1. Quy định chung về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyển sở hữu của người khác. Xét về tính chất, công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản có tính công khai. Trong Luật hình sự Việt Nam, hành vi này được quy định với tội danh riêng - tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc tài sản của công dân) kể từ khi có Bộ luật hình sự cũ năm 1985.

Công nhiên chiếm đoạt tài sản là công khai chiếm đoạt tài sản mà không cần dùng thủ đoạn tích cực để chống lại chủ tài sản. Ví dụ: Lợi dụng người thợ đang ở trên cột điện cao, kẻ phạm tội đã công khai lấy xe đạp của họ để bên dưới. Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản bị coi là tội phạm thuộc Chương XVI Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017.

“Các tội xâm phạm sở hữu” khi:

1) Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 500.000 đồng trở lên, hoặc

2) Tài sản chiếm đoạt có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng đã gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc

3) Tài sản chiếm đoạt có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng chủ thể đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích.

Hình phạt chính được quy định cho tội này có mức cao nhất là tù chung thân. Hình phạt bố sung cho tội này có thể là phạt tiền đến 100 triệu đồng.

2. Quy định luật hình sự hiện nay về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

(Tội) công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.

+ Dấu hiệu hành vi phạm tội:

Cũng như ở tội cướp giật tài sản, dấu hiệu hành vi phạm tội trong cấu thành tội phạm của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt này phân biệt với hành vi chiếm đoạt của các tội phạm khác qua dấu hiệu công nhiên.

Dấu hiệu “công nhiên” phản ánh hành vi chiếm đoạt của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có những đặc điểm sau:

- Hành vi chiếm đoạt tài sản có tính công khai như ở hành vi cướp giật; (nhưng)

- Hành vi này xảy ra trong hoàn cảnh người chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản. Do vậy, người phạm tội không cần và không có ý định sử dụng thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản. Người phạm tội không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực, không uy hiếp tinh thần cũng như không nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn tránh.

+ Dấu hiệu phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với hành vi công nhiẽn chiếm đoạt tài sản chỉ là vi phạm

Công nhiên chiếm đoạt tài sản cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản khi thoả mãn một trong các dấu hiệu sau:

- Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 02 triệu đồng trở lên;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt;

- Đã bị kết án về tội chiếm đoạt hoặc về tội được quy định tại Điều 290 và chưa được xoá án tích;

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

3. Các yếu tố cấu thành tội công nhiêm chiếm đoạt tài sản.

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ một người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

* Mặt khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

* Mặt khách quan của tội phạm: Người thực hiện tội phạm có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai. Được hiểu là việc chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội không cần che dấu hành vi phạm tội của mình, hành vi đó được thực hiện ngay trước mặt người bị hại và những người khác. Việc thực hiện những hành vi này là do người thực hiện hành vi phạm tội biết rõ người bị hại không dám hoặc không đủ khả năng tự vệ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản đó. Mặt khác việc chiếm đoạt tài sản cũng xảy ra một cách bình thường, không thực hiện một cách nhanh chóng như cướp giật tài sản, người phạm tội cũng không thực hiện các hành vi dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để thực hiện các hành.

4. Phạt hành chính đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Đối với những trường hợp thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản nhưng chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản bị xử phạt như thế nào?

Nếu thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản dưới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (giá trị của tài sản chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng, người thực hiện hành vi chưa phạm tội lần nào, có nhân thân tốt,....) thì trong trường hợp này người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi mà mình đã thực hiện.

Căn cứ theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi công nhiêm chiếm đoạt tài sản, cụ thể như sau:

"Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác".

Như vậy người thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản khi chưa đủ yếu tố cấu thành để truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mực phạt tiền cao nhất có thể là 2 triệu đồng.

5. Mức phạt đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào?

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định cụ thể tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017. Được quy định cụ thể như sau:

"Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Hành hung để tẩu thoát;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng".

Theo quy định trên thì người thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm khi thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác với giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc là dưới 2 triệu nhưng thuộc các trường hợp:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội như: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Ngoài ra người thực hiện hành vi còn có thể bị xử phạt:

- Phạt tù từ 02 - 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng; Hành hung để tẩu thoát; Tái phạm nguy hiểm; Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ.

- Phạt tù từ 07 - 15 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội.

- Đặc biệt, nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để phạm tội thì người công nhiên chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù từ 12 - 20 năm.

Ngoài ra tội danh này còn được quy định hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê