1. Cảnh sát giao thông có được rút chìa khóa xe của người tham gia giao thông.

Hiện nay thì tình trạng vi phạm giao thông ngày một gia tăng theo đó mà cảnh sát giao thông đã tích cực xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Cũng theo đó mà dấy lên câu hỏi rằng là cảnh sát giao thông có được phép rút chìa khóa xe của người tham gia giao thông hay không. Để có thể trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta sẽ xem xét về quyền hạn của cảnh sát giao thông trong tuần tra kiểm soát. Theo đó thì  khi tuần tra, kiểm soát thì cảnh sát giao thông có những quyền hạn sau đây căn cứ Thông tư 65/2020/TT-BCA

- Đầu tiên là cảnh sát giao thông sẽ được phép dừng các phương tiện, kiểm soát người và phương tiện, giấy tờ của người điều kiển, giấy tờ của phương tiện và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện; kiểm soát việc thực hiện quy định về hoạt động vận tải đường bộ. 

- Cảnh sát giao thông sẽ được phép áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Theo đó thì cảnh sát giao thông sẽ được áp dụng các biện pháp ngăn chặn như là tạm giữ phươg tiện vi phạm tạm giữ giấy phép... để xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. 

- Cách sát giao thông có quyền yêu cầu các cơ quan tổ chức, cá nhân phối hợp giải quyết tai nạn, ùn tắc và cản trở giao thông hoặc là các trường hợp khác gây mất trật tự an toàn giao thông. 

Có một lưu ý đó là trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.

- Theo quy định của pháp luật thì cảnh sát giao thông sẽ được trang bị, lắp đặt và sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. 

-Tại một số đoạn đường nhất định thì cảnh sát giao thông được phép tạm đình chỉ đi lại, thực hiện phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi mà có tính huống là ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc là có yêu cầu cần thiết khác để có thể bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Ví dụ thì tại các địa điểm vào giờ cao điểm thì sẽ dẫn đến việc ùn tắc giao thông việc mà cảnh sát giao thông thực hiện phân luồng và điều khiển các phương tiện là việc làm cần thiết nhằm cho các phương tiện giao thông được lưu thông một cách dễ dàng hơn và hạn chế tình trạng ùn tắc nhiều nhất có thể. 

- Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định 

Như vậy thì trên đây là những quyền hạn của cảnh sát giao thông được phép thực hiện khi tuần tra kiểm soát. Theo đó thì trong quy định về quyền hạn của cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát thì hoàn toàn không có quy định về quyền rút chìa khóa xe của người điều khiển phương tiện giao thông. 

2. Rút chìa khóa xe có phải là một biện pháp ngăn chặn?

Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định về các trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo quy định của thủ tục hành chính như sau:

- Tạm giữ người;

- Áp giải người vi phạm;

- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

- Khám người;

- Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

- Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.

Bên cạnh đó thì theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về các hình thức xử phạt, mức xử phạt mà người vi phạm quy định giao thông đường bộ phải chịu. 

Trong đó thì có quy định rằng Cảnh sát giao thông có thể là áp dụng các biện pháp như là tạm giữ phương tiện, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, tịch thu các thiết bị lắp đặt sai quy định và các biệ pháp ngăn chặn khác. 

Như vậy thì căn cứ theo các quy định trên thì “rút chìa khóa xe” của người vi phạm không thuộc quyền hạn của cảnh sát giao thông và cũng không là biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. Do đó, cảnh sát giao thông không có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm giao thông. Theo đó thì cảnh sát giao thông rút chìa khóa xe của người vi phạm thì người vi phạm có thể khiếu nại đối với việc làm đó. 

3. Làm gì khi bị cảnh sát giao thông rút chìa khóa xe

Nhiều người cảm thấy bức xúc và khó chịu khi mà cảnh sát giao thông cho tạm dừng phương tiện và có hành vi là rút chìa khóa xe của người tham gia giao thông, tuy nhiên thì họ vẫn chưa biết cách xử lý tình huống này như thế nào. Nói cách khác thì các đối tượng này không biết phải làm thế nào để có thể bảo vệ quyền lợi của mình và hạn chế tình trạng mà cảnh sát giao thông thực hiện những hành vi mà vượt quá quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Khi gặp phải tình huống này thì các bạn có thể dựa vào quy định pháp luật sau đây để có thể có các cư xử đúng đắn và hợp lý nhất khi gặp phải tình trạng này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân mình. 

Tại Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định rằng cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Do đó khi mà có căn cứ chorằng việc xử lý vi phạm của cảnh sát giao thông là không đúng quy định, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị xử lý có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó thì việc khiếu nại có thể tiến hành trực tiếp hoặc khiếu nại qua đơn theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011. Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày biết được hành vi hành chính. 

Như vậy thì mà bạn cảm thấy hành vi rút chìa khóa xe của cảnh sát giao thông là hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bạn có quyền thực hiện thủ tục khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết hành vi vi phạm này. Thời hiệu để khiếu nại sẽ là 90 ngày kể từ ngày biết được hành vi vi phạm hành chính. 

Các bạn có thể theo dõi một số bài viết sau để có thể hiểu hơn về những quy định pháp luật về an toàn giao thông:

Tai nạn giao thông là gì? Nguyên nhân, ví dụ tai nạn giao thông.  

Nơi nộp phạt vi phạm giao thông năm 2023 ở đâu? thực hiện thế nào?  

Người dân có quyền quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông hay không

Nếu như các bạn còn có những nội dung câu hỏi thắc mắc khác có liên quan thì có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại tổng đài 19006162 hoặc lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn hướng dẫn một cách nhanh chóng hiệu quả nhất có thể