiện các giao dịch quốc tế hoặc đầu tư. Ví dụ, nếu bạn có một số tiền trong tài khoản của mình là USD và bạn muốn chuyển đổi chúng thành Euro, bạn có thể thực hiện giao dịch bán USD để mua Euro với tỷ giá trao đổi tương ứng. Tùy thuộc vào thị trường ngoại hối và tỷ giá trao đổi, giá trị của tiền tệ sau khi bán có thể khác nhau. Người ta thường tham gia vào việc mua bán ngoại tệ để đầu tư, lướt sóng thị trường, hoặc thực hiện các giao dịch kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, việc mua bán ngoại tệ có thể liên quan đến rủi ro và yêu cầu kiến thức về thị trường tài chính và kinh tế.

Theo đó thì việc đổi từ USD sang tiền Việt Nam đồng thì cần phải tiến hành đổi tại tổ chức được phép theo quy định của pháp luật Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-NHNN thì có quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sau đây được gọi là tổ chức tín dụng được phép là thực hiện nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ tiền mặt với các nhân có trách nhiệm:

- Hướng dẫn khách hàng hiểu và thực hiện các nội dung theo quy định của Thông tư 02/2021/TT-NHNN và quy định về quản lý ngoại hối khác có liên quan trước khi cung ứng dịch vụ ngoại hối và thực hiện giao dịch ngoại tệ với khách hàng. 

- Tiến hành kiểm tra và xem xét lưu trữ giấy tờ và chứng từ của khách hàng sao cho phù hợp với các giao dich thực tế để đảm bảo giao dịch ngoại tệ được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp loại luật về quản lý ngoại hối. 

- Tổ chức tín dụng là tổ chức có trách nhiệm ban hành quy định nội bộ về quản lý rủi ro trong giao dịch ngoại tệ được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. 

- Tiến hành ban hành các quy định về quy trình thực hiện các giao dịch ngoại tệ phù hợp và trong đó thì cần phải có các nội dung như là về quy định về trách nhiệm và thẩm quyền của cá nhân, bộ phận liên quan khi mà thực hiện giao dịch ngoại tệ sao cho đảm bảo tuân thủ quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài....

- Thực hiện báo cáo giao dịch ngoại tệ theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của ngân hàng nhà nước. 

Như vậy thì theo quy định khi mà muốn bán USD nói riêng và ngoại tệ nói chung theo đó thì khi bán ngoại tệ thì bạn cần phải lên trang tin điện tử của tổ chức tín dụng xem cụ thể địa điểm để được mua, bán ngoại tệ để đến đó bán ngoại tệ hoặc là đến những nơi mà đã được cấp giấy chứng nhận cấp giấy phép thu đổi ngoại tệ. Lưu ý thì chỉ biết họ có giấy phép thì mới thực hiện việc bán cho họ. 

2. Xử phạt đối với hành vi bán USD không đúng chỗ

Hiện nay ở Việt Nam thì có xảy ra một tình trạng vô cùng phổ biến đố là rất nhiều người tiến hành bán đổi ngoại tệ tại tiệm vàng và nghĩ rằng đây là nơi bán ngoại tệ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên thì như đã tìm hiểu tại mục 1 thì việc bán đổi ngoại tệ thì chỉ được tiến hành tại các tổ chức tín dụng và các tổ chức được cấp giấy phép tiến hành mua đổi ngoại tệ. Do đó mà hành vi bán đổi ngoại tệ tại cơ quan tổ chức không được phép mua bán đổi ngoại tệ là hành vi trái quy định của pháp luật. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 88/2019/NĐ-CP thì có quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ngoại hối như sau:

- Phạt cảnh cáo: Theo quy định thì phạt cảnh cáo đối với các hành vi như mua bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương. Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương). Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với các hành vi

+ Mua bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ hoặc là ngoại tệ khác có gía trị tương đương. Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần

+ Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần

 + Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi

+ Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

+  Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

+ Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bàng ngoại tệ có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật;

+ Mua, bán ngoại tệ không đúng tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước

- Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi 

+ Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

+ Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

+ Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi thực hiện giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với khách hàng không đúng theo quy định của ngân hàng nhà nước. 

Như vậy thì tùy thuộc vào hành vi vi phạm mà có những mức xử phạt khác nhau phù hợp với quy định của pháp luật đưa ra. 

3. Trách nhiệm của khách hàng khi giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng

Khi khách hàng tham gia giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng, họ có một số trách nhiệm cần tuân theo để đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra một cách trơn tru và đúng luật. Dưới đây là một số trách nhiệm quan trọng mà khách hàng cần chú ý:

- Thực hiện một cách nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật được quy định tại Thông tư 02/2021/TT-NHNN 

- Khách hàng sẽ là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép. 

Ngoài ra thì khi mà thực hiện giao dịch ngoại tệ thì khách hàng cũng cần phải bổ sung cho mình những thông tin kiến thức nhất định về việc thực hiện chuyển đổi ngoại tệ. Và tránh tình trạng là bán đổi ngoại tệ tại cá nhân tổ chức mà không được phép được mua bán ngoại tệ theo quy định của pháp luật đề ra. 

Tham khảo: Ngoại tệ là gì? Quy định về hoạt động mua bán, đổi ngoại tệ ?

Vui lòng liên hệ 19006162 hoặc lienhe@luatminhkhue.vn