1. Về việc áp dụng công ước công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài

Công ước này áp dụng đối với việc công nhận và thi hành các quyết định trọng tài được ban hành tại lãnh thổ của một Quốc gia khác với Quốc gia nơi có yêu cầu công nhận và thi hành quyết định trọng tài đó, xuất phát từ các tranh chấp giữa các thể nhân hay pháp nhân. Công ước còn được áp dụng cho những quyết định trọng tài không được coi là quyết định trong nước tại Quốc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu cầu.

Thuật ngữ “các quyết định trọng tài” bao gồm không chỉ những quyết định ra bởi các Trọng tài viên được chỉ định cho từng vụ mà còn bao gồm những quyết định ra bởi các tổ chức trọng tài thường trực được các bên đưa vụ việc ra giải quyết.

Khi ký kết, phê chuẩn, hoặc gia nhập Công ước này, hoặc thông báo phạm vi áp dụng Công ước theo điều X, bất kỳ Quốc gia nào cũng có thể trên cơ sở có đi có lại tuyên bố rằng Quốc gia đó sẽ áp dụng Công ước đối với việc công nhận và thi hành các quyết định được đưa ra tại lãnh thổ một Quốc gia thành viên khác mà thôi. Quốc gia đó còn có thể tuyên bố chỉ áp dụng Công ước cho các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp lý/ dù là quan hệ hợp đồng hay không. Được coi là quan hệ thương mại theo pháp luật quốc gia của Quốc gia đó.

2. Thỏa thuận của các quốc gia về công ước 

Mỗi Quốc gia thành viên sẽ công nhận một thỏa thuận bằng văn bản theo đó các bên cam kết đưa ra trọng tài xét xử mọi tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh giữa các bên từ một quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không, liên quan đến một đối tượng có khả năng giải quyết được bằng trọng tài. Thuật ngữ “thoả thuận bằng văn bản” bao gồm điều khoản trọng tài trong một hợp đồng hoặc một thoả thuận trọng tài được các bên ký kết hoặc được ghi trong thư tín trao đổi.

Toà án của một Quốc gia thành viên, khi nhận được một đơn kiện về một vấn đề mà đối với vấn đề đó các bên đã có thoả thuận theo nội dung của điều này, sẽ, theo yêu cầu của một bên, đưa các bên tới trọng tài, trừ khi Toà án thấy rằng thoả thuận nói trên không có hiệu lực, không hiệu quả hoặc không thể thực hiện được.

Mỗi Quốc gia thành viên sẽ công nhận các quyết định trọng tài có giá trị ràng buộc và thi hành chúng theo quy tắc về thủ tục của lãnh thổ nơi quyết định sẽ được thi hành, theo các điều kiện được nêu trong các điều khoản dưới đây. Không được đặt các điều kiện về căn bản nặng hơn hoặc các phí hay chi phí cao hơn cho việc công nhận và thi hành các quyết định trọng tài mà Công ước này áp dụng tới so với việc công nhận và thi hành các quyết định trọng tài trong nước

3. Cơ sở lý luận và thực tiễn

Theo pháp luật và thực tiễn của các nưốc trên thế giới, quyết định của trọng tài là quyết định chung thẩm và phải được các bên tranh châp tự nguyện thi hành; nếu bên phải thi hành không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế để bắt phải thi hành theo trình tự, thủ tục thi hành các bản án, quyết định dân sự của toà án . Ví dụ, Điều 62 của Luật Trọng tài của Trung Quốc năm 1994 quy định các bên đương sự phải thực hiện quyết định trọng tài; nếu một bên không thực hiện thì bên kia có thể yêu cầu Toà án nhân dân cưỡng chế thi hành phù hợp với các quy định có liên quan của luật Tố tụng dân sự.

Quyết định của trọng tài của nước nào, về lý luận cũng như thực tiễn, chỉ có hiệu lực pháp luật và bị cưổng chế thi hành trên lãnh thổ của nưốc đó mà thôi. Nói cách khác, không gian hiệu lực đương nhiên của quyết định trọng tài là phạm vi lãnh thổ của nước mà trọng tài được thành lập và hoạt động. Pháp luật quốc gia cho phép thành lập trọng tài và thừa nhận hiệu lực của quyết định trọng tài này, bảo đẳm cưỡng chế thi hành quyết định của trọng tài khi cần thiết.

Nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài và quyết định của trọng tài phải được thi hành ở nước ngoài vì bên phải thi hành ở nưốc ngoài hoặc tài sản liên quan tồn tại ở nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền của nước này không thể và không được phép trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành trên lãnh thổ nước ngoài được. Vấn đề đây là phải tôn trọng chủ quyền quốc gia của nước ngoài có liên quan. Nói cách khác, nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia là cơ sở lý giải cho việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Thực tiễn của các nước trên thế giối cũng đi theo quan điểm này.

Vì những lý do .trên, để bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hoá giữa các quốc gia, các nhà lý luận cũng như các nhà quản lý và các nhà kinh doanh đều có nhu cầu đặt và giải quyết việc đề nghị phía nước ngoài công nhận và cho thi hành ỗ nước ngoài quyết định trọng tài đã được tuyên, và chỉ khi nước ngoài hữu quan công nhận và cho thi hành quyết định đó của trọng tài, thì quyết định trọng tài mới có thể bị cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên, cơ quan cưỡng chế thi hành quyết định của trọng tài trên lãnh thổ nưốc ngoài phải là cơ quan có thẩm quyền của chính nưốc ngoài đó.

Ngày nay trên thực tế, việc công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài trở thành hiện tượng phổ biến. Pháp luật các nước đều có quy định về việc Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài ( ví dụ, Điều 1028 Bộ luật Tô' tụng dân sự Pháp; Điều 1044 Bộ luật tố tụng dân sự Đức; Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nưốc ngoài năm 1995; v.v...). Các quốc gia còn ký kết các điều ước quốc tế đa phương và song phương để quy định vấn đề này. Điển hình nhất là Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài mà Việt Nam đã gia nhập năm 1995. Trong quan hệ giữa các nước không cùng tham gia Công ước này, các nước cũng tiến hành công nhận và thi hành quyết định trọng tài của nhau trên cơ sỏ nguyên tắc có đi có lại. Chính việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nưốc ngoài đã góp phần rất quan trọng vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, làm cho các nhà kinh doanh yên tâm trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác về mọi mặt giữa các quốc gia.

4.Các quy định của Công ước

Các quy định của Công ước này không làm ảnh hưởng tới hiệu lực của các thoả thuận đa phương hay song phương của các Quốc gia thành viên liên quan tới việc công nhận và thi hành các quyết định trọng tài, cũng như không tước của bất kỳ bên nào liên quan quyền bên đó có thể dùng quyết định trọng tài theo cách và giới hạn được luật pháp hoặc các điều ước của nước nơi quyết định sẽ được thi hành cho phép.

Nghị định thư Giơnevơ năm 1923 về Các điều khoản trọng tài và Công ước Giơnevơ năm 1927 về thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài sẽ ngừng có hiệu lực giữa các Quốc gia thành viên khi và trong phạm vi các Quốc gia thành viên bị ràng buộc bởi Công ước này.

5.Công nhận và thi hành quyết định có thể bị từ chối

Việc công nhận và thi hành quyết định có thể bị từ chối, theo yêu cầu của bên phải thi hành, chỉ khi nào bên đó chuyển tới cơ quan có thẩm quyền nơi việc công nhận và thi hành được yêu cầu, bằng chứng rằng:

Các bên của thỏa thuận nói ở điều II, theo luật áp dụng đối với các bên, không có đủ năng lực, hoặc thoả thuận nói trên không có giá trị theo luật mà các bên chịu sự điều chỉnh, nếu không có chỉ dẫn về điều này, theo luật của Quốc gia nơi ra quyết định; hoặc

Nếu bên phải thi hành quyết định không được thông báo thích đáng về việc chỉ định trọng tài viên hay về tố tụng trọng tài hoặc do một nguyên nhân gì khác không thể trình bày vụ việc của mình; hoặc Quyết định giải quyết một tranh chấp không được dự liệu trong các điều khoản của đơn yêu cầu đưa ra trọng tài giải quyết hay nằm ngoài các điều khoản đó, hoặc quyết định trọng tài gồm các quyết định về các vấn đề ngoài phạm vi yêu cầu xét xử bằng trọng tài, tuy nhiên, nếu các quyết định về các vấn đề được yêu cầu xét xử bằng trọng tài có thể tách rời khỏi các quyết định về các vấn đề không được yêu cầu, thì phần của quyết định trọng tài gồm các quyết định về vấn đề được yêu cầu có thể được công nhận và thi hành; hoặc

Thành phần trọng tài xét xử hoặc thủ tục xét xử trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc, nếu không có thoả thuận đó, không phù hợp với luật của nước tiến hành trọng tài; hoặc

Quyết định chưa có hiệu lực ràng buộc đối với các bên, hoặc bị huỷ hay đình hoãn bởi cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc theo luật của nước nơi quyết định được lập.

Việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài còn có thể bị từ chối nếu như cơ quan có thẩm quyền của nước, nơi việc công nhận và thi hành đó được yêu cầu cho rằng:

Đối tượng của vụ tranh chấp không thể giải quyết được bằng trọng tài theo luật pháp của nước đó; hoặc

Việc công nhận và thi hành quyết định sẽ trái với trật tự công cộng của nước đó.

Công ước này được mở tới ngày 31 tháng 12 năm 1958 để ký nhân danh cho mọi Thành viên của Liên Hợp quốc và cũng nhân danh mọi Quốc gia khác đang hoặc sau đây trở thành thành viên của bất kỳ cơ quan chuyên môn nào của Liên Hợp Quốc, hoặc đang hoặc sau đây trở thành một bên của Quy chế của Toà án Công lý Quốc tế/hoặc bất cứ Quốc gia nào khác nhận được lời mời của Đại hội Đồng Liên Hợp Quốc.

Công ước này sẽ được phê chuẩn và văn kiện phê chuẩn sẽ được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lưu giữ.

Luật Minh Khuê (sưu tầm và biên tập)