Mục lục bài viết
- 1. Biện pháp dự thi giáo viên dạy giỏi báo cáo hay nhất
- 2. Mô tả cách thức thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ lớp 4 - 5 tuổi.
- 2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động có khoa học, phù hợp
- 2.2. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động học có chủ đích
- 2.3. Biện pháp 3: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động khác
- 2.4. Biện pháp 4: Sưu tầm thiết kế một số bài tập thể chất thông qua trò chơi dân gian
- 2.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh
1. Biện pháp dự thi giáo viên dạy giỏi báo cáo hay nhất
>>> Tải ngay Biện pháp dự thi giáo viên dạy giỏi báo cáo hay nhất tại đây.
Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trẻ lớp 4 - 5 tuổi, trường mầm non bao gồm những biện pháp như sau:
- Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động có khoa học, phù hợp.
- Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động học có chủ đích.
- Biện pháp 3: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động khác ở mọi lúc, mọi nơi.
- Biện pháp 4: Sưa tầm, thiết kế một số bài tập vận động thể chất thông qua trò chơi dân gian.
- Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
2. Mô tả cách thức thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ lớp 4 - 5 tuổi.
2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động có khoa học, phù hợp
Căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi. Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học.
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, khả năng thực tế của trẻ lớp 4 - 5 tuổi. Từ những căn cứ trên tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó, đảm bảo trẻ được tập từ những bài tập mang tính củng cố, phát triển những vận động đã biết. Đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đầu năm thực hiện những bài tập nhẹ nhàng dễ thực hiện, tăng dần độ khó, vận động tinh, khéo léo đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện. Khi lập được kế hoạch tổ chức, tôi thấy yên tâm và thực hiện rất hiệu quả. Ví dụ kế hoạch tổ chức các hoạt động Giáo dục thể chất.
- Chủ đề “Trường Mầm non thân yêu”: Nhảy bật tại chỗ, đi kiễng gót, ở các chủ đề sau mức độ nội dung vận động cao hơn.
- Chủ đề “Tổ ấm gia đình”: Bật liên tục qua 5 ô vòng, bò thấp chui qua cổng
- Chủ đề “Thế giới động vật”: Bật chụm tách chân qua 5 ô vòng, trườn sấp.
2.2. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động học có chủ đích
Để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ thông qua hoạt động học có chủ đích, chúng ta cần phải lên kế hoạch cụ thể từ khâu soạn giáo án đến khâu lên hoạt động dạy thực hành, cụ thể:
- Xác định mục tiêu của đề tài:
Giáo viên cần phải nắm rõ nhận thức của trẻ ở lớp mình sau đó đặt mục tiêu cụ thể rõ ràng phù hợp theo từng bài học: sau khi học bài vận động này thì trẻ nhận được kiến thức gì? Kỹ năng gì? Cần củng cố những kỹ năng gì cần thiết? Lồng ghép giáo dục nội dung dinh dưỡng gì trong bài học này? Không nên đặt mục tiêu chung chung hay mục tiêu quá thấp hoặc quá cao đối với trẻ của lớp mình.
- Chuẩn bị đồ dùng cho hoạt động:
Để hoạt động thể dục được thành công thì việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy là một trong những việc làm hết sức quan trọng. Bởi ở lứa tuổi 4 - 5 tuổi đồ dùng trực quan chiếm ưu thế, trẻ học qua hình ảnh, đồ chơi đồ dùng minh họa, những bài học của trẻ gắn với đồ dùng trực quan sinh động. Nên khi thiết kế vận động hay trò chơi vào trong hoạt động thể dục cho trẻ phải chú ý đến yếu tố đồ dùng đồ chơi an toàn, có tính thẩm mĩ cao. Có thể cho trẻ tự làm một số đồ dùng đồ chơi tự tạo từ phế thải để cuốn hút trẻ tham gia bài tập với đồ dùng trẻ được làm.
Ngoài ra, giáo viên cũng cần chuẩn bị cho trẻ địa điểm phòng tập, không gian tập thể chất thoáng mát, đẹp mắt có đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động dạy thành công.
- Phương pháp dạy học:
Đối với hoạt động thể dục, đổi mới phương pháp dạy học sáng tạo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là việc làm hết sức cần thiết. Trẻ phải được trải nghiệm, thực hành nhiều trong hoạt động thể dục đó, giáo viên chỉ hướng dẫn gợi mở trẻ trên phương diện khách quan giúp đỡ. Đồng thời giáo viên cần nắm bắt, đoán ý tưởng của trẻ kịp thời để gợi mở cùng trẻ xây dựng bài tập phù hợp dựa trên nền tảng trẻ cung cấp.
- Cách tiến hành:
Sau khi chuẩn bị các nội dung trước chu đáo, để tiến hành vào bài học của hoạt động thể dục thì giáo viên cần tạo cho trẻ chơi một số trò chơi nhẹ nhàng, một số câu đố vui để giúp trẻ cuốn hút vào hoạt động học và đưa ra một số biện pháp cụ thể cho từng phần.
Với mỗi một giáo viên đều có cách thiết kế bài giảng hoặc xây dựng kế hoạch hoạt động lĩnh vực thể chất riêng. Nhưng để nâng cao được hoạt động dạy hiệu quả đạt chất lượng thì giáo viên cần phải chủ động trong việc sáng tạo, đổi mới phương pháp, đồ dùng trực quan, cách xây dựng thiết kế bài giảng linh hoạt theo từng lứa tuổi, thời điểm phù hợp. Đồ dùng đồ chơi cũng phong phú hấp dẫn trẻ để tăng lôi cuốn trẻ tham gia.
2.3. Biện pháp 3: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động khác
Đối với chương trình giáo dục thể chất cho trẻ ngoài việc đổi mới nâng cao hoạt động thể chất trong giờ hoạt động có chủ đích thì giáo viên có thể lồng ghép nội dung giáo dục thể chất vào trong các hoạt động khác trong ngày của trẻ, hay các hoạt động hội thi, dã ngoại trải nghiệm, cụ thể:
- Thể dục sáng Buổi sáng:
Trẻ được tập thể dục sẽ nâng cao hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, phát triển kỹ năng vận động cần thiết tạo cho trẻ trạng thái sảng khoái, vui tươi. Thể dục sáng giúp trẻ khôi phục khả năng làm việc của toàn bộ các cơ quan, cuốn hút trẻ vào các hoạt động. Đặc biệt khi trẻ được tham gia thể dục sáng thường xuyên sẽ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống, trong học tập, nâng cao tinh thần tập thể, ý thức lao động tinh thần trách nhiệm với công việc cho trẻ.
Trong giờ thể dục sáng tôi lựa chọn, sắp xếp các động tác phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ. Bài tập phải có các động tác hoàn thiện các kỹ năng đi, chạy nhảy để hình thành tư thế đúng, giúp cho các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và các nhóm cơ hoạt động tích cực.
2.4. Biện pháp 4: Sưu tầm thiết kế một số bài tập thể chất thông qua trò chơi dân gian
Hoạt động vui chơi luôn đóng vai trò chủ đạo đối với lứa tuổi mầm non. Trò chơi dân gian là một trong những trò chơi rất hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Chính vì vậy thông qua trò chơi dân gian, tôi vận dụng linh hoạt sáng tạo thiết thế một số bài tập đơn giản thông qua một số trò chơi dân gian, chẳng hạn muốn củng cố bài tập vận động “đi trong đường hẹp” thì tôi sẽ cho trẻ thực hiện vận động đó dưới một hình thức trò chơi dân gian “Đi cầu đi quán”. Bài tập “Bò thấp chui qua cổng” tôi sẽ chuyển tải thành trò chơi dân gian “Bọ dừa”, cụ thể:
- Trò chơi “đi cầu đi quán”
+ Luật chơi: Trẻ biết đi trong đường hẹp không chạm cỏ cây hai bên đường. Trẻ đi theo tổ. Tổ nào đi không chạm cỏ cây hai bên đường và đọc thuộc bài đồng dao tổ đó chiến thắng.
+ Cách chơi: Trẻ sẽ đi theo tổ. Vừa đi vừa đọc bài đi cầu đi quán, trẻ đi mắt nhìn thẳng đi sao cho không chạm vạch và vừa đi vừa đọc bài đồng dao“Đi cầu đi quán”.
- Trò chơi “Bọ dừa”
+ Luật chơi: Trẻ bò thấp bằng bàn tay và cẳng chân. Trẻ vừa bò vừa đọc bài đồng dao “Bọ dừa”. Khi hết bài đồng dao đội nào bò nhanh về đích trước đội đó giành chiến thắng
+ Cách chơi: Cô chia lớp làm 3 tổ. Các thành viên trong tổ bò nối tiếp nhau thành hàng. Bò bằng bàn tay và cẳng chân. Vừa bò vừa đọc bài “Bọ dừa”.
2.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh
Trong tất cả các hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng để đạt hiệu quả tốt nhất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và giáo viên hết sức quan trọng.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ, biết được tình hình: đặc điểm của từng trẻ, dưới sự chỉ đạo của nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Được phụ huynh đặc biệt quan tâm và thảo luận sôi nổi. Tôi trao đổi với phụ huynh về kiến thức, sự cần thiết phải nâng cao thể lực cho trẻ như thế nào. Tôi đề nghị các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu cách rèn luyện ở trường và ở nhà cùng để chăm sóc giáo dục trẻ.
Ví dụ: Huy động từ phụ huynh hỗ trợ đồ dùng phế liệu, giúp đỡ về ngày công để giúp GV trong việc thực hiện dạy trẻ phát triển thể chất. Trong các giờ đón trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về vấn đề học tập sức khỏe của trẻ, đặc biệt với những trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.
Sự phối hợp chặt chẽ, với kết quả đạt được cuối năm như trên phụ huynh rất phấn khởi, đặc biệt là những phụ huynh có trẻ từ suy dinh dưỡng, thấp còi, lên bình thường. Tạo sự tin tưởng cho phụ huynh.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Biện pháp dự thi giáo viên dạy giỏi báo cáo hay nhất mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!