1.Cách xác định thẩm quyền quốc gia giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam

Cho đến nay, về cơ bản, trong pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ ràng, cụ thể về nguyên tắc chung phải được áp dụng để xác định thẩm quyền của Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tố nước ngoài. Các quy định về vấn đề này được ghi nhận trong nhiều văn bản khác nhau như: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự của Việt Nam năm 1989; luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. ... Vì vậy có thê nói, vấn đề xác định thẩm quyền của Việt Nam giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yêu tô nước ngoài hiện nay, ở mức độ ụào đó. lấ một vấn đề còn hạn chế của pháp luật Việt Nam. Để giải quyết tốt vấn đề này, cần có quy định thật hợp lý và cụ thể về nguyên tắc chung và các nguyên tắc bổ trợ trong những văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao.

Tuy chưa có quy định riêng, cụ thể, rõ ràng về một nguyên tắc chung trong việc xác định thẩm quyền của Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tố nước ngoài, nhưng theo tinh thần của khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự của Việt Nam năm 1989 thì các quy định về thẩm quyền của toà án theo lãnh thố (Điều 13 ) - nguyên tắc phân định thẩm quyền giữa các Toà án cùng cấp ở trong nước - được áp dụng để xác định thẩm quyền của Việt Nam đối với trường hợp tranh chấp dân sự có yếu tô' nước ngoài.

Theo Điều 13 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989, nguyên tắc phân định thẩm quyền giữa các Toà án cùng cấp ỏ trong nước được quy định như sau: Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Toà án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn; nếu bị đơn là pháp nhân thì toà án có thẩm quyền là toà án nơi pháp nhân đặt trụ số, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; tranh chấp bất động sản do toà án nơi có bất động sản giải quyết. Như vậy, nếu áp dụng quy định này đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, thì Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi bị đơn cư trú hoặc có nơi làm việc tại Việt Nam, bị đơn là pháp nhân có trụ sở tại Việt Nam, và cả khi đôì tượng tranh chấp là bất động sản ở Việt Nam.

Khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 cho phép nguyên đơn yêu cầu toà án nơi có tài sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết, nếu không biết địa chỉ của bị đơụ hoặc nếu bị đơn không cư trú ở Việt Nam. Nói cách khác, nếu bị đơn hiện tại không cư trú hay không có trụ sở tại Việt Nam, thì Toà án Việt Nam vẫn có quyền giải quyết tranh chấp khi bị đơn có tài sản ở Việt Nam hoặc đã từng cư. trú hay đã từng có trụ sở ở Việt Nam.

Theo Điều 14 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dần sự, nguyên đơn còn có quyền chọn toà án giải quyết tranh chấp trong trường hợp sau đây:

+ Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của một chi nhánh của pháp nhân thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án nơi pháp nhân có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết 

+ Nếu yêu cầu cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú của mình giải quyết.

+ Nếu đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú của mình, nơi xảy ra việc gây thiệt hại hoặc nơi cư trú của bị đơn giải quyết;

+ Nếu vụ án phát sinh từ quan hệ hợp đồng, thì nguyên đơn có thể kiện Toà án nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi thực hiện hợp đồng; nếu khi ký kết hợp đồng mà các bên có thoả thuận trước về toà án giải quyết việc tranh chấp thì nguyên đơn được khởi kiện tại toà án đó;

+ Nếu các bị đơn có nơi cư trú khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú của một trong các bị đơn giải quyết.

Nhìn chung, việc áp dụng các quy định nêu trên của Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 về nguyên tắc chung và các trường hợp ngoại lệ về việc xác định thẩm quyền giữa các Toà án cùng cấp ở trong nưốc và trong việc xác định thẩm quyền của Việt Nam về việc giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, đã phản ánh đầy đủ thực tiễn tư pháp Việt Nam, phù hợp với thực tiễn tư pháp của đại đa số’ các nưốc trên thế giới. Việc áp dụng các quy định nêu trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập chứng cứ, tống đạt giấy tờ cho bị đơn, chất vấn nhân chứng và thực hiện các hành vi tố tụng riêng lẻ khác để giải quyết một cách có hiệu quả các tranh chấp, và đặc biệt có điều kiện bảo đảm thi hành các bản án, quyết định dân sự do toà án tuyên, góp phần sốm ổn định các mối quan hệ giữa các bên đương sự, bảo vệ các quyển và lợi ích chính đáng của họ, thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế phát triển.

2. Một số lưu ý 

Tuy nhiên, điều cần lưu ý thứ nhất là Điều 13 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có một số điểm chưa rõ như: Nơi cư trú của bị đơn chỉ bao gồm nơi thường trú hay bao gồm cả nơi tạm trú; nơi làm việc của bị đơn chỉ bao gồm nơi làm việc ổn định lâu dài hay bao gồm cả nơi làm việc tạm thời; nơi đặt trụ sở của pháp nhân chỉ bao gồm nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân hay bao gồm cả nơi đặt trụ sở chi nhánh của pháp nhân. Những vấn đề này cần phải được làm rõ trong việc phân định thẩm quyền giữa các Toà án cùng cấp ở trong nước và càng phải được làm rõ trong việc xác định thẩm quyền của Việt Nam về việc giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tố nước ngoài.

Điều cần lưu ý thứ hai là Điều 13 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 còn cho phép các đương sự thoả thuận yêu cầu Toà án nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết tranh chấp; Điều 14 của Pháp lệnh này cũng cho phép trong quan hệ hợp đồng nguyên đơn có thế kiện ở Toà án nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi thực hiện hợp đồng, nếu khi ký kết hợp đồng mà các bên có thoả thuận trước về toà án giải quyết việc tranh chấp thì nguyên đơn được khởi kiện tại toà án đó. Vấn đề đặt ra ở đây là: có nên áp dụng quy định này vào trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài hay không?

3.Khái quát chúng về cách xác định thẩm quyền 

Nhìn chung, việc cho phép nguyên đơn chọn toà án không theo nơi cư trú, nơi làm việc, nơi đặt trụ sở của bị đơn chỉ nên đặt ra với tính chất là những trường hợp ngoại lệ cụ thể như quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 của Điều 14 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, không nên cho phép các đương sự tự do thoả thuận chọn toà án trong việc xác định thấm quyển quốc gia giai quyết các tranh châp dân sự có yêu tố nước ngoài. Các nước trên thê giới cũng không cho phép các đương sự tự do thoả thuận chọn toà án trong việc xác định thẩm quyền quốc gia giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tô nước ngoài, đặc biệt không bao giờ hoan nghênh hay khuyến khích các đương sự thoả thuận chọn Toà án nước ngoài để giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.

Chỉ nên cho phép các đương sự tự do thoả thuận chọn trọng tài để'giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế trong khuôn khổ pháp luật quy định. Đây là xu hướng đã được khẳng định từ lâu trong pháp luật của tất cả các nước và trong thực tiễn quốc tế, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường.

Một khi đã xác định được thẩm quyền của quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tô" nước ngoài, thì việc xác định toà án nếu là toà án thì toà án nào cụ thể hay các cơ quan nào khác sẽ giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự này là vấn để hoàn toàn có tính chất nội bộ của mỗi quốc gia.

Ớ Việt Nam, theo điểm a khoản 2 Điều 11 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, các vụ án dân sự có đương sự là người nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nưốc ngoài do Toà án nhân dân-tỉnh, thành phô' trực thuộc Trung ương xử sơ thẩm. Quy định này hoàn toàn hợp lý vì các vụ án dân sự loại này thường phức tạp do có yếu tô' nước ngoài; các thẩm phán của Toà án nhân dân huyện không có đủ điều kiện về các mặt để xét xử. Song ở đây vẫn có vấn đề cần được sửa đổi, bổ sung vì điểm a khoản 2 Điều 11 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 không đề cập trường có h,Ợp đương sự là pháp nhân nước ngoài; khái niệm “người Việt Nam ỏ nước ngoài” là ngưồi Việt Nam định cư ỏ nước ngoài hay bao gồm cả người Việt Nam tạm trú ở nước ngoài. Nhìn chung, phải khẳng định rõ rằng, khi các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tô' nưóc ngoài, tức là có đương sự là người nước ngoài hoặc pháp nhân nưốc ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thuộc quyền xét xử của Việt Nam, thì Toà án nhân dân tỉnh, thành phô' trực thuộc Trung ương giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

4. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Theo Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

– Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.

– Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sờ tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam.

– Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam.

– Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đối với vụ việc li hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.

– Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đối với vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

– Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đối với vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

Ta nhận thấy, một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định là thuộc thẩm quyền chung của Tòa án của một quốc gia nào đó khi vụ việc đó có bất kỳ một “yếu tố liên quan” hay có “mối liên hệ mật thiết” đến quốc gia đó.

Đặc điểm của thẩm quyền chung đó là: một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam thì cũng có thể thuộc thẩm quyền của Tòa án nước ngoài có liên quan.

5. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Theo Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đối với một số vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 của Việt Nam quy định chỉ có tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết, những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tòa án Việt Nam bao gồm những vụ án dân sự và việc dân sự cụ thể sau đây:

– Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tòa án Việt Nam bao gồm:

+ Thứ nhất là những vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Thứ hai là những vụ án li hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam.

+ Thứ ba là những vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn tòa án Việt Nam.

– Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tòa án Việt Nam bao gồm:

+ Thứ nhất là các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

+ Thứ hai, xác định một sự kiện pháp lí, nếu sự kiện đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

+ Thứ ba là tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

+ Thứ tư là tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

+ Thứ năm là việc công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lí đối với bất động sân vô chủ ưên lãnh thổ Việt Nam..

Luật Minh Khuê (sưu tầm và biên tập)