Mục lục bài viết
Trả lời:
Thứ nhất, căn cứ tuyên bố chết .(Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Điều 71. Tuyên bố chết
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Căn cứ tuyên bố
- Sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực còn sống
- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
Trong trường hợp này, cần căn cứ việc em bạn biệt tích 10 năm có liên tục hay không và bạn đã dùng những biện pháp tìm kiếm hết chưa. Nếu đảm bảo theo quy định về biệt tích theo điểm c Khoản 1 Điều 71 Bộ Luật Dân sự thì em bạn sẽ đủ điều kiện tuyên bố chết
Thứ hai, hậu quả pháp lý sau tuyên bố chết
Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.
1. Huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết như thế nào ?
Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp. Tôi quen 1 người, người đó đi công tác nước ngoài 1 thời gian sau đó mất liên lạc, khi đó đã có vợ và con 1 tháng tuổi. Một thời gian sau tòa đã tuyên bố người đó đã chết và vợ cũng xin li hôn và đã kết hôn với người khác. Bây giờ người đó quay trở lại, tòa cũng ra quyết định hủy việc tuyên người đó đã chết và khôi phục lại nhân thân cho người ấy.Vậy tôi muốn hỏi:1. Người đó còn có quan hệ hôn nhân với người vợ kia nữa hay không?2. Tài sản chung của 2 vợ chồng như thế nào? Quan hệ cấp dưỡng giữa người đó vs đứa con có phát sinh không?Mong luật sư tư vấn giúp! Xin cảm ơn!Người gửi: Hùng.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Khoản 1 Điều 83 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, như sau:
“1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết”.
2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Toà án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường".
Như bạn trình bày, thì người đó bị tòa tuyên bố đã chết mà nay trở về, khi người đó yêu cầu Tòa án hủy quyết định tuyên bố đã chết thì quan hệ nhân thân và tài sản được khôi phục. Tuy nhiên, vì vợ của người đấy đã có quan hệ hôn nhân với người mới, nên pháp luật thừa nhận quan hệ với người mới này (Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Con về tài sản thì người đó được quyền nhận lại phần tài sản mà vợ người đó đã thừa kế.
2. Yêu cầu tuyên bố một người đã chết như thế nào ?
2. tại sao tại điều 130 blds 2005 có quy định rằng khi có người đại diện của người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có yêu cầu thì tòa án mới thụ lý giải quyết tuyên giao dịch vô hiêu nhưng tại sao tại bản số 906/2008/ds- pt ngày 18/8/2008 thì người thực hiện giao dịch với người này đề đơn xin yê cầu mà tòa vẫn thụ lý giải quyết.
Xin trân thành cảm ơn , Luật sư!
>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
1. Một người đã bị mất tích 7 năm liền liên tiếp thì những người có quyền và lợi ích liên quan có thể đề đơn lên tòa xin tuyên bố là người đó đã chết mà không cần phải đợi tuyên bố mất tích đã không?
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì khi một người đã biệt tích 7 năm liên tiếp ( tức từ 5 năm trở lên) thì người có quyền và lợi ích liên quan có quyền gửi đơn yêu cầu đến Tòa án tuyên bố người đó đã chết theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 81 Bộ luật dân sự 2005
Điều 81. Tuyên bố một người là đã chết
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:
d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này.
2. Tại sao tại điều 130 blds 2005 có quy định rằng khi có người đại diện của người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có yêu cầu thì tòa án mới thụ lý giải quyết tuyên giao dịch vô hiêu nhưng tại sao tại bản số 906/2008/ds- pt ngày 18/8/2008 thì người thực hiện giao dịch với người này đề đơn xin yê cầu mà tòa vẫn thụ lý giải quyết?
Căn cứ vào điều 130 Bộ luật dân sự 2005có quy định:
Điều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.
Việc quy định như vậy là trong trường hợp khi giao dịch được xác lập giữa người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng đáng lẽ những giao dịch đó phải được thông qua người đại diện của họ. Nếu muốn tuyên bố giao dịch dân sự này vô hiệu thì quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu sẽ thông qua người đại diện, tức người đại diện yêu cầu Tòa án. Còn nếu bên tham gia giao dịch dân sự kia nhận thấy rằng mình đã giao kết hợp đồng với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không thông qua người đại diện thì để bảo vệ quyền và lợi ích của họ thì họ cũng có quyền khởi kiện đến Tòa án.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp
3. Đăng ký khai tử cho người bị Tòa án tuyên bố đã chết
Thưa luật sư, xin hỏi: Thông báo với chính quyền địa phương khi có người thân qua đời là một thủ tục hành chính pháp lý. Và đối với những người mà bị Tòa án tuyên là mất tích cần phải làm thủ tục đăng ký khai tử tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trình tự thủ tục đăng ký như thế nào? Nộp cho cơ quan nào? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn thủ tục khai tử:
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Luật Minh Khuê xin cung cấp Dịch vụ Đăng ký khai tử cho người bị Tòa án tuyên bố đã chết.
Để giúp bạn có cơ sở lựa chọn được một dịch vụ tư vấn phù hợp, Luật Minh Khuê xin gửi đến quý vị những thông tin về Đăng ký khai tử cho người bị Tòa án tuyên bố đã chết.Chúng tôi cam kết mang lại cho khách hàng sự hài lòng nhất. Cụ thể, quy trình đăng ký thành lập hợp tác xã như sau:
1.Trình tự thực hiện Đăng ký khai tử cho người bị Tòa án tuyên bố đã chết
Bước 1: Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết đi đăng ký khai tử chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận; ghi phiếu hẹn trả kết quả cho công dân.
+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu, không hợp lệ cần bổ sung thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm viết giấy hướng dẫn công dân bổ sung , hoàn thiện hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận một cửa chuyển hồ sơ tới bộ phận chuyên môn giải quyết theo quy định.
Bước 4: Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa, bộ phận chuyên môn giải quyết và chuyển kết quả theo đúng thời gian quy định.
+ Trường hợp cần xác minh hoặc cần bổ sung hồ sơ, bộ phận chuyên môn có thông tin kịp thời tới bộ phận một cửa để thông báo hoặc hẹn lại thời gian trả kết quả (so với giấy hẹn – nếu cần) cho công dân.
Bước 5: Sau khi nhận kết quả từ bộ phận chuyên môn, bộ phận 1 cửa vào sổ và trả kết quả cho công dân theo phiếu hẹn.
2. Thành phần, số lượng hồ sơ
3. Đối tượng thực hiện
– Đối tượng thực hiện: Người có quyền, lợi ích liên quan đối với người bị Tòa án tuyên là đã chết theo quy định của Bộ luật Dân sự.
– Trường hợp yêu cầu Tòa tuyên bố một người đã chết:
+ Sau 03 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa có hiệu lực mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
+ Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
+ Bị tai nạn hoặc thảm họa , thiên tai mà sau 01 năm kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt mà không có tin tức xác thực là còn sống (trừ trường hợp pháp luật quy định khác).
+ Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống.
4. Thời hạn giải quyết
– Giải quyết ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả vào ngày làm việc tiếp theo.
– Cơ quan thực hiện: Cấp Xã, phường, thị trấn
Kết quả thực hiện: Giấy chứng tử (bản chính) – Trường hợp từ chối thực hiện, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối thực hiện.
Với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những dịch vụ Đăng ký khai tử cho người bị Tòa án tuyên bố đã chết nhanh nhất. Qúy khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký khai tử cho người bị Tòa án tuyên bố đã chết hãy liên hệ Luật Minh Khuê để nhận được những ưu đãi. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách 24/24.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật - Luật Minh Khuê