1. Thế nào là công ty con, chi nhánh theo quy định hiện nay?
Công ty con hay công ty chi nhánh (subsidiary) là công ty thuộc sở hữu của một công ty khác. Công ty chi nhánh (công ty con) có thể kinh doanh với tên riêng của nó, nhưng phải chịu sự kiểm soát một phần hay toàn bộ của công ty mẹ.
Công ty con, chi nhánh được kiểm soát thông qua quyền sở hữu một phần hay toàn bộ cổ phiếu có quyền bỏ phiếu của nó bởi công ty khác. Các công ty chí nhánh sở hữu bởi ngân hàng có thể báo cáo trong báo cáo tình hình của ngân hàng với cơ quan điều tiết chính. Một công ty hiện ở mức hoặc hơn 50% số cổ phiếu đang lưu hành được sở hữu gián tiếp hay trực tiếp bởi một ngân hàng, là chi nhánh được sở hữu đa số. Chi nhánh quan trọng của một ngân hàng báo cáo là công ty trong đó ngân hàng mẹ có 5% quyền lợi trong vốn cổ phẩn, hay công ty đóng góp ít nhất 5% thu nhập kinh doanh gộp của ngân hàng mẹ hay 5% lợi nhuận (hay lỗ) trước thuế của nó. Các ngân hàng và các định chế tài chính ký gửi khác báo cáo thu nhập trên cơ sở hợp nhất, bao gồm lợi nhuận của các công ty chi nhánh.
Công ty, sở hữu bởi công ty ngân hàng mẹ, cung ứng các dịch vụ ngoài ngân hàng, như cho thuê thiết bị hay bảo lãnh phát hành chứng khoán, được chấp nhận bởi ủy ban Dự trữ Liên bang theo Mục 4 của Đạo luật về Công ty Ngân hàng Mẹ. Một công ty được sở hữu bởi công ty ngân hàng mẹ, thay vì bởi chính ngân hàng, thường được để cập như chi nhánh công ty con của ngân hàng, nhằm tránh bị nhầm lẫn với các chi nhánh do ngân hàng sở hữu. Đạo luật GRAMM- LEACH-BLILEY năm 1999 cho phép các ngân hàng quốc gia thành lập hay mua lại các công ty chi nhánh (được gọi là các chi nhánh tài chính), có thể tham gia vào một phạm vi rộng các hoạt động tài chính có liên quan đến ngân hàng, ngoại trừ bảo lãnh bảo hiểm, nghiệp vụ ngân hàng thương mại, và đầu tư trực tiếp vào bất động sản.
2. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con, chi nhánh
Công ty chi nhánh là các pháp nhân riêng biệt với mục đích thuế, quy định và trách nhiệm pháp lý. Vì lý do này, chúng khác với các bộ phận được tích hợp hoàn toàn trong công ty chính. Nói cách khác, một công ty chi nhánh có thể kiện và bị kiện tách riêng với công ty mẹ và nghĩa vụ của nó sẽ không phải là nghĩa vụ của công ty mẹ. Tuy nhiên, chủ nợ của công ty con có thể có được phán quyết chống lại công ty mẹ khi có tranh chấp xảy ra nếu họ có thể làm cách nào đó chứng minh rằng công ty mẹ và công ty con có liên quan trực tiếp trong việc cho vay, do đó bất kỳ bản quyền thương hiệu và bằng sáng chế nào vẫn sẽ gắn với công ty con cho đến khi công ty mẹ đóng cửa công ty con.
Một trong những cách kiểm soát một công ty chi nhánh là thông qua quyền sở hữu cổ phần của công ty con bởi công ty mẹ. Những cổ phần này cho phép công ty mẹ số phiếu bầu cần thiết để xác định thành phần hội đồng quản trị của công ty con, và do đó việc kiểm soát được thực hiện. Điều này dẫn đến giả định chung rằng 50% cộng thêm một cổ phiếu là đủ để tạo ra một công ty con. Tuy nhiên, có những cách khác mà việc kiểm soát có thể xảy ra, và các quy định chính xác việc kiểm soát là cần thiết, vì thế cách thức đạt được quyền kiểm soát có thể phức tạp . Một công ty chi nhánh cũng có thể có các công ty con và những công ty con này lại có thể có các công ty con của riêng chúng. Công ty mẹ và tất cả các công ty con cùng nhau được gọi là nhóm công ty, mặc dù thuật ngữ này cũng có thể áp dụng cho các công ty hợp tác và công ty con của họ có các mức độ sở hữu được chia sẻ khác nhau.
Công ty mẹ không nhất thiết phải là thực thể lớn hơn hoặc "mạnh hơn"; công ty mẹ có thể nhỏ hơn một công ty con, chẳng hạn như DanJaq, một công ty gia đình được quản lý chặt chẽ, kiểm soát Eon Productions, tập đoàn lớn quản lý nhượng quyền thương mại James Bond. Ngược lại, công ty mẹ có thể lớn hơn một số hoặc tất cả các công ty con của nó (nếu có nhiều hơn một), vì mối quan hệ được xác định bằng cách kiểm soát cổ phần sở hữu, không phải số lượng nhân viên.
Công ty mẹ và công ty con không nhất thiết phải hoạt động trong cùng một địa điểm hoặc hoạt động cùng một ngành. Không chỉ có khả năng là họ có thể là đối thủ cạnh tranh trên thị trường mà những sự sắp xếp như vậy còn xảy ra thường xuyên vào cuối cuộc tiếp quản giữa các công ty thù địch hoặc sáp nhập tự nguyện. Ngoài ra, bởi vì một công ty mẹ và một công ty con là các thực thể riêng biệt, hoàn toàn có khả năng một trong số chúng tham gia và liên quan đến các thủ tục tố tụng pháp lý, phá sản, thuế quá hạn, bản cáo trạng hoặc điều tra trong khi công ty còn lại thì không.
3. Quyền của công ty mẹ đối với công ty con, chi nhánh
- Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo qui định tương ứng của pháp luật.
- Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.
- Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
- Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.
- Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
- Trường hợp hoạt động kinh doanh do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.
4. Ưu điểm của công ty con
Công ty con có một số lợi thế so với công ty mẹ như:
- Nhận diện thương hiệu. Khi các công ty con phát triển về quy mô, họ có thể thiết lập sự công nhận thương hiệu của mình và tăng thị phần chung trên thị trường.
- Giảm thiểu rủi ro. Khuôn khổ công ty mẹ/công ty con giảm thiểu rủi ro vì nó tạo ra sự tách biệt pháp lý giữa các thực thể. Khi công ty con bị lỗ, những khoản lỗ đó không dễ dàng chuyển về công ty mẹ nhưng trong trường hợp phá sản, nghĩa vụ của công ty con có thể được chuyển cho công ty mẹ nếu có thể chứng minh rằng công ty mẹ và công ty con là như nhau về mặt pháp lý .
- Tăng hiệu quả và đa dạng hóa. Bằng cách tạo ra các cấu trúc phụ, họ có thể đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn thông qua việc xây dựng phong cách quản lý và văn hóa doanh nghiệp phù hợp với họ.
- Lợi ích về thuế. Các công ty con có thể nhận được lợi thế về thuế, đặc biệt nếu một công ty con được tổ chức ở một tiểu bang hoặc quốc gia khác.
- Sáp nhập và mua lại dễ dàng hơn. Các công ty con có thể hợp nhất hoặc bán các bộ phận của công ty dễ dàng hơn và rẻ hơn so với khi đó là công ty mẹ.
- Lợi ích phi lợi nhuận. Các tổ chức phi lợi nhuận có thể tham gia vào các hoạt động vì lợi nhuận trong khi vẫn duy trì trạng thái phi lợi nhuận của công ty mẹ.
Để tham khảo thêm thông tin về vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu tại bài viết: Công ty con là gì? Ưu điểm, hạn chế của mô hình công ty Mẹ - Con của Luật Minh Khuê.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Công ty con, chi nhánh (SUBSIDIARY) mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!