Mục lục bài viết
1. Chứng thực là gì?
Căn cứ theo như quy định tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giải thích một số từ ngữ như sau:
“Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
“Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
“Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Như vậy thì theo quy định trên thì có thể đưa ra một kết luận đó là chứng thực là việc cơ quan tổ chức có thẩm quyền xác nhận tính chính xác đối với văn bản, chứng thực bản sao là đúng với bản chính, chữ ký của cá nhân, chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính.
2. Chủ tịch ủy ban nhân xã có được chứng thực di chúc của bố mẹ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 637 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định người không được chứng thực di chúc như sau:
Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
- Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Ngoài ra thì căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định về người thực hiện chứng thực như sau: “Người thực hiện chứng thực” là Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Như vậy thì theo quy định pháp luật thì chủ tịch ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền chứng thực di chúc. Tuy nhiên thì chủ tịch ủy ban nhân dân xã nếu thuộc vào các trường hợp không được phép thực hiện chứng thực theo như quy định của Bộ luật Dân sự thì không thể thực hiện chứng thực. Theo đó thì trường hợp chủ tịch ủy ban nhân xã không thể chứng thức cho di chúc của bố mẹ bởi chủ tịch ủy ban nhân dân xã là con của người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
3. Thủ tục thực hiện chứng thức di chúc tại ủy ban nhân dân xã.
Căn cứ pháp lý: Mục IV Quyết định 1329/QĐ-BTP năm 2020
Về hồ sơ yêu cầu chứng thực di chúc bao gồm những giấy tờ như sau:
- Dự thảo di chúc;
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).
Trình tự thực hiện chứng thực di chúc tại ủy ban nhân dân xã.
+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực. Nộp hồ sơ trực tiếp tại ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Người thực hiện chứng thực hoặc người tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.
+ Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, nếu di chúc có từ hai trang trở lên thì phải ký vào từng trang. Trường hợp người yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thì phải ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ.
+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.
+ Người thực hiện chứng thực (hoặc người tiếp nhận hồ sơ) ghi lời chứng theo mẫu quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thì người tiếp nhận hồ sơ ký vào từng trang của di chúc và ký vào dưới lời chứng theo mẫu quy định.
Người thực hiện chứng thực ký vào từng trang của di chúc nếu hồ sơ không được tiếp nhận qua bộ phận một cửa, một cửa liên thông, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với di chúc có từ 02 trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo như thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trong trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Di chúc được chứng thực
- Phí: 50.000 đồng/di chúc.
Các bạn có thể tham khảo thêm một số nội dung bài viết sau đây:
Di chúc có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không ? Có cần công chứng di chúc ?
Mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã mới nhất
Công chứng di chúc thực hiện ở đâu khi tài sản ở hai tỉnh thành?
Yêu cầu hủy di chúc có chứng thực của ủy ban nhân dân là vụ án dân sự hay hành chính ?
Trên đây là toàn bộ những nội dung thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến chứng thực di chúc. Mong rằng thông qua những nội dung và thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về chứng thực di chúc. Nếu các bạn còn có câu hỏi thắc mắc khác có liên quan thì có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến, gọi ngay số: 19006162 hoặc lienhe@luatminhkhue.vn