1. Khái niệm Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản  ánh  tổng quát  toàn  bộ giá trị tài sản hiện  có  và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp  tại một thời điểm nhất định.
Nội dung của bảng cân đối kế toán (BCĐKT) thể hiện qua hệ thống chỉ tiêu  phản  ánh  tình  hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành  từng loại, mục và chỉ tiêu cụ thể phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan vui lòng liên hệ: Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến, gọi: 1900.6162
 

2. Tác dụng của Bảng cân đối kế toán

- Cung cấp số liệu cho việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Thông qua số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết tình hình tài  sản,  nguồn  hình thành tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo.
- Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát chung tình hình tài chính của doanh nghiệp, cho phép đánh giá một số chỉ tiêu kinh  tế tài chính Nhà nước của doanh nghiệp.
- Thông qua số liệu trên bảng cân đối kế toán có thể kiểm tra việc chấp hành các chế độ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
 

3. Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán

Theo quy định tại Chuẩn  mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính (BCTC)” khi lập  và trình bày bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính. Ngoài ra, trên bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
 

3.1 Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng

Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng
tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn.
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên  kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn.
 

3.2 Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng

Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu
kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn.
+ Tài sản và Nợ phải trả đƣợc  thu hồi  hay thanh toán trong thời gian dài  hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn.
 

3.3 Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh

Để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn

Các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
 

4. Kết cấu và nội dung của Bảng cân đối kế toán

4.1 Kết cấu của Bảng cân đối kế toán

Ở mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều chia làm 5 cột: Cột “ Tài  sản”.  hoặc “Nguồn vốn”, “Mã số”, “Thuyết minh”, “ Số cuối năm”,  “Số đầu  năm”. Bảng cân đối kế toán có kết  cấu  theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang.  Dù  có  kết cấu như thế nào thì cũng gồm hai phần: “TÀI SẢN”, “NGUỒN VỐN”.
Phần Tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp  đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới dạng các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Các  chỉ tiêu  phản  ánh trong phần tài  sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản  của doanh  nghiệp trong quá trình tái sản xuất.
Phần Tài sản được chia thành hai loại: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.
Phần nguồn  vốn: Phản  ánh nguồn hình thành  các loại  tài  sản  của  doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị. Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt  động,  thực trạng tài  chính của doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn được chia thành 2 loại: Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu.
Ngoài phần kết cấu chính, bảng cân đối kế toán còn có phần chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán. Hệ
thống các chỉ tiêu được phân loại và sắp xếp thành từng loại, mục cụ thể và được mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
 

4.2 Cơ sở dữ liệu, trình tự và phưng pháp lập Bảng cân đối kế toán

4.2.1 Cơ sở dữ liệu trên Bảng cân đối kế toán

Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp.
Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết.
Căn cứ vào Bảng cân đối số phát sinh.
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước.
 

4.2.2 Trình tự lập Bảng cân đối kế toán

Trình tự lập bảng cân đối kế toán gồm 6 bước:
Bước 1: Kiểm tra tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (NVKTPS) trong kỳ.
Bước 2: Tạm khóa sổ kế toán, đối chiếu số liệu từ các sổ kế toán liên quan.   Bước 3: Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian và khóa sổ kế toán chính thức.
Bước 4: Lập Bảng cân  đối số phát sinh  tài  khoản. Bước 5: Lập Bảng cân đối kế toán theo mẫu B01 – DN Bước 6: Kiểm tra và ký duyệt
Sau khi tiến hành kiểm tra công tác lập bảng cân đối kế toán. Trình tự lập bảng cân đối kế toán được thể hiện qua sơ đồ:
 

5. Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán

-“Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng  khi Báo cáo tài chính  tổng hợp hoặc  báo cáo tài chính hợp nhất.
-Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu của các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán.
-Số liệu ghi vào cột 5 “Số đầu năm”  của  báo cáo này năm nay được căn  cứ vào cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước.
-Số liệu ghi  vào  cột 5 “Số cuối năm của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ  kế toán năm nay (lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp  và  chi  tiết  phù hợp với từng chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán để ghi).
 

5.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán

5.1.1 Sự cần thiết của việc phân tích bảng cân đối kế toán

- Phân tích bảng cân đối kế toán là dùng các kỹ thuật phân tích để biết được mối  quan  hệ của các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, dùng số liệu để đánh giá tình hình  tài chính,  khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử  dụng thông tin  đưa  ra các  quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
- Phân tích bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về nguồn vốn, tài sản, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản hiện có giúp cho chủ doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh  và điểm  yếu trong công tác tài chính để có những biện pháp thích hợp cho quá trình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
 

5.1.2 Các phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán

Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để đọc và  phân tích Bảng  cân đối kế toán. Các phương pháp có thể là: phương pháp so sánh, phương pháp   tỷ lệ, phương pháp cân đối...
Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu, phải có ít nhất hai chỉ tiêu, các  chỉ  tiêu khi so sánh với nhau phải đảm bảo thống nhất về nội dung  kinh  tế,  về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường.So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số cột cuối năm với cột đầu năm của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối  kế toán.  Kết quả so sánh phản ánh sự   biến động về quy mô hoặc khối lƣợng các chỉ tiêu phân tích. So sánh tương đối: là trị số của phép chia giữa số cột cuối  năm với cột đầu  năm của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh mối quan hệ, tốc độ phát triển của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán.So sánh theo kết cấu: là thông qua việc xác định tỷ trọng của từng chỉ  tiêu  trong tổng tài sản hay tổng nguồn vốn cuối năm và đầu  năm rồi  thực  hiện  so  sánh tỷ trọng của từng chỉ tiêu đó giữa cuối năm và đầu năm.
Phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi các đại  lượng  tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu cần xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài  chính  của  doanh  nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Phương pháp tỷ lệ bao gồm:khả năng thanh toán: đánh giá khả năng đáp ứng của từng khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Về khả năng cân đối vốn, nguồn vốn: phản ánh  mức độ ổn định  và  tự  chủ về tài chính. Khả năng sinh lời: phản ánh hiệu quả SXKD tổng hợp nhất của doanh nghiệp.
Phương pháp cân đối: Đây là phương pháp thực hiện việc mô tả, đọc và phân tích các hiện tượng kinh tế có quan hệ cân đối với nhau. Phương pháp đƣợc áp dụng khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tổng hiệu với chỉ tiêu. Muốn xác định mức độ ảnh hưởng  của nhân tố nào chỉ cần tính chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố đó.
 

5.2 Nội dung phân tích Bảng cân đối kế toán

5.2.1 Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua câc chỉ tiêu  chủ yếu trên bảng cân đối kế toán

Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về sơ bộ bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp (DN).  Công  việc  này sẽ  cung cấp cho nhà quản lý biết được thực trạng tài chính cũng như đánh giá  đƣợc sức  mạnh  tài chính của doanh nghiệp, nắm bắt được tình hình tài chính của DN là khả  quan  hay không khả quan. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính cần tiến hành:
+ Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản: thực hiện việc so sánh    sự biến động trên tổng tài sản cũng như từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm.Đồng thời còn phải xem xét  tỷ trọng từng loại  tài  sản  chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ.
+ Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn  vốn: là  việc so sánh sự biến  động của tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn cuối  năm so  với  đầu năm. Đồng thời xem xét tỷ trọng của từng loại nguồn vốn chiếm trong  tổng  nguồn vốn và xu hướng biến động  của chúng  để thấy được cơ  cấu  của  nguồn vốn và mức độ an toàn trong việc huy động vốn,  mức độ  độc lập trong kinh  doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra cần phân tích thêm:
- Phân tích tình hình thanh toán: phản ánh tình hình  công nợ, quan  hệ  chiếm dụng trong thanh toán, khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thêm một phần vốn đưa vào sản xuất  kinh  doanh.  Ngược lại  DN sẽ giảm bớt  vốn.
- Phân tích khả năng sinh lời: phản ánh tổng hợp hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu năng quản lý của doanh nghiệp
 

5.2.2 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua khả  năng thanh toán

Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng trong thanh toán, khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, ngược lại  khi  nguồn bù đắp cho tài sản dư thừa doanh nghiệp bị chiếm dụng. Nếu phần  vốn  đi chiếm  dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì DN có  thêm một  phần  vốn  đưa  vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại doanh nghiệp sẽ giảm bớt vốn.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.
+ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết tổng số tài sản hiện có của DN có đảm bảo trang trải khoản nợ phải trả hay không.
Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp = Tổng tài sản/Tổng nợ
Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán khó khăn về tài chính. Tỷ số trên càng lớn và có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ tất cả các khoản vốn huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán tức thời = (Tiền + tương đương tiền)/Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh  toán ngay  lập tức các khoản nợ bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Hệ số thanh toán tức thời nếu 36 > 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối  khả quan, còn nếu < 0,5  thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ.
Chú ý: Nếu tỷ số này tăng do nợ khó đòi phải thu tăng, do hàng bán trả chậm kém phẩm chất tăng làm một  phần hàng tồn  kho tăng nên không thể kết  luận doanh nghiệp có khả năng thanh toán và làm cho rủi ro tài chính của doanh nghiệp sẽ tăng.
Nếu tỷ số khả năng thanh toán giảm do tăng nợ phải trả thì kết luận khả  năng thanh toán giảm, rủi ro tài chính tăng.
Nếu khả năng thanh toán giảm do tử số giảm làm tốt  công tác  thu  hồi công nợ, hàng bán nhanh dẫn tới hàng tồn kho giảm thì có thể kết luận doanh nghiệp có
khả năng thanh toán và rủi ro tài chính không tăng. Tỷ số này bằng 1 thì kết luận tình hình tài chính doanh nghiệp bình thường.
+ Hệ số nợ: Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp