1. Cổ vật là gì ?

Cổ vật là hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa rất quan trọng trong di sản của Nhà nước ta. Cổ vật là công cụ giúp chúng ta tìm hiểu được quá trình phát triển của lịch sử, xã hội. Vậy cổ vật là gì ?.

Căn cứ theo khoản 6 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001 (Luật di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về khái niệm cổ vật như sau:

"Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tổi trở lên".

Do cổ vật có giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, khoa học và đặc biệt có tuổi đời cao từ 100 năm trở lên nên việc bảo vệ cổ vật được pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ, đặc biệt là việc mua bán, tặng, ...cổ vật đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. 

 

2. Bán cổ vật đào được, tìm được có bị xử phạt không ?

Cổ vật có tuổi đời cao từ 100 năm tuổi trở lên và kiểu dáng càng độc đáo thì càng có giá trị cao vì vậy hiện nay có nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động buôn bán cổ vật trái phép thông qua nhiều hình thức khác nhau và ngày càng phổ biến nhằm đạt được mục đích đó là thu lợi nhuận cao. Việc mua bán trái phép cổ vật khiến cho dân tộc ta bị mất đi rất nhiều nhứng thông tin, ý nghĩa lịch sử quan trọng. Vậy khi cổ vật đào được, tìm được mang bán có bị xử phạt không hoặc mua bán trái phép cổ vật sẽ bị xử lý như thế nào ?. 

Tại Điều 229 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy như sau:

Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu trong trường hợp không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đối với tài sản bị chôn dấu, vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản được quy đinh như sau:

- Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

- Tài sản được tìm thấy nhưng không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử-văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về nhà nước.

Vì vậy, theo quy định trên, cổ vật được phát hiện tìm thấy sẽ không phải cổ vật nào cũng thuộc sở hữu của Nhà nước và có thể thuộc quyền sở hữu của một tổ chức, cá nhân khác. Khi tìm thấy cổ vật phải trả lại cho chủ sở hữu ngay, nếu trong trường hợp không biết ai là chủ sở hữu thì người tìm được cổ vật có trách nhiệm báo với cơ quan chính quyền địa phương như UBND cấp xã hoặc công an xã để giao nộp và phối hợp xử lý, bảo vệ cổ vật. 

 

2.1 Không khai báo khi tìm được sẽ bị xử lý như thế nào ? 

Khi phát hiện cổ vật nhưng không biết ai là chủ sở hữu và không thực hiện việc khai báo với chính quyền địa phương thì sẽ bị sử phạt hành chính theo Điều 25 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định thông báo, giao nộp cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện, cụ thể là: Sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20. 000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc giao nộp di vật, cổ vật phát hiện được. Ngoài ra còn có hình phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi không thông báo, giao nộp cổ vật, di vật phát hiện được.

Trong trường hợp phát hiện cổ vật nhưng không khai báo cho chính quyền địa phương tùy vào mức độ hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung tại điểm d khoản 1 Điều 2 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau: 

- Đối với trường hợp khi tìm thấy cổ vật nhưng cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận tài sản đó theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 

- Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với phạm tôi chiếm giữu tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia.

 

2.2 Mua bán trái phép cổ vật bị xử lý như thế nào ?

Hậu quả của việc mua bán trái phép cổ vật có thể sẽ bị phạt tiền hoặc tích thu cổ vật tùy vào trường hợp vi phạm. Ngoài ra còn phải tuân theo pháp luật quy định để thực hiện biện pháp khắ phục. Cụ thể theo Điều 23 quy định về: Vi phạm quy định bảo vệ công trình văn hóa, nghệ thuật, di sản văn hóa (Nghị định 158/2013) đối với trường hợp mua bán trái phép cổ vật đó là:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi như:

+ Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cnahr có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; làm hư hại nghiêm trọng di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật.

+ Lấn chiếm hoặc sử dụng trái phép di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa nghệ thuật.

+ Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

- Tịch thu tang vật vi phạm đối với một trong các hành vi sau:

+ Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để kinh doanh mà không có giấy phép.

+ Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp.

- Ngoài ra còn có những hình phạt bổ sung cho hành vi mua bán trái phép cổ vật: đó là tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để kinh doanh mà không có giấy phép.

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc khôi phục tình trạng ban đầu;

+ Buộc trả lại đất đã lấn chiếm hoặc chấm dứt việc sử dụng trái phép di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật đối với hành vi lấn chiếm đất hoặc sử dụng trái phép di tích lịch sử-văn háo, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật.

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi : làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để kinh doanh mà không có giấy phép; Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp. 

Vì vậy khi phát hiện, tìm thấy cổ vật nên báo ngay cho chính quyền địa phương vì theo những quy định trên, người phát hiện cổ vật sẽ được thưởng hoặc hưởng những gia trị tài sản khi phát hiện, tìm được tài sản, cổ vật theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nếu khi phát hiện, tìm thấy cổ vật không báo cho chính quyền địa phương hoặc thực hiện những hành vi mua bán trái phép thì tùy vào mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc pháp lý cần trao đổi với luật sư, Hãy gọi: 1900.6162 để được tư vấn pháp luật miễn phí.