Mục lục bài viết
- 1. Chữ ký số công cộng là gì?
- 2. Thông tin hiển thị trên chữ ký số công cộng
- 3. Nguyên tắc sử dụng chữ ký số công cộng
- 4. Giá trị pháp lý của chữ ký số công cộng
- 5. Cách đăng ký chữ ký số công cộng
- 5.1. Nhà cung cấp chữ ký số VNPT - CA
- 5.2. Nhà cung cấp chữ ký số Bkav - CA
- 5.3. Nhà cung cấp chữ ký số Viettel - CA
- 6. Lợi ích khi sử dụng chữ ký số công cộng
- 7. Điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký số công cộng
- 8. Về vấn đề thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài
1. Chữ ký số công cộng là gì?
Chữ ký số công cộng hay chính là một dạng của chữ ký số điện tử, được sử dụng trong môi trường internet. Mỗi cá nhân, doanh nghiệp chỉ cần một chữ ký số để sử dụng trong tất cả các giao dịch cũng như kê khai dưới dạng văn bản điện tử như: Các loại hợp đồng, hoá đơn, chứng từ...giúp quá trình giao dịch được diễn ra nhanh chóng, an toàn và tính bảo mật cao.
Chữ ký số công cộng được lưu trũ trong một thiết bị gọi là USB Token. USB tocken gồm khoá bí mật và khoá ôcng khai. Đây là thiết bị để bảo mật khoá bí mật cà chứa thông tin khách hàng.
- Khoá bí mật: Khoá này dùng để tạo chữ ký số:
- Khoá công khai: Khoá này dùng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khoá bí mật.
Các loại chữ ký số điện tử hiện nay
- Chữ ký số cho doanh nghiệp/tổ chức: Là con dấu của doanh nghiệp hoặc người đại diện trước pháp luật của tổ chức;
- Chữ ký số cho cá nhân trong doanh nghiệp: Là chữ ký số của cá nhân trong doanh nghiệp, có ghi rõ chức danh của cá nhân đó.
- Chữ ký số cá nhân: Là chữ ký số của một cá nhân riêng biệt, và chỉ hiện tên của cá nhân đó khi ký số.
2. Thông tin hiển thị trên chữ ký số công cộng
Các thông tin hiển thị trên chữ ký số công cộng bao gồm: Tên của tổ chức, nhà cung cấp chứng thực chữ ký số công cộng theo quy định, tên của thuê bảo, số hiệu của chữ ký số, thời hạn có hiệu lực của chữ ký số, khoá công khai của thuê bao, chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thư chữ ký số và một vài thông tin cần thiết khác như: Các hạn chế về mục đích, phạm vi xử dụng chữ ký số...
3. Nguyên tắc sử dụng chữ ký số công cộng
- Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thoả thuận việc: Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch; Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực; Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thoả thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực; Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thoả thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực.
4. Giá trị pháp lý của chữ ký số công cộng
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với môth thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ lieyej đó đáp ứng các điều kiện sau:
- Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự châos thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
- Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bới chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật.
5. Cách đăng ký chữ ký số công cộng
Để có thể đăng ký được chữ ký số công cộng thì hiện nay bạn đọc liên hệ ngay với một nhà cung cấp chữ ký số. Lưu ý rằng nên tìm hiểu và lựa cọn nhà cung cấp chữ ký số uy tín, có trách nhiệm và được nhiều người tin tưởng sử dụng.
Hiện nay có các đơn vị cung cấp chữ ký số công cộng gồm: VNPT - CA; CA2; Bkac - CA; Viettel - CA, Safe -CA; EFY - CA; CMC-CA; MISA-CA; I-CA.
Một số thông tin cơ bản về nhà cung cấp chữ ký số:
5.1. Nhà cung cấp chữ ký số VNPT - CA
VNPT- CA là đơn vị đầu tiên được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực bao gồm các chứng thư số SSL, chứng thư số cho codeSigning và chứng thư số dành cho tổ chức, cá nhân.
Đơn vị cung cấp: Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam.
Địa chỉ: Toà nhà VNPT, số 57 phố Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà nội.
5.2. Nhà cung cấp chữ ký số Bkav - CA
Chữ ký số Bkav- CA giúp cho việc kê khai, nộp thuế qua mạng, Hải quan điện tử, Bảo hiểm xã hội, hồ sơ công bô sản phẩm, ngân hàng điện tử...trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn
Đơn vị cung caoas: Công ty cổ phần Bkav
Địa chỉ: Tầng 2 , toà nhà HH1, khu đô thị Yên Hoà, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
5.3. Nhà cung cấp chữ ký số Viettel - CA
Viettel - CA là nhà cung cấp kớn với các dịch vụ như: Chữ ký số cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; chữ ký số cho máy chủ; chứng thư số SSL; chứng thư số cho CodeSignin.
Đơn vị cung cấp: tập đoàn công nghiệp - viễn thông quân đội
Địa chỉ: Toà nhà Viettel, số 1 Giang Văn Minh, Bà Đình, TP Hà Nội.
6. Lợi ích khi sử dụng chữ ký số công cộng
Với nhiều tính năng của chữ ký số công cộng, chữ ký số công cộng sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được nhiều công việc như: Thực hiện các thủ tục hành chính Nhà nước tại cơ quan có thẩm quyền, nộp và kê khai thuế trực tiếp, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử..
Khi thực hiện thông qua hình thức chữ ký số này thì doanh nghiệp sẽ có nhiều lực ích như: Tiết kiệm chi phí in ấn, doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch ở bất kỳ đầu và bất kỳ khi nào; Việc gửi dữ liệu cũng được thực hiện một cách nhanh chóng, tiện lợi và đặc biệt là tất cả các thao tác trên sẽ được ghi nhận, lưu trữ lại.
Cùng với đó tình bảo mật cao, chính xác cũng là một lợi thế lớn cho doanh nghiệp khi sử dụng chữ ký số.
Khi sử dụng chữ ký số, cả hai bên tham gia vào quá trình thông tin đều có thể tin tưởng về tính chính xác, bảo mật của văn bản mà mình đang xem xét. Quy trình mã hoá sẽ ẩn nội dung đối với bên thứ ba. Điều này sẽ tạo ra sự yên tâm cho các bên khi thực hiện ký kết thông qua chữ ký điện tử.
7. Điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký số công cộng
Chữ ký điện tử được xem là đảm bảo an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thoả thuận và đáp ứng các điều kiện sau:
- Dữ liệu tạo chữ ký điện tủe chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;
- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;
- Mọi thay đổi với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
- Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.
Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn.
8. Về vấn đề thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài
Nhà nước công nhận giá trị pahsp lý của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài nếu chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử có độ tin cậy tương đương với độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử theo quy định pháp luật. Việc xác định mức độ tin cây của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các yếu tố có liên quan khác.
Trên đây là những vấn đề xoáy quanh chữ ký số công cộng, nếu bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào có thể liên hệ ngay với Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Minh Khuê: 1900.6162 để được giải đáp.