Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một quốc gia giáp với biển Đông. Đây là một khu vực rộng lớn và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nước ta. Tuy nhiên có rất nhiều bạn chưa biết những đặc điểm của biển Đông như thế nào. Tìm hiểu về những đặc điểm này giúp chúng ta nắm rõ được những vai trò mà biển Đông mang lại.

 

1. Biển Đông là gì?

Biển Đông là một khu vực biển nằm ở phía đông nam châu Á, giáp ranh với nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei Indonesia và Campuchia. Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km² và là một trong những khu vực biển quan trọng nhất trên thế giới với nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá như dầu mỏ, khí đốt, cá tôm, vàng, kim cương và ngọc trai.

 Tuy nhiên hiện nay Biển Đông cũng là nơi xảy ra nhiều tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia. Đặc biệt là giữa Trung Quốc và các nước Asean. Các tranh chấp này liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, quyền kiểm soát tài nguyên hàng hải và an ninh trong khu vực biển Đông. Các tranh chấp này đã gây căng thẳng và tác động đến sự ổn định của khu vực. Cộng đồng quốc tế đã nhiều lần kêu gọi các bên liên quan thực hiện giải quyết hòa bình và chấp nhận quyết định của luật pháp quốc tế để đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực.

 

2. Những đặc điểm của biển Đông

- Vị trí địa lý: biển Đông nằm giữa châu Á và châu Úc với diện tích Khoảng 3,5 triệu km²,

- Thời tiết: Biển Đông có khí hậu nóng ẩm, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão và sóng thần

- Đa dạng sinh học: Biển Đông là một trong những khu vực biển đa dạng sinh học nhất trên thế giới với hàng nghìn loài động thực vật và động vật sống trong đó.

- Tài nguyên thiên nhiên: Biển Đông là một trong những vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên bao gồm dầu mỏ, khí đốt, cá, tôm hùm, vàng, kim cương và ngọc trai.

- Tranh chấp lãnh thổ: Biển Đông là nơi xảy ra nhiều tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia đặc biệt là Trung Quốc và các nước Asean.

 

3. Vai trò của biển Đông

Biển Đông đóng vai trò rất quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á và thế giới về mặt kinh tế an ninh và chính trị

- Giao thương: Biển Đông là tuyến đường giao thương quan trọng giữa các quốc gia trong khu vực và với thế giới bên ngoài. Đây là một trong những khu vực đường thủy nhộn nhịp nhất trên thế giới.

- Tài nguyên thiên nhiên: Biển Đông là một trong những vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên nhất trên thế giới, nó cung cấp nguồn cung cấp dầu mỏ, khí đốt, cá, vàng, kim cương và ngọc trai.

- An ninh chính trị: biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với an ninh và chính trị khu vực. Nhiều quốc gia có lãnh thổ nằm trên biển đang xung đột với nhau về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, quyền  kiểm soát tài nguyên và an ninh hàng hải.

- Môi trường: Biển Đông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ môi trường. Nó là nơi sinh sống của hàng ngàn ngoài động thực vật và động vật. Có mối liên hệ trực tiếp đến sự sống còn của hàng triệu người dân trong khu vực.

- Tầm nhìn chiến lược: biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng đối với các quốc gia lớn trong khu vực như Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nó cũng đóng vai trò quan trọng đối với các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực, đảm bảo cho họ quyền tự quyết và bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.

 

4. Những ảnh hưởng của biển Đông tới khí hậu Việt Nam

- Độ ẩm không khí cao:  biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80%

- Giảm tính lục địa: Các luồng gió hướng Đông Nam từ biển thổi vào luồng sâu theo các thung lũng sông làm giảm tính chất lục địa ở các vùng cực tây của đất nước.

- Biến tính các khối khí: Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta

- Lượng mưa lớn: Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè.

- Nhờ có biển đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương điều hòa hơn.

- Biển đông đã tạo nên địa hình ven biển nước ta rất đa dạng và đặc sắc, là đặc trưng địa hình vùng biển nhiệt đới ẩm và tác động của quá trình xâm thực, bồi tụ diễn ra mạnh mẽ trong mối tương tác giữa biển và lục địa. Đó là các dạng địa hình với cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi Triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các vùng vũng Vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô.

 

5. Bài tập vận dụng

Câu 1: Biển Đông có đặc điểm nào sau đây?

A. Phía Tây và tây Nam được bao bọc bởi các đảo

B. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

C. Nằm ở phía đông của Thái Bình Dương

D. Là biển có diện tích không phải là lớn

Đáp án đúng B

Biển Đông có đặc điểm nằm ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, các tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện trong chế độ nhiệt, hải lưu sinh, vật biển.

Biển Đông là tên gọi truyền thống mà Việt Nam dùng để gọi vùng biển nằm ở phía đông Việt Nam. Theo nghĩa Hán Việt, Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía đông Việt Nam và Tây Philippines. Biển Đông là vùng biển rìa lục địa và là một phần của biển Thái Bình Dương trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan.

Biển Đông là một biển rộng có diện tích 3,477 triệu km² lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương và thứ ba so với các biển trên thế giới. Vùng biển này và quần đảo của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa các quốc gia trong vùng.

Biển Đông là biển tương đối kín, phía Đông và đông Nam được bao bọc bởi các vòng Côn Đảo. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của biển Đông với tính chất biển nửa kín của nó. Biển Đông được bao bọc bốn phía bởi lục địa Châu Á, các quần đảo Philippines, Malaysia và Indonesia chỉ thông qua Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo biển hẹp. Ý nghĩa của tính kín ở chỗ nó làm ảnh hưởng đến đặc điểm của các dòng biển của thủy triều và cả của giới sinh vật.

Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn như nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thủy triều, hải lưu và sinh vật biển.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với biển Đông?

A. Là biển tương đối kín

B. Nằm trong vùng nhiệt đới khô

C. Phía Đông và Đông Nam là vòng Côn Đảo

D. Phía bắc và phía Tây là Lục Địa

Đáp án B: Đặc điểm chung vùng biển nước ta là biển lớn, tương đối kín, mang tính nhiệt đới gió mùa. Như vậy nằm trong vùng nhiệt đới khô là không chính xác.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với biển Đông?

A. Là biển tương đối kín

B. Nằm trong vùng nhiệt đới khô

C. Phía Bắc và phía Tây là lục địa

D. Phía Đông và Đông Nam là vòng Côn Đảo

Đáp án B nằm trong vùng nhiệt đới khô là phát biểu không đúng đối với biển Đông

Câu 4: Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển đông nước ta là:

A. Sông Hồng và Trung Bộ

B. Cửu Long và sông Hồng

C. Nam Côn Sơn và Cửu Long

D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai

Đáp án C hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển đông nước ta là Nam Côn Sơn và Cửu Long

Câu 5: Vùng kinh tế nào sau đây của nước ta có duy nhất một tỉnh giáp biển?

A. Đông Nam Bộ

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Bắc Trung Bộ

D. Đồng bằng sông Hồng

Đáp án B: vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ của nước ta có duy nhất một tỉnh giáp biển là tỉnh Quảng Ninh

Trên đây là một số thông tin luật Minh Khuê chia sẻ về những đặc điểm của biển Đông. Hy vọng đó là những tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Chúc các bạn học tốt.