Mục lục bài viết
1. Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản được hiểu như thế nào?
Hiện nay, pháp luật không có quy định về định nghĩa cụ thể về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế thì hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản (hay còn gọi là cướp tài sản công nhiên) là một hành vi phạm tội trong lĩnh vực hình sự. Nó xảy ra khi một người công khai và trái phép chiếm đoạt tài sản của người khác mà không sử dụng sức lực hoặc vũ khí để đe dọa hoặc bắt buộc.
Hành vi này có thể bao gồm việc lấy cắp, trộm cắp hoặc chiếm đoạt tài sản khỏi tay người sở hữu mà không được sự đồng ý của họ. Ví dụ, nếu một người đi vào một cửa hàng và lấy một sản phẩm mà không thanh toán hoặc không có ý định trả tiền, hành vi đó có thể được coi là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản được coi là một tội phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật pháp của mỗi quốc gia. Hình phạt cho tội này thường bao gồm tiền phạt, tù chung thân hoặc một thời gian tù giam, tù treo hoặc các biện pháp khác tùy thuộc vào quy định của pháp luật trong từng nước.
2. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự hiện này có quy định khác.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại một số Điều cụ thể trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
Mà tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Điều luật này không thuộc vào các tội phạm được áp dụng đối với độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Như vậy, tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là từ đủ 16 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thì ngoài thỏa mãn về dấu hiệu chủ thể (là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự) thì còn phải đáp ứng cả về 03 dấu hiệu dưới đây:
Về khách thể của tội phạm
Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người khác để lấy tài sản một cách công khai. Tội xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Quyền sở hữu tài sản của con người bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
- Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Người chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu do được ủy quyền, được giao mà không kèm theo việc chuyển quyền sở hữu thì việc thực hiện các quyền chiếm hữu chỉ được thực thi trong phạm vi giới hạn của các hành vi và theo thời gian mà chủ sở hữu cho phép.
- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng và khai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép. Việc sử dụng tài sản là một trong những quyền quan trọng và có ý nghĩa thực tế đối với chủ sở hữu.
- Quyền định đoạt là quyền năng của chủ sở hữu để quyết định về “số phận” của tài sản, có thể là trưng bày, lưu giữ, tiêu dùng hết, hủy bỏ, ... hoặc cũng có thể là bán, cho, tặng,...
Về mặt khách quan của tội phạm
Hành vi thuộc mặt khác quan của tội công nhiêm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng dưới hình thức công khai cùng các thủ đoạn lợi dụng sự sơ hở của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: thiên tai, hỏa hoạn, ... Một số trường hợp công nhiêm chiếm đoạt tài sản có thể kể đến như:
- Người phạm tội lợi dụng sơ hở, vướng mắc của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản để công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.
Ví dụ: Anh A uống rượu nên ngồi ở triền đê hóng mát cho tỉnh rượu nhưng lại để xe máy còn cắm nguyên chìa khóa ở trên đê. Anh B đi qua thấy xe của anh A nên đã nảy sinh ra lòng tham, lợi dụng cơ hội nên đã ngồi lên xe và phóng xe đi mất. Anh A dù nhìn thấy xe bị anh B phóng đi nhưng không thể chạy lên kịp vì triền đê trơn trượt do vừa mưa xong.
- Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hỏa hoạn, bị tai nạn, đang có chiến tranh để có thể chiếm đoạt tài sản. Những hoàn cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình, nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản mà không làm gì được.
Ví dụ: anh A đang đi xe máy trên đường về nhà thì bị tai nạn. Trong ví của anh A có số tiền vừa rút từ ngân hàng là 08 triệu đồng. Anh B thấy anh A bị tai nạn thì giúp đỡ đưa đi bệnh viện, vô tình anh B thấy sô tiền đó nên nảy sinh ham muốn và lợi dụng lúc anh A bị tai nạn nên lấy đi số tiền đó.
- Ngoài ra, còn loại hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, nhưng lại chiếm đoạt sau khi đã thực hiện xong hành vi phạm tội khác (thông thường là hành vi phạm tội giết người; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; hiếp dâm; cưỡng dâm). Đây cũng là loại hành vi mà nhiều người lầm tưởng đó là hành vi cướp tài sản vì nó được thực hiện sau khi đã thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Nếu là cướp tài sản thì việc dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực phải nhằm mục đích phục vụ cho hành vi cướp tài sản. Còn trường hợp này mục đích ban đầu của người phạm tội là thực hiện tội phạm khác (giết người, hiếp dâm,...), sau đó người phạm tội mới phát hiện tài sản của nạn nhân và mong muốn chiếm đoạt tài sản đó. Như vậy, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về cả tội đã thực hiện ban đầu và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Tính chất công khai tuy không phải là hành vi khách quan, nhưng lại là một đặc điểm cơ bản, đặc trưng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản, nếu chiếm đoạt tài sản một cách lén lút mà người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết là hành vi trộm cắp. Công nhiên chiếm đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó là công nhiên đối với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, đối với người xung quanh, người phạm tội có thể có những thủ đoạn gian dối, lén lút để tiếp cận tài sản, nhưng khi chiếm đoạt người phạm tội vẫn công khai, trắng trợn. Sự công nhiên chiếm đoạt ở đây là công khai hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng không có nghĩa là người phạm tội công khai danh tính của mình. Tuy công khai chiếm đoạt tài sản nhưng người phạm tội sẽ không muốn để bị hại hoặc người khác biết mình là người chiếm đoạt tài sản đó.
Hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Mặc dù, khoản 1 của điều 172 Bộ luật Hình sự quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện nhất định. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành khi hậu quả tài sản bị chiếm đoạt công khai xảy ra.
Về chủ quan của tội phạm
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Tức là, người phạm tội nhận thức rõ tài sản mà mình công nhiên chiếm đoạt là tài sản của người khác với mục đích của người phạm tội là muốn chiếm đoạt và biến tài sản của người khác thành tài sản của mình. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội phải có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
3. Xử lý đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản
3.1. Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì người có hành vi công nhiêm chiếm đoạt tài sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền vớ mức phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng.
Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm công nhiên chiếm đoạt tài sản còn bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Mức hình phạt của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 được chia thành bốn khung, cụ thể:
- Khung cơ bản: Mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Khung thứ 02: Mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Áp dụng cho các trường hợp như: hành hung để tẩu thoát; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm; gây hậu quả nghiêm trọng.
- Khung thứ 03: Mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Áp dụng cho các trường hợp như: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; gây hậu quả nghiêm trọng.
- Khung thứ 04: Mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Áp dụng cho các trường hợp như: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội cũng có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung từ 05 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Tham khảo thêm: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản bị phạt tù bao nhiêu năm?. Qúy khách vui lòng liên hệ tới số: 1900.6162 hoặc gửi email trực tiếp tại: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng.