1. Mạo danh người khác để vay tiền bị xử lý thế nào ?
Luật sư trả lời:
Căn cứ theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến quy định như sau:
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, tổ chức tín dụng kia đã có hành vi gọi điện quấy rối, xuyên tạc, vu khống cho chị, ảnh hưởng đến uy tín của chị do đó đã có hành vi vi phạm của tổ chức đó trong tình huống này.
Bạn có thể yêu cầu bên tổ chức đó cung cấp căn cứ chứng minh bản thân chị là người đứng tên và chịu trách nhiệm với hợp đồng vay đó, nếu họ không cung cấp được thì bạn có quyền yêu cầu người đó dừng hành vi gọi điện quấy rối, xuyên tạc, vu khống đó của họ lại. Nếu họ vẫn không dừng thực hiện hành vi, lúc này bạn cần tố cáo (trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, bằng văn bản hoặc thư điện tử) cho doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng (thuê bao) hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết. Theo đó, doanh nghiệp viễn thông khi nhận được khiếu nại, tố cáo của khách hàng về việc quấy rối qua điện thoại cần theo dõi, kiểm tra, xác minh và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay việc quấy rối.
Nếu chủ thuê báo quấy rối cố tình vi phạm, doanh nghiệp đó ngừng cung cấp dịch vụ, đồng thời báo cáo kết quả cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương của người khiếu nại, người quấy rối để xử lý vi phạm theo quy định.
Ngoài ra, tùy vào mức độ, tính chất và có đủ căn cứ, hành vi quấy rối qua điện thoại sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Tư vấn về khởi kiện khi vay tiền kinh doanh không trả nợ ?
Luật sư tư vấn Luật Hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:
"Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
...."
Theo như quy định trên, thì khi đến hạn, bên vay có nghĩa vụ phải trả nợ cho bạn. Nếu như người này đến hạn không thể trả nợ, mà giữa bạn và người đó không có thỏa thuận nào khác thì lúc này, dựa trên giá trị của tài sản vay mà bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp của bạn, khi chị kia không có khả năng trả nợ thì bạn có thể thỏa thuận để nhận lại cửa hàng quần áo kia với giá trị 2 bên tự thỏa thuận. Nếu bạn muốn nhận lại cửa hàng với giá 280 triệu đồng như ban đầu chị kia dùng để mở cửa hàng, thì số giá trị còn lại: 120 triệu còn lại chị kia có nghĩa vụ phải trả lại cho bạn. Trong trường hợp không trả, bạn có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết để buộc chị này phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bạn.
Hơn nữa, hành vi mà chị hàng xóm vay tiền bạn mà không trả còn có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015. Điều luật này quy định như sau:
"Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
..."
Trong trường hợp của bạn, có thể thấy, người vay tài sản trước đó nhờ có sự tin tưởng giữa 2 người mà đã xác lập được hợp động vay tài sản với bạn qua các lần vay với tổng giá trị là 400 triệu đồng. Nhưng sau đó vì kinh doanh thua lỗ nên có hành vi trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bạn. Như vậy, hành vi này có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Xâm phạm quyền sở hữu của bạn với số tiền trên. Lúc này, nếu bạn làm đơn tố cáo tới cơ quan công an về hành vi của chị này thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trên. Theo đó, ngoài nghĩa vụ bắt buộc phải trả nợ cho bạn ra thì chị này còn phải chấp hành hình phạt tù.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.
3. Hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi nợ ?
Luật sư trả lời:
Bạn và người kia có quan hệ hợp đồng cho vay tài sản, trong đó bạn là bên cho vay và người kia là bên vay. Người kia có nghĩa vụ phải trả tiền cho bạn đúng hạn bao gồm cả tiền gốc và lãi như hai bên thỏa thuận theo căn cứĐiều 466Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, người kia không trả tiền cho bạn, bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nơi người kia cư trú hoặc làm việc để được giải quyết.
Nếu như phát sinh thêm tình tiết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 175Bộ luật hình sư 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì có dấu hiệu của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Trong trường hợp này, bạn nên trình báo Cơ quan công an để được giải quyết, người kia sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số:1900.6162để được giải đáp.
4. Hướng giải quyết khi PPF kiện ra tòa người vay tiền đã qua đời ?
Luật sư tư vấn:
Căn điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng cho vay tài sản:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản xác định rõ nghĩa vụ của bên vay phải trả bên cho vay tài sản đúng số lượng, chất lượng và lãi (nếu có) đúng thời hạn. Trường hợp bên vay không thể trả vì lý do chết, căn cứ điều 615 Bộ luật Dân sự quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Như vậy, người sẽ phải chịu trách nhiệm trả nợ số tiền 10 triệu đồng trên của cô sẽ là những người thừa kế của cô bạn, cụ thể là người thừa kế theo di chúc (nếu có di chúc) và người thừa kế theo pháp luật. Nhưng việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản của cô bạn chỉ nằm trong phạm vi số tài sản mà những người thừa kế được hưởng.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
5. Vay tiền không trả có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Luật sư tư vấn luật Hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
"Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
...."
Theo đó, nếu bạn có hành vi gian dối hoặc trốn tránh để chiếm đoạt số tiền hoặc bạn sử dụng số tiền này vào mục đích bất hợp pháp thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu không bên kia chỉ có thể khởi kiện ra Tòa yêu cầu bạn hoàn trả số tiền gốc và lãi theo quy định của pháp luật dân sự.
>> Bài viết tham khảo thêm: Phí phạt vi phạm do vi phạm thời hạn trả nợ trong hợp đồng vay tín dụng ?
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh KHuê