Mục lục bài viết
1. Biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên?
a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.
Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm.
3. Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
4. Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toà án quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng.
2. Như thế nào là người chưa thành niên ?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
"Điều 20. Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này."
Như vậy người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, tức là một người thành niên phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi khi bước sang tuổi 19 thì mới là đủ 18 tuổi.
Đồng thời người thành niên mới có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, trường hợp người đủ 18 tuổi nhưng không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ bởi một số lý do như sau:
- Mất năng lực hành vi dân sự
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Hạn chế năng lực hành vi dân sự
Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai: Người chưa thành niên được quy định cụ thể trong Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
"Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý."
Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, các giao dịch dân sự do người chưa thành niên do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện. Các giao dịch dân sự phù hợp với lứa tuổi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Vậy nên trong trường hợp của bạn sẽ chưa được tự mình mua hàng trả góp trừ trường hợp cha mẹ bạn đồng ý.
3. Thẩm vấn, điều tra người chưa thành niên ?
Các chú đã chở em cháu đi lên xã, trong phòng hỏi cung có 4 chú công an, 3 em học sinh và 3 phụ huynh của 3 bạn học sinh đó, em cháu chỉ 1 mình. Khi mẹ cháu xin vào các chú ấy không cho. Ban đầu em cháu nói không biết 3 em này, không chặn đường đánh và lấy tiền của 3 em này. Sau đó 3 em này và cả phụ huynh cứ buộc tội cho em cháu và được biết rằng em cháu đã bị các chú đánh 1 tát, lúc đó tinh thần hoảng loạn em cháu nhận tôi khi không biết chuyện gì hết. Sau đó họ chở em cháu đi tìm chứng cứ ở trên cây cầu mà 3 em học sinh cho rằng em cháu đã đánh và lấy tiền ở đó. Khi em cháu hỏi chú ơi chở cháu đi đâu vậy? , các chú bảo rằng lát nữa rồi biết, đúng 10 h họ chở em cháu về, và đưa giấy bảo mẹ cháu kí vào và nộp 1.000.000 đồng để bảo lãnh em cháu về. Thế là mẹ kí và nộp tiền. Sau khi về nhà tinh thần của em cháu hoảng loạn, lại thêm bị mẹ đánh, trong khi ngủ thường hay nói sảng " mẹ ơi, con không đánh, và lấy tiền của bạn", đặc biệt thêm triệu chứng hay ngất , có khi không có phản ứng gì, người nhà phải chở đi cấp cứu, bác sĩ chuẩn đoán em cháu bị rối loạn tuần hoàn não. Bây giờ tình hình bệnh của em cháu có dấu hiệu nặng thêm, cháu muốn nhờ luật sư tư vấn làm sao để giải oan cho em cháu, và cháu muốn hỏi là các chú công an đó xử tội như vậy có đúng không?
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Luật sư trả lời:
Em bạn mới học lớp 7 (12 tuổi), do đó, không phải chịu trách nhiệm hình sự, chưa kể việc chặn đường và lấy 200.000 đồng vẫn chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm. Ngoài ra, việc công an tạm giữ, lấy lời khai người chưa thành niên mà không thông báo và không có mặt người giám hộ là sai pháp luật.
Theo Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, Điều 12 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
' 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này."
Ngoài ra, Điều 414 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:
"1. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.
3. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.
4. Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.
5. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.
6. Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi."
"Điều 419: Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
1. Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết.
Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật này. Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 điều 12 Bộ luật Hình sự nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.
4. Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
5. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi phải thông báo cho người đại diện của họ biết."
Gia đình bạn có thể làm đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú tố cáo người công an và yêu cầu bồi thường. Người công an đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội bức cung quy định tại điều 374 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
"1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung382 phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
d) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Dẫn đến làm sai lệch kết quả khỏi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
g) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.
4. Quan hệ với người chưa thành niên mà có thai?
Xin chân thành cảm ơn và nhờ sự giúp đỡ của luật sư.
Luật sư trả lời:
Qua nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi tiếp nhận thông tin như sau:
+ Bạn gái của bạn đã đủ 16 tuổi, bạn 22 tuổi (đã trên 18 tuổi);
+ Hai bạn quan hệ tình dục tự nguyện, không trái ý muốn.
Bộ luật hình sự có quy định như sau:
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Trường hợp này bạn nam không vi phạm quy định của Bộ luật hình sự, bởi:
Đối tượng người bị hại theo quy định trên thì là người dưới 16 tuổi; trong khi người bạn gái đã đủ 16 tuổi rồi; hơn nữa hai bạn yêu nhau là hoàn toàn tự nguyện, việc giao cấu không hề trái với ý muốn của bạn nữ.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi,
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê