1. Nhãn hiệu là gì? Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?

Trong thị trường hàng hóa, dịch vụ hiện nay thì nhãn hiệu đã trở thành một thứ quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Có thể các bạn đã biết hoặc chưa biết về nhãn hiệu. Thương hiệu xe máy honda có những dòng xe như vison, wave alpha, blade, lead,... hay thương hiệu nước giải khát Coca - Cola nổi tiếng thế giới có những dòng sản phẩm nước giải khát khác như Fanta, Sprite, Aquarius, Dasani,... thì những dòng sản phẩm có tên gọi khác đó chính là nhãn hiệu. Nhãn hiệu là một yếu tố giúp khách hàng, người tiêu dùng có thể phân biệt được loại hàng hóa, dịch vụ này với loại sản phẩm, dịch vụ khác. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu chính là bản chất quan trọng nhất của một nhãn hiệu hợp pháp. Đó cũng chính là một trong những lý do chúng ta cần thiết phải tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký 

Vậy tại sao chúng ta cần phải đăng ký nhãn hiệu? Là bởi vì những lợi ích mà nhãn hiệu đem lại cho kinh tế là rất lớn. Trước hết ta thấy được việc đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp chúng ta phân biệt được những mặt hàng với nhau. Không thể nào mà tất cả các loại nước giải khát thuộc thương hiệu Coca - Cola đều có chung một cái tên Coca - Cola được, như vậy sẽ gây sự nhầm lẫn và khó khăn trong việc sử dụng. Thứ hai là việc đăng ký nhãn hiệu là giải pháp duy nhất để xác lập quyền sở hữu đối với sản phẩm, dịch vụ được đăng ký nhãn hiệu. Trên thị trường hiện nay chúng ta đã không còn xa lạ với các hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái kém chất lượng tràn lan gây hoang mang và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng là điều chắc chắn. Việc đăng ký nhãn hiệu cho một sản phẩm tức là đưa sản phẩm đó vào vòng bảo vệ của pháp luật. Một khi có bất kỳ hành vi nào xâm phạm trái phép đến quyền được bảo hộ của nhãn hiệu thì hành vi đó đều bị xử lý nghiêm minh trước luật pháp. Do vậy vô hình chung đã đẩy lui và xóa tan được tình trạng làm hàng giả, hàng nhái, bảo vệ được quyền lợi cho chính người bán cũng như những người tiêu dùng. Mặt khác, một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được đăng ký nhãn hiệu cũng làm tăng uy tín của sản phẩm đó đối với người tiêu dùng, tạo sự tin cậy cho đối tác và người mua hàng. Từ đây giá trị kinh tế cũng ngày một tăng cao và thuận lợi phát triển cho người sản xuất, buôn bán mặt hàng đó

 

2. Có cần thiết phải tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký không?

Luật Minh Khuê xin được trả lời là có và thật sự rất cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho người đăng ký. Bởi ở đây chúng ta cần phải lưu ý rằng, không phải bất kỳ nhãn hiệu nào được ra đời trong ý định của chúng ra đều sẽ được pháp luật công nhận và bảo hộ. Bản chất của nhãn hiệu là ở khả năng phân biệt, do vậy việc trùng lặp nhãn hiệu là điều không thể xảy ra và nằm trong điều cấm của luật. Sẽ tùy vào mức vi phạm nhãn hiệu mà sẽ có những hình thức xử lý vi phạm khác nhau. Do vậy việc tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp chúng ta biết được loại nhãn hiệu mà chúng ta định đăng ký, có ý tưởng có bị trùng với nhãn hiệu nào đã được đăng ký, sử dụng từ trước không

Bên cạnh đó thì việc tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ cũng giúp làm tiết kiệm thời gian và chi phí tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Bởi theo đúng trình tự, nếu nhãn hiệu không được tra cứu mà vô tình phạm phải các điều cấm của luật thì sẽ bị Cục sở hữu trí tuệ trả lại hồ sơ đăng ký, yêu cầu chỉnh sửa và hoàn thiện lại. Nếu không chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa nhưng vẫn sai thì quý khách đương nhiên sẽ phải làm lại nhiều lần và chi phí bỏ ra là không nhỏ, việc đi lại cũng khá bất tiện đối với những người ở xa địa điểm đăng ký (trụ sở của Cục sở hữu trí tuệ đặt tại Hà Nội, văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng)

Vì vậy từ những lý do trên, việc tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là vô cùng cần thiết với mỗi chúng ta. Giúp cho người đăng ký biết trước được về khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu mình định đăng ký cũng như ngăn chặn được trách nhiệm pháp lý nếu vô tình xâm phạm vào quyền bảo hộ nhãn hiệu khác.

 

3. Cách tra cứu nhãn hiệu, kiểm tra nhãn hiệu online trước khi đăng ký

Việc kiểm tra nhãn hiệu được tiến hành theo hình thức online vô cùng thuận tiện. Trước hết quý khách cần phải có nhãn hiệu cụ thể mới có thể tiến hành việc tra cứu. Hiện nay có hai cách để tra cứu nhãn hiệu đó là tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và cách thứ hai là Tra cứu nhãn hiệu nâng cao. Cách một thường thông dụng và đơn giản hơn so với cách 2. Sau đây Luật Minh Khuê sẽ hướng dẫn quý khách chi tiết từng cách tra cứu:

Cách 1: Tra cứu trực tuyến trên cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ

- Bước 1: Chúng ta sẽ truy cập vào trang web của Cục sở hữu trí tuệ theo địa chỉ: http://iplib.ipvietnam.gov.vn/WebUI/WSearch.php

- Bước 2: Nhập thông tin vào các ô tìm kiếm, theo đó: 

+ Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm (nhập nhãn hiệu chữ)

+ Nhập thông tin phân loại vào ô phân loại hình (đối với nhãn hiệu hình)

+ Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ Nhóm 1, 17,...)

+ Nhập thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (ví dụ Xe máy, xe đạp, bánh ngọt,...)

Sau khi đã điền đầy đủ các thông tin ở trên thì tiếp đến quý khách ấn vào ô "Tìm kiếm". Màn hình sẽ hiện lên kết quả để quý khách tham khảo và đánh giá khả năng nhãn hiệu của mình có bị trùng hay tương tự với các nhãn hiệu khác cùng lĩnh vực trên hay không. Việc tra cứu này sẽ đảm bảo tính tương đối tầm 50% do dữ liệu trên cổng thông tin không thể tải được đầy đủ các thông tin theo thời gian nộp đơn. Vì vậy cũng khá bất tiện đôi chút vì không có sự chắc chắn ở đây. Do đó quý khách có thể tiến hành theo cách tra cứu thứ 2 sẽ đảm bảo được độ chính xác cao hơn cả:

Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu nâng cao/ chuyên sâu

Đây là việc tra cứu nhờ đến sự trợ giúp của bên thứ ba đó là các chuyên viên tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Việc tra cứu này được tiến hành thông qua một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với bên chuyên viên sở hữu trí tuế để thực hiện việc tra cứu trên cơ sở dữ liệu Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Quý khách lúc này sẽ ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam thay quý khách thực hiện mọi thủ tục liên quan đến việc tra cứu. Công ty Luật Minh Khuê chính là một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này hoàn toàn có thể giúp quý khách tiến hành việc tra cứu nhanh chóng và chính xác nhất. Theo đánh giá thì cách tra cứu này có độ chính xác cao lên tới 90% khả năng nhãn hiệu sẽ được bảo hộ. Với cách này quý khách sẽ mất chi phí tra cứu tuy nhiên sẽ thuận tiện hơn và tiết kiệm được công sức và chi phí hơn so với cách 1 cơ bản trên bởi, tổ chức pháp lý sẽ thay quý khách thực hiện toàn bộ thủ tục pháp lý nên sẽ đảm bảo được về mặt chuyên môn cao.

 

4. Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu sau khi đã tra cứu nhãn hiệu

Sau khi đã tiến hành xong việc tra cứu nhãn hiệu để đánh giá khả năng được bảo hộ, Luật Minh Khuê sẽ hướng dẫn quý khách đi đến các bước tiếp theo để có thể nhận về Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hợp pháp:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Khi tiến hành làm bất cứ thủ tục pháp lý nào, quý khách đều cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ theo yêu cầu. Theo đó, thành phần tài liệu có trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm:

+ 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Tờ khai này phải được làm theo mẫu pháp luật quy định hoặc quý khách có thể đến trực tiếp cơ quan đăng ký sẽ được cấp miễn phí. 

+ 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo 01 mẫu đã được đính kèm trong tờ khai nêu trên. Quý khách cần lưu ý mẫu nhãn hiệu kèm theo cần phải giống hệt với mẫu nhãn hiệu có trong tờ khai cả về kích thước lẫn màu sắc

+ 01 bản sao chứng từ nộp lệ phí hồ sơ đối với trường hợp quý khách nộp phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cục sở hữu trí tuệ.

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nhãn hiệu

+ Một số tài liệu khác như văn bản ủy quyền trong trường hợp quý khách ủy quyền cho cá nhân khác hoặc tổ chức đại diện quý khách tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu,...

Trên đây là những tài liệu cơ bản cần phải có trong một bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ, Trong trường hợp đặc biệt, quý khách cần đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì ngoài các tài liệu trên, quý khách cần bổ sung thêm một số tài liệu bắt buộc cho phần này như quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, bản thuyết minh về sản phẩm mang nhãn hiệu...

Mặt khác, trong một số trường hợp cụ thểm quý khách cũng cần chuẩn bị các tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã hoàn tất hồ sơ đăng ký, quý khách sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận và giải quyết có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng theo các địa chỉ sau:

+ Tru sở Cục Sở hữu trí tuê tại địa chỉ: Số 384 - 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

+ Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

+ Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại Thành phố Đà Nẵng theo địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Nguc Hàng Sơn, Thành phố Đà Nẵng

Đó là ba cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ của quý khách. Đối với hình thức nộp hồ sơ thì quý khách ngoài việc nộp trực tiếp thì có thể tiến hành nộp gián tiếp qua đường bưu điện hoặc nộp online. Với hình thức nộp qua bưu điện quý khách sẽ mất chi phí cho bưu cục, với hình thức online thì sẽ phức tạp hơn nên thường người nộp sẽ chọn nộp trực tiếp hoặc thông qua hình thức bưu chính nếu ở xa.

Bước 3: Theo dõi kết quả và đóng phí cấp văn bằng bảo hộ

Ngay sau khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ của quý khách, quý khách sẽ phải tiến hành nộp các lệ phí cho việc đăng ký nhãn hiệu như phí đăng ký, phí thẩm định,... Cơ quan sẽ tiến hành thẩm định đơn đăng ký của quý khách qua hai giai đoạn chính sau đây:

+ Thẩm định hình thức: mục đích là kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn đăng ký mà quý khách đã biên soạn. Từ đó đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn đăng ký. Thời gian thẩm định thường kéo dài từ 01 tháng kể từ ngày nộp đơn (ngày nộp đơn sẽ được xác định là ngày đơn được Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận ghi trong dấu nhận đơn đóng trên tờ khai)

+ Thẩm định nội dung nhằm mục đích đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ của luậ

Trong quá trình thẩm định hai giai đoạn nêu trên, nếu có sai xót, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo yêu cầu người nộp đơn phải sữa chữa, bổ sung và hoàn thiện hoặc có ý kiến về phần thẩm định của cơ quan. Nếu quá thời hạn quy định mà cơ quan không nhận được sự phản hồi nào từ phía người nộp đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Do đó quý khách cần phải hết sức lưu ý các mốc thời gian để nộp phí cũng như theo dõi kết quả thẩm định để kịp thời ứng phó. Tránh trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ sẽ gây mất thời gian cũng như chi phí làm lại

Nếu sau hai giai đoạn thẩm định trên mà hồ sơ của quý khách hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và trong vòng 03 tháng kể từ ngày ra thông báo trên, quý khách sẽ phải nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ. Nếu kết thúc thời gian nêu trên mà quý khách không nộp phí thì tiếp tục trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn trên, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Như vậy có thể thấy, để nhận được Giấy chứng nhân đăng ký nhãn hiệu hợp pháp là vô cùng gian nan, quý khách sẽ phải trải qua khá nhiều giai đoạn phức tạp và đơn có thể bị từ chối bất cứ lúc nào nếu người nộp đơn lơ là trong việc theo dõi kết quả thẩm định đơn. Do vậy quý khách cần hết sức thận trọng về các mốc thời gian khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu ở bất cứ đâu. Quý khách nếu muốn đảm bảo chính xác nhất về mặt thủ tục pháp lý trong việc đăng ký nhãn hiệu, quý khách hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của công ty Luật Minh Khuê với chi phí tối ưu nhất. Luật sư có trình độ chuyên môn cao về pháp luật sở hữu trí tuệ sẽ đại diện theo ủy quyền của quý khách tiến hành thực hiện mọi thủ tục đăng ký từ khâu tra cứu nêu trên cho đến khi quý khách nhận trong tay Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Với sự lựa chọn này, quý khách sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí cho việc đăng ký. Quý khách hoàn toàn có thể yên tâm tiếp tục thực hiện các công việc kinh doanh khác của quý khách mà không phải lp lắng về kết quả đơn đăng ký cũng như chú tâm theo dõi từng mốc thời gian. Mọi hoạt động sẽ do Luật sư của công ty tiến hành giúp quý khách. Như vậy nếu quý khách đang có mong muốn đăng ký nhãn hiệu ở bất cứ địa bàn nào trên cả nước và tin tưởng chúng tôi, quý khách hãy liên hệ với Công ty Luật Minh Khuê theo các kênh liên hệ được gắn ở cuối bài viết để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía các Luật sư của Công ty sớm nhất! 

Trên đây là toàn bộ thông tin về Cách tra cứu nhãn hiệu, kiểm tra nhãn hiệu online trước khi đăng ký mà Luật Minh Khuê gửi đến quý khách tham khảo. Mọi vướng mắc quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với công ty qua tổng đài pháp luật sở hữu trí tuệ: 19006162 để được Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ qua tổng đài có thể kịp thời giải đáp các thắc của quý khách. Hoặc quý khách có thể để lại thắc mắc qua địa chỉ email tư vấn: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ bằng văn bản cụ thể. Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!