Mục lục bài viết
1. Bên bán không chịu xuất hóa đơn bán hàng thì có vi phạm luật không ?
Luật sư trả lời:
Điều 18 Nghị định 39/2014/NĐ-CP quy định khi bán hàng hóa, dịch vụ mà tổng thanh toán trên 200.000 VNĐ thì bắt buộc người bán phải lập hóa đơn, cụ thể:
"Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”."
Trong trường hợp người bán không lập hóa đơn thì họ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC, cụ thể:
“...4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua....”
Do đó, hành vi không xuất hóa đơn cho bạn khi giá trị hàng hóa bán ra của họ là 24.300.000 VNĐ là chưa đúng theo quy định pháp luật, hành vi này của họ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính từ 10.000.000 VNĐ - 20.000.000 VNĐ. Trong trường hợp này để có thể làm những đơn từ kiến nghị bạn nên xem xét tới hợp đồng, văn bản thỏa thuận mà bạn với bên chủ cửa hàng ký kết với nhau.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
2. Tư vấn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế gọi: 1900.6162\
Trả lời:
Chào chị! cảm ơn chị đã gửi thắc mắc của mình tới công ty luật Minh Khuê, dựa vào những thông tin mà chị cung cấp xin tư vấn cho chị như sau.
1. Cơ sở pháp lý:
Nghị định 51/2010 Quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
Công văn 1818/TCT-KK của Tổng cục Thuế về việc vướng mắc về kê khai thuế giá trị gia tăng
2. Nội dung phân tích:
Theo Điểm 2.5, Phụ lục 4 Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp
"2.5. Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Nếu việc giảm giá bán, chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền giảm giá, chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền giảm giá, chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào."
Như vậy thì trường hợp số tiền giảm giá, chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Trường hợp vừa qua Công ty bạn nhận một hóa đơn xuất điều chỉnh kiểu đó, nhưng trên bản kê không có chi tiết điều chỉnh cho hóa đơn nào .Như vậy thì bạn sẽ phải lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
Theo quy định tại Điều 18 thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn về việc xử lý đối với hóa đơn đã lập như sau:
" Điều 18. Xử lý đối với hoá đơn đã lập1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này."
" Căn cứ Điểm 8, Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định:"Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt xuất dùng hay còn để trong kho.Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế”Đối với các hóa đơn phát sinh kể từ 01/01/2014 thì trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện hóa đơn kê khai khấu trừ bị bỏ sót chưa kê khai thì được kê khai khấu trừ bổ sung vào kỳ kê khai gần nhất của thời điểm phát hiện sai sót, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế."
Theo Nghị định thì nếu việc giảm giá bán, chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền giảm giá, chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.Như vậy thì bạn có thể làm tờ khai tháng 12/2013 là tháng có số hàng mua đủ doanh số được hưởng chiết khấu hoặc khai tờ hóa đơn điều chỉnh đó vào kỳ sau (nếu kỳ sau là 1/2014.)đều được.
Tuy nhiên thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn đã được thay thế bãi bỏ bởi thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về chế độ hóa đơn chứng từ, bạn tham khảo thông tư 39 thay thế cho thông tư 64/2013/TT-BTC.
3. Có phải kê khai và xuất hóa đơn bán hàng khuyến mãi không ?
>> Luật sư tư vấn Luật doanh nghiệp trực tuyến gọi:1900.6162
Trả lời:
Đối với trường hợp này, Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật số 71/2014/QH13 có quy định về việc lập hóa đơn như sau:
“b. Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
Vậy việc anh tặng quà khuyến mãi cũng cần phải được lập thành hóa đơn bán hàng , hóa đơn này sẽ là căn cứ để xác định :
Một là chứng minh việc anh đã thực hiện nghĩa vụ tặng quà khuyến mại với công ty tài trợ , đó là căn cứ để họ thanh toán tiền khuyến mại như đã cam kết với anh .
Hai là , việc lập hóa đơn bán hàng sẽ giúp công ty tài trợ thể hiện việc làm đúng các thủ tục mà pháp luật quy định về bán hàng khuyến mãi , nếu việc khuyến mãi mày đã được đăng ký tại sở công thương thì hàng hóa này sẽ được hưởng thuế suất thuế GTGT 0% theo quy định tại thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng .
Vì vậy việc anh lập hóa đơn và xuất trình hóa đơn khi tặng hàng khuyến mại cho công ty tài trợ là việc làm cần thiết và đúng với quy định của pháp luật .
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
4. Quy định về xuất hóa đơn bán hàng ?
Trả lời
Căn cứ quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
" Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Như vậy, pháp luật quy định việc bán hàng hóa, dịch vụ có tổng thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn, theo đó khi bán hàng hóa dịch vụ có tổng thanh toán trên 200.000 thì bạn phải lập hóa đơn và pháp luật không hạn chế giá trị tối đa của hóa đơn, trừ trường hợp nếu là doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến gọi số:1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
5. Ủy quyền cho chi nhánh phụ thuộc ký hóa đơn bán hàng được không ?
>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến, gọi:1900.6162
Trả lời:
Điểm d Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT - BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/TT - BTC và Nghị định 04/2014/TT - BTC quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ quy định: "Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”. Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn."
Khoản 1 Điều 17 Thông tư 39/2014/TT - BTC quy định: "Người bán hàng được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải ghi tên đơn vị bán là đơn vị ủy nhiệm và đóng dấu đơn vị ủy nhiệm phía trên bên trái của tờ hóa đơn (trường hợp hóa đơn tự in được in từ thiết bị của bên được ủy nhiệm hoặc hóa đơn điện tử thì không phải đóng dấu của đơn vị ủy nhiệm). Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm."
Chi nhánh các bạn có con dấu, mã số thuế, hóa đơn bán hàng riêng và hai hình thức bán hàng là bán buôn tại văn phòng và bán lẻ trực tiếp tại các cửa hàng trực thuộc chi nhánh nên chi nhánh các bạn là người bán hàng. Do đó, chi nhánh các bạn là người ủy quyền cho các cửa hàng trưởng ký các hóa đơn bán hàng tại chi nhánh.
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sưtư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật thuế - Công ty luật Minh Khuê