Mục lục bài viết
Vì vậy, bên cạnh các quy định pháp luật bảo đảm quyền lợi của công dân từng quốc gia đều phải đối diện với nghĩa vụ quốc tế là tạo cơ sở và điều kiên để người nước ngoài được hưởng chế độ pháp lý phù hợp với sự tồn tại hợp pháp của họ trên lãnh thổ quốc gia đó. Một đặc thù quan trọng liên quan đến địa vị pháp lý của người nước ngoài trên lãnh thổ nước sở tại ỉà người nước ngoài không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước này mà đổng thời còn phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước người đó là công dân và luật quốc tế. Vì vây, một quốc gia không thể đơn phương áp dụng các quy định đối với người nước ngoài nếu các quy định đó không phù hợp với thoả thuận quốc tế và ảnh hưởng đến lợi ích của công dân các quốc gia khác.
1. Cơ sở pháp lý chế độ pháp lý đối với người nước ngoài
Về nguyên tắc, quan hệ giữa các quốc gia liên quan đêh dân cư được giải quyết theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và không phân biệt đối xử, trên cơ sở có đi có lại. Sự bình đẳng giữa các quốc gia thể hiện ở việc các quốc gia thoả thuận dành cho thể nhân và pháp nhân của nhau những điếu kiện và chế độ đối xử ngang bằng trong hoạt động kinh tế, thương mại cũng như những lĩnh vực sinh hoạt khác. Điều này trở nên đặc biệt quan trọng cho sự thiết lập các cơ hội làm ăn, trao đổi thương mại, đầu tư, luân chuyển tài sản của người nước ngoài trong giao dịch dân sự quốc tế, diễn ra trên lãnh thổ các quốc gia, theo xu thế tự do hoá thương mại, đặt trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, ở phạm vi các liên kết khu vực và trên toàn cầu.
Chế độ pháp lý của người nước ngoài được nước sở tại quy định phù hợp với các nguyên tắc cơ bản, các quy phạm Jus cogens của luật quốc tế và các điều ước quốc tế mà nước đó là thành viên. Cùng với các điều ước quốc tế đa phương (như Công ước về các quyền dân sự-chứih trị, năm 1966, Công ước về các quyền kinh tế-xã hội-văn hoá, năm 1966, thoả thuận trong khuôn khổ WTO, ASEAN...), các điều ước quốc tế song phương ký kết giữa các quốc gia (như hiệp định thương mại- hàng hải, hiệp định hợp tác đầu tư...) là cơ sở để xác định tổng thể tất cả các quyền và nghĩa vụ mà người nước ngoài được hưởng, phù hợp với quy định của pháp luật nước sở tại.
2. Các chế độ pháp lý chủ yếu dành cho người nước ngoài
Đê’ áp dụng các chế độ pháp lý phù hợp với người nước ngoài, về cơ bản, cần thiết có sự phân biệt các nhóm người nước ngoài. Đối với ngoài nước ngoài đến làm ăn, sinh sống hên lãnh thổ quốc gia khác thường sẽ được hưởng các chế độ sau:
2.1 Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT - National treatment)
Theo chế độ này, ngưòi nước ngoài được hưởng những quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá cơ bản như công dân của nước sở tại, ngoại trừ một số quyền do pháp luật quốc gia sở tại có quy định hạn chế nhất định vì lợi ích và an ninh quốc gia của nước đó như không được làm một số nghề cụ thể, không được theo học ở các trường công an, an ninh, quân sự và cơ yếu... Các quy định hạn chế này là cần thiết và các quốc gia đều sử dụng ưong việc xác định chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài tại nước mình. Chế độ này thể hiện mối quan hê giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại. Trong thực tế, chế độ đãi ngộ như công dân thường được áp dụng cho người nước ngoài cư trú, làm ăn và sinh sống trên lãnh thổ nước sở tại, có thời hạn lưu trú tương đối ổn định và lâu dài.
2.2 Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN - Most favoured nation)
Chế độ này xác định cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại được hưởng các quyền lợi và ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của bất kỳ một nước thứ ba nào đang và sẽ được hưởng trong tương lai. Trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế, chế độ đãi ngộ tối huệ quốc thường được các quốc gia áp dụng để điều chỉnh các quan hệ thương mại và hàng hải, vì vậy, nội dung của nguyên tắc này được ghi nhận trong các hiệp định thương mại, hiệp định thương mại và hàng hải giữa các quốc gia với nhau. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc biểu hiên việc thừa nhận quyền được đối xử ngang bằng nhau giữa các quốc gia nước ngoài trong mối quan hệ của nước sở tại vói các thể nhân và pháp nhân của các nước khác nhau.
Trong điều kiện toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay, việc nước sở tại thừa nhận và dành cho người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được hưởng chế độ MFN có ý nghĩa to lớn trong việc tạo thuận lợi về thương mại và các hoạt động kinh tế khác mà không chỉ các quốc gia quan tâm, ngay thể nhân, pháp nhân các nước đều hướng đến chế độ đãi ngộ này khi quyết định đến hoạt động, làm ăn, buôn bán hoặc đầu tư ở nước ngoài. Đối với người nước ngoài nói chung, chế độ MFN có sự phân biệt với chế độ đãi ngộ quốc gia ở chỗ, việc hưởng chế độ đãi ngộ theo quy chế MFN mà nước sở tại dành cho công dân, pháp nhân nước khác luôn luôn trên cơ sở các thoả thuận quốc tê' giữa các nước hữu quan mà không có ý nghĩa là chế độ phổ cập đương nhiên mà nước sở tại dành cho thể nhân, pháp nhãn nước khác.
3. Chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho người nước ngoài
Theo chế độ này, người nước ngoài được hưởng các quyền và ưu đãi đặc biệt mà chính công dân của nước sở tại cũng khồng được hưởng, đồng thời người nước ngoài không phải chịu trách nhiệm pháp lý mà cồng dân nước sở tại phải gánh chịu trong các trường hợp tương tự.
Tuy nhiên, người nước ngoài chỉ được hường chế độ đãi ngộ đặc biệt này trên cơ sở pháp luật quốc gia của nước sở tại hoặc điều ước quốc tế mà nước này tham gia. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng có tính truyền thống frong quan hệ ngoại giao - quan hệ lãnh sự giữa các quốc gia hoặc quan hệ quốc tế giữa các tổ chức quốc tế.với các quốc gia...
Bên cạnh việc hường các quyền lợi và lợi ích được ghi nhận theo các chế độ pháp lý nêu trên thì người nước ngoài phải có nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nước sở tại, phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của nước này. Trong trường hợp vi phạm pháp luật của nước sở tại, họ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật nước này hoặc theo các điều ước quốc tế hữu quan mà nước sở tại tham gia. Trong thời gian sinh sống ở nước sở tại, người nước ngoài tuân thủ pháp luật nước này nhiưng họ vẫn không mất mối liên hệ pháp lý vói nước mà họ mang quốc tịch. Xuất phát từ cơ sở pháp lý của mối quan hệ này, các quốc gia có quyền bảo hộ ngoại giao đối với công dân của mình sống ở nước ngoài, đồng thời người dân có quyền yêu cầu cơ quan đại diên ngoại giao - lãnh sự của nước mình thực hiện bảo hô ngoại giao đối với họ trong trường hợp họ bị xâm hại tới quyền lợi và lợi ích ở nước ngoài.
Địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam được ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. về nguyên tắc, người nước ngoài ở Việt Nam được hưởng các chế độ đãi ngộ như công dân, chế độ tối huệ quốc và chế độ đãi ngộ đặc biệt trên cơ sở luật quốc gia và luật quốc tế, phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Luật Minh Khuê (sưu tàm & biên tập)