Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật hành chínhchuyên trang www.luatminhkhue.vn
>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật giao thông đường bộ năm 2008
- Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
- Nghị định 81/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
2. Luật sư tư vấn:
Để kết luận việc thu giữ hàng hóa của bạn có đúng quy định của pháp luật hay không cần xem xét hành vi của bạn có vi phạm pháp luật hay không đồng thời xác định rõ thẩm quyền xử phạt và các biện pháp xử lý được áp dụng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về việc xác định hành vi vi phạm:
Tại khoản 3 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Nghiêm cấm sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép”. Hành vi sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm e Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;
c) Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a Khoản 6 Điều này;
d) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05m2 làm nơi trông, giữ xe…..”
Như vậy, hành vi bán hàng hóa trên vỉa hè của bạn được xác định là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Thứ hai, về thẩm quyền xử phạt:
Căn cứ theo khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì:
“4. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;”
Xét trong trường hợp bán hàng hóa trên vỉa hè của bạn là hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 12 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP nên theo quy định pháp luật này, lực lượng công an phường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi bán hàng hóa của bạn.
Thứ ba, về biện pháp xử phạt được áp dụng và quy trình áp dụng biện pháp này:
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính là phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi bán hàng trên vỉa hè còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp, người có thẩm quyền có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện hành chính. Cụ thể:
Tịch thu tang vật, phương tiện: Người bán hàng trên vỉa hè sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm nếu có hành vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức (Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính). Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2013/NĐ-CP thì việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
+ Vi phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý;
+ Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.
Hiện nay, pháp luật hiện nay chưa giải thích rõ thế nào là vi phạm hành chính nghiêm trọng. Thông thường, mức độ nghiêm trọng của tội phạm và vi phạm hành chính được xác định thông qua mức độ của hình phạt.
Về việc tạm giữ đối với tang vật, phương tiện: Theo quy định tại khoản 3 Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính, hoặc để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Cụ thể hơn tại khoản 1 Điều 125 luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nêu rõ việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm chủ được thực hiện “trong trường hợp thật cần thiết”, bao gồm: nếu không tạm giữ thì không có cơ sở xử phạt hoặc nếu không tạm giữ thì tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì dù tịch thu hay tạm giữ tang vật, phương tiện, cơ quan có thẩm quyền xử lý cũng phải lập thành biên bản (Điều 81 và Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính).
Bên cạnh đó, Luật xử lý vi phạm hành chính còn yêu cầu biên bản này phải được lập theo mẫu quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BGTVT (mẫu số 17 và mẫu số 18) trong đó phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Như vậy, việc lực lượng trật tự phường thu giữ hàng hoá ở vỉa hè của bạn mà không lập biên bản thu giữ là trái với các quy định của pháp luật.
Tham khảo bài viết liên quan:
Công an phường có làm đúng luật?
tư vấn về công an phường xử phạt giao thông
Thẩm quyền xử phạt của công an phường?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật.