1. Khái niệm tội phạm theo quy định pháp luật:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Người (có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm) thực hiện hành vi được mô tả trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là tội phạm bị coi là người phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội đó. Khi thực hiện hành vi được mô tả trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người thực hiện có thể bị những động cơ khác nhau thúc đẩy. Tính chất khác nhau của những động cơ này có ảnh hưởng khác nhau đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện - có thể làm tăng hoặc có thể làm giảm tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Đặc biệt, có trường hợp vì gắn với động cơ nhất định mà hành vi đã thực hiện trở thành hành vi cần thiết cho xã hội và do vậy cần được pháp luật cho phép. Từ thực tế này, pháp luật hình sự Việt Nam cũng như pháp luật hình sự của các quốc gia khác có chế định trong đó xác định những trường hợp được phép hay nói cách khác chế định này xác định những căn cứ cho phép mọi người được thực hiện hành vi mà trong trường hợp bình thường, hành vi này bị coi là tội phạm. Hành vi đã thực hiện do được pháp luật cho phép nên không bị coi là tội phạm và vấn đề trách nhiệm hình sự không được đặt ra.

Những căn cứ cho phép mọi người được thực hiện các hành vi (có tính ngoại lệ) nói trên có tên gọi khác nhau trong luật hình sự cũng như trong nghiên cứu. BLHS Việt Nam các năm 1985 và 1999 đều không có tên gọi chung cho các căn cứ này mà chỉ có tên gọi cho từng căn cứ. Đó là phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết. BLHS năm 2015 đã ghép các căn cứ này với một số trường hợp khác không phải chịu trách nhiệm hình sự vào chung một chương có tên gọi “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự”. Trong sách báo pháp lí Việt Nam, nhóm căn cứ này từ trước đến nay thường được gọi là “Những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi”. Bên cạnh đó cũng có tài liệu sử dụng các tên gọi khác.

2. Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:

Những căn cứ cho phép mọi người được thực hiện các hành vi (có tính ngoại lệ) nói trên có tên gọi khác nhau trong luật hình sự cũng như trong nghiên cứu. BLHS Việt Nam các năm 1985 và 1999 đều không có tên gọi chung cho các căn cứ này mà chỉ có tên gọi cho từng căn cứ. Đó là phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết. BLHS năm 2015 đã ghép các căn cứ này với một số trường hợp khác không phải chịu trách nhiệm hình sự vào chung một chương có tên gọi “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự”. Trong sách báo pháp lí Việt Nam, nhóm căn cứ này từ trước đến nay thường được gọi là “Những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi”. Bên cạnh đó cũng có tài liệu sử dụng các tên gọi khác.

Ví dụ: Giáo trình luật hình sự Phần chung của Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội gọi là “Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự”. Tương tự như vậy, trong khoa học luật hình sự cũng như trong BLHS của các nước khác cũng có nhiều cách gọi khác nhau về các căn cứ này như được gọi là các căn cứ loại trừ tính ttái pháp luật; các căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự hoặc các căn cứ loại trừ hình phạt ,...

Sở dĩ có các tên gọi khác nhau về các căn cứ này là do tác giả gắn tên gọi với các khía cạnh khác nhau của vấn đề được đặt tên. Đó có thể là khía cạnh nội dung, khía cạnh hình thức pháp lí và khía cạnh hậu quả pháp lí.

2.1.Căn cứ vào nội dung:

Xét về nội dung, các căn cứ này làm mất tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại và do vậy hành vi đã thực hiện không phải là tội phạm. Hành vi đã thực hiện, xét về khách quan đã gây thiệt hại nhưng xét về chủ quan thì chủ thể thực hiện không có lỗi vì đã lựa chọn cách xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Ở đây có sự xung đột giữa lợi ích mà chủ thể thực hiện “cần bảo vệ” và “lợi ích khác” sẽ bị xâm phạm khi chủ thể thực hiện việc bảo vệ đó.

Ví dụ: Để bảo vệ tính mạng của mình đang bị người khác đe dọa xâm hại, người phòng vệ buộc phải gây thương tích cho người đang thực hiện sự đe dọa đó. Trong trường hợp này, lợi ích mà người phòng vệ cần bảo vệ (sự an toàn tính mạng của mình) xung đột với “lợi ích khác” (sự an toàn sức khoẻ của người tấn công) mà người phòng vệ buộc phải xâm phạm để bảo vệ lợi ích “cần bảo vệ” đó. Khi lựa chọn hành vi gây thương tích cho người tấn công để bảo vệ tính mạng của mình trong tình huống xung đột lợi ích như vậy, chủ thể hành động tuy có gây thiệt hại về khách quan nhưng lại không có lỗi về chủ quan vì sự lựa chọn đó là hợp lí, xã hội có thể chấp nhận được. Do không có lỗi nên hành vi gây thiệt hại không bị coi là có tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Từ đó mà có tên gọi: Các tình tiết loại trừ tính nguy hiếm cho xã hội của hành vi. Chọn và thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác trong điều kiện bình thường là trường hợp cổ ý gây thương tích và có thể cẩu thành tội cố ý gây thương tích... nhưng khi gắn với tình tiết “phòng vệ” thì hành vi đó không thể là tội phạm vì tình tiết phòng vệ đã loại trừ tính có lỗi và qua đó loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thương tích.

2.2. Căn cứ về hình thức pháp lí:

Xét về hình thức pháp lí, các căn cứ này cần phải được quy định trong luật hình sự. Đó là trách nhiệm của cơ quan xây dựng luật. Trên cơ sở đánh giá các tình tiết có tính chất làm mất tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại, cơ quan xây dựng luật cần xác định các tình tiết cụ thể là tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại và mô tả các tình tiết này trong luật hình sự. Khi đó, các tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại ttở thành căn cứ pháp xác nhận tính hợp pháp của hành vi gây thiệt hại hay nói cách khác là căn cứ loại trừ tính trái pháp luật của hành vi gây thiệt hại. Từ đó, các căn cứ này được gọi là các căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại hoặc là các căn cứ loại trừ tính trái pháp luật/tính phạm tội của hành vi gây thiệt hại.

2.3. Căn cứ hậu quả pháp lí:

Xét về hậu quả pháp lí, các căn cứ này làm cho chủ thể thực hiện hành vi gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi đó, xét về nội dung không có tính nguy hiểm cho xã hội và xét về hình thức pháp lí không trái pháp luật mà là hợp pháp.ừ đó, các căn cứ này đuợc gọi là các căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự hay các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.

Trong cẩc tên gọi được nêu trên, tên gọi “các căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự” thể hiện trực tiếp và tương đối rõ ý nghĩa của các căn cứ này. Tuy nhiên, tên gọi này trùng về cơ bản với tên gọi của chương IV BLHS (các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự) mà trong chương này còn có các trường hợp khác không thuộc cân cứ loại trừ trách nhiệm hình sự nên dễ dẫn đến hiểu nhầm. Cách gọi thường được sử dụng (Những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi) tuy phản ánh được khía cạnh nội dung của vấn đề nhưng tương đối trừu tượng và chưa thật phù hợp khi dùng từ “tình tiết”. Do vậy, Giáo trình này chọn tên gọi “căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại” thay cho tên gọi được sử dụng trước đây. Cách gọi này thể hiện rõ bản chất hợp pháp của hành vi gây thiệt hại được thực hiện mà không dừng lại chỉ thể hiện hậu quả pháp lí của hành vi.

Như vậy, căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại là căn cứ được luật hình sự quy định cho phép thực hiện hành vi gây thiệt hại mà không bị coi là tội phạm vì các căn cứ này làm hành vi gây thiệt hại không còn tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

3. Một số trường hợp căn cứ hợp pháp gây thiệt hại:

Trong Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 , các căn cứ hợp pháp của hành vi được xác định là phòng vệ chính đáng (Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), tình thế cấp thiết (Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), gây thiệt hại ttong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ (Điều 25 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) và thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Trong 5 cắn cứ này chỉ có 2 căn cứ đầu đã được quy định trong các BLHS năm 1985 và năm 1999. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 bổ sung 3 căn cứ sau. Như vậy không phải trường hợp nào gây ra thiệt hại cũng là tội phạm.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)