Mục lục bài viết
1. Cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong kinh doanh lĩnh vực hàng hải là gì ?
Cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính là một trong các công tác cải cách thủ tục hành chính theo hướng rà soát, xoá bỏ các thủ tục phức tạp hoặc không cần thiết nhằm xây dựng hệ thống thủ tục hành chính hiệu quả. Việc cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính phải được thực hiện theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân.
Theo đó, cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh lĩnh vực hàng hải là một cách hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng hải, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và giảm gánh nặng tài chính đối với họ. Lưu ý rằng cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính không nên đánh đổi tính an toàn và quy định trong lĩnh vực hàng hải. Mục tiêu là tối ưu hoá quy trình mà vẫn đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định liên quan.
2. Cách cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong kinh doanh lĩnh vực hàng hải
Thứ nhất, hợp nhất các thủ tục hành chính liên quan trong một hệ thống duy nhất để giảm thiểu sự trùng lặp, tăng tính hiệu quả.
Thứ hai, phát triển hệ thống dịch vụ trực tuyến để doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục trực tuyến; điều này giúp tiết kiệm thời gian và giảm tình trạng chờ đợi hơn.
Thứ ba, xem xét lại các yêu cầu và điều kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng hải; loại bỏ hoặc giảm bớt các yêu cầu không cần thiết giúp giảm sự phức tạp và chi phí cho các doanh nghiệp.
Thứ tư, xây dựng cơ chế liên kết giữa các cơ quan quản lý liên quan để chia sẻ thông tin và tăng tốc độ xử lý hồ sơ; đặt mục tiêu giảm thời gian xử lý hồ sơ để tạo sự cạnh tranh cho lĩnh vực hàng hải trong khu vực và toàn cầu.
Thứ năm, các thủ tục hành chính không còn phù hợp với thực tế kinh doanh và cải tiến luôn cần được thực hiện để duy trì tính linh hoạt và hiệu quả.
3. Một số thủ tục hành chính cắt giảm, đơn giản hoá trong hoạt động kinh doanh lĩnh vực hàng hải hiện nay
Nghị định 69/2022/NĐ-CP quy định về các trường hợp cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh lĩnh vực hàng hải như sau :
+ Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển : nếu như tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 37/2017/NĐ-CP doanh nghiệp chỉ có thể gửi trực tiếp bộ hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc các hình thức phù hợp khác thì tại nghị định sửa đổi đã bổ sung thêm cho rõ ràng hơn là doanh nghiệp cảng có thể gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc quan hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác.
+ Về thủ tục cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dung, cung ứng thuyền viên : theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 29/2017/NĐ-CP thì tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam đã được thay đổi bằng nghị định bổ sung là tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam.
+ Về thủ tục cấp lại Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên : nếu tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 29/2017/NĐ-CP quy định là tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải nộp trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Viêt Nam thì tại quy định mới là tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam.
+ Thoả thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải : việc gửi văn bản thoả thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết theo nghị định mới thì không chỉ là gửi trực tiếp đến chủ đầu tư mà còn có thể gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác.
+ Về việc cho ý kiến đối với dự án xây dựng công trình trong vùng nước cảng biển và các công trình khác xây dựng trong vùng nước cảng biển : trong quá trình đề xuất dự án, hiện nay chủ đầu tư được gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam chứ không còn giới hạn chỉ được gửi đến Cục Hàng hải Việt Nam như trong khoản 4 Điều 7 Nghị định 58/2017/NĐ-CP như trước nữa.
+ Về thủ tục công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng đối với trường hợp luồng hàng hải công bố sau thời điểm công bố mở cảng biển hoặc luồng hàng hải được đầu tư mới, công bố lại do điều chỉnh, mở rộng, nâng cấp : chủ đầu tư hoặc tổ chức quản lý dự án sẽ gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam chứ không phải chỉ được nộp trực tiếp đến Cục Hàng hải như trong khoản 5 Điều 13 Nghị định 58/2017/NĐ-CP nữa.
+ Thủ tục công bố mở bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước : khoản 1 Điều 14 Nghị định 58/2017/NĐ-CP đã được đơn giản hoá tại nghị định mới rằng chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp đến Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị công bố mở bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước.
+ Công bố đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước : chủ đầu tư hoặc Cảng vụ hàng hải khu vực sẽ gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác thay vì chỉ được gửi đến Cục hàng hải như trước đó
+ Về thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải thì tổ chức, cá nhân sẽ gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp đến Cục Hàng hải Việt Nam
+ Về thủ tục đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng thì chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam
+ Về thủ tục đến cảng biển đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện các hoạt động về nghiên cứu khoa học, nghề cá, cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm, lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển, huấn luyện, văn hoá, thể thao, lắp đặt, xây dựng công trình biển, công trình ngầm, phục vụ khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên, dịch vụ sửa chữa, đóng mới và các hoạt động về môi trường trong vùng biển Việt Nam thì trong trường hợp này người làm thủ tục ngoài việc gửi trực tiếp thì có thể gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác.
+ Về thủ tục phê duyệt phương án vớt tài sản chìm đắm thì tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền theo nghị định mới.
Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách hàng liên quan đến vấn đề Cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh lĩnh vực hàng hải. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết Tranh chấp liên quan đến dịch vụ và rủi ro trong lĩnh vực hàng hải để hiểu rõ hơn. Nếu có bất cứ vấn đề thắc mắc nào hay gặp bất kì vấn đề pháp lý nào cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ tới bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại: 1900.6162 hoặc gửi yêu cầu đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp nhanh chóng. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách. Trân trọng!