1. Đã lấy vợ có con có phải đi nghĩa vụ quân sự ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Năm nay tôi 24 tuổi, tôi đã lấy vợ có 2 con nhỏ, vợ tôi không đi làm và tôi đã tách hộ khẩu gia đình nhưng tôi vẫn bị gọi đi nghĩa vụ. Vậy trường hợp của tôi có được miễn nghĩa vụ không?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: P.M

>> Luật sư tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

1. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 12

Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi".

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn 24 tuổi nghĩa là bạn vẫn đang trong độ tuổi được gọi nhập ngũ.

Theo Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ quy định như sau:

Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn có thể thuộc đối tượng được hoãn nhập ngũ, nếu như bạn là lao động duy nhất trong gia đình, phải chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn trực tiếp qua tổng đài tư vấn trực tuyến1900.6162 của công ty hoặc đến trực tiếp văn phòng ông ty để được trao đổi cụ thể, chi tiết hơn.

2. Rụng 5 răng cửa có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Dạ em xin chào luật sư Minh Khuê ạ. Dạ luật sư cho em hỏi em bị rụng 5 răng cửa thì em có được đi nghĩa vụ quân sự không vậy ạ? Em cảm ơn luật sư ạ!

Đã lấy vợ có con có phải đi nghĩa vụ quân sự ?

Luật sư tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Nghị định 13/2016/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

21

Mất răng:

- Còn đủ 28 răng (không kể răng khôn)

1

- Mất ≤ 3 răng, trong đó có 1 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 85% trở lên

2

- Mất 4 răng, trong đó có ≤ 2 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 70% trở lên

3

- Mất 5 - 7 răng, trong đó có ≤ 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 50% trở lên

4

- Mất trên 7 răng, trong đó có > 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn <>

5

Như vậy theo quy định trên thì việc mất răng có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không còn phụ thuộc vào căn cứ vào vị trí của răng bị gãy và sức nhai của răng nên bạn có thể tham khảo bảng trên. Tham khảo bài viết liên quan:Bị bệnh Gout có được hoãn nghĩa vụ quân sự không ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

3. Có hợp đồng lao động vô thời hạn có phải đi nghĩa vụ quân sự ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi có quyết định tuyển dụng của công ty với hợp đồng không thời hạn, liệu có phải đi nhập ngũ không? Tại sao hợp đồng không thời hạn với công việc ổn định và cố định của tôi đó mà huyện không chấp nhận? Nếu phải đi nhập ngũ về thì tôi sẽ bị thất nghiệp ?
Trân trọng cảm ơn.
Người gửi: P.M

Có hợp đồng lao động vô thời hạn có phải đi nghĩa vụ quân sự ?

Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi số:1900.6162

Trả lời:

Theo Khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Khoản 2 Điều 38 Nghị định 34/2016/NĐ-CPquy định về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ quy định như sau:

“Điều 4. Miễn gọi nhập ngũ

Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

1. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1.

2. Một người anh trai hoặc em trai của liệt sĩ.

3. Một con trai của thương binh hạng 2.

4. Cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên. “

Trên đây là các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật, nếu bạn không thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn sẽ không được miễn gọi nhập ngũ.

Còn đối với công việc của bạn, nếu như bạn tham gia nhập ngũ, pháp luật cũng sẽ tạo điều kiện về vấn đề việc làm cho các hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ nên bạn hãy yên tâm tham gia nhập ngũ nhé. Điều 5 Nghị định số 122/2006/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ như sau:

“Điều 5. Chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ làm việc ở cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế thì được cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế tiếp nhận trở lại làm việc sau khi xuất ngũ. Nếu cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế đó đã giải thể hoặc phá sản thì cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý của cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế đó có trách nhiệm giải quyết việc làm.

Trường hợp cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế đó đã giải thể hoặc không có cơ quan trực tiếp thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cùng cấp để giải quyết việc làm.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc ở các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở cơ sở kinh tế đó.

3. Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ có giấy gọi vào học ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học thì khi xuất ngũ được tiếp nhận vào học tại các trường đó.

Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ có sức khoẻ, có nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm thì được hưởng các chính sách theo quy định hiện hành.”

Ngoài ra, khi tham gia nghĩa vụ quân sự bạn còn được hưởng nhiều quyền lợi, bạn có thể tham khảo Điều 4 Nghị định 122/2006/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ như sau:

“Điều 4. Quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ

1. Trợ cấp tạo việc làm: hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ đủ 18 tháng trở lên khi xuất ngũ được hưởng 6 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

2. Trợ cấp xuất ngũ một lần: cứ mỗi năm phục vụ trong quân đội được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

Nếu có tháng lẻ:

a) Dưới 1 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;

b) Từ 1 tháng đến dưới 6 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

c) Từ 6 tháng đến dưới 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

3. Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đã làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở các cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế thì được hưởng như sau:

a) Khi xuất ngũ về địa phương: hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, là lao động theo hợp đồng lao động đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì được tính hưởng trợ cấp thôi việc như cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng khi thôi việc. Việc chi trả trợ cấp thôi việc cho hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương do cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế mà hạ sĩ quan, binh sĩ đã làm việc trước khi nhập ngũ thanh toán theo quy định hiện hành.

Trường hợp các tổ chức, cơ sở kinh tế đã giải thể thì cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức, cơ sở kinh tế nói trên đóng Bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán.

b) Khi xuất ngũ chuyển sang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế thì thời gian phục vụ tại ngũ được tính hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

4. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn 24 tháng khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

Nếu xuất ngũ trước thời hạn 24 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 19 đến dưới 24 tháng được trợ cấp thêm 1 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

5. Được đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ tổ chức đưa họ về nơi cư trú bằng tàu, xe hoặc thanh toán tiền tàu, xe, phụ cấp đi đường theo quy định.

6. Đơn vị quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi họ xuất ngũ, mức chi cho buổi gặp mặt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.”

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn trực tiếp qua tổng đài tư vấn trực tuyến1900.6162của công ty hoặc đến trực tiếp văn phòng công ty để được trao đổi cụ thể, chi tiết hơn.

4. Xăm hình, hen suyễn có phải đi nghĩa vụ quân sự không ?

Thưa luật sư, Luật sư cho em hỏi: Em lỡ xăm hình sau lưng với lại em bi bệnh suyễn từ nhỏ. Có bị bắt đi nghĩa vụ quân sự không ạ ?
Người gửi: Phước Khang

Trả lời:

Căn cứ vào Theo Khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Khoản 2 Điều 38 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân dân nam trong độ tuổi nhập ngũ:

Điều 3. Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ

Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

1. Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ.

2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.

3. Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.

5. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.

6. Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.

7. Cán bộ, viên chức, công chức quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên.

8. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận.

9. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 bao gồm:

a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;

b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề;

c) Trường cao đẳng, đại học;

d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

10. Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên.

11. Công dân đang học tập tại các trường quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khoá đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ."

" Điều 4. Miễn gọi nhập ngũ

Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

1. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1.

2. Một người anh trai hoặc em trai của liệt sĩ.

3. Một con trai của thương binh hạng 2.

4. Cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên."

Như bạn trình bày, bạn bị hen suyễn từ nhỏ vì vậy, khi đi khám sức khỏe nếu Hội đồng khám sức khỏe kết luận bạn không đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ thì bạn được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

5. Em trai sĩ quan có phải đi nghĩa vụ quân sự không ?

Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi đang là sĩ quan trong quân đội thì cho hỏi em trai tôi có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Xin cám ơn!
Người gửi: Long

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 30, Luật Nghĩa vụ quân sự 1981, thì:

“Điều 30

Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật do Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định thì được miễn làm nghĩa vụ quân sự.”

Tại khoản 6, Điều 1 “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự”, Luật nghĩa vụ quân sự số 43/2005/QH11:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự:

6. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 29

1. Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

a) Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;

c) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ;

d) Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này;

đ) Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận;

e) Đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định;

g) Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.

Hằng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

2. Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một, con của bệnh binh hạng một;

b) Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ;

c) Một con trai của thương binh hạng hai;

d) Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.

3. Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ.

4. Chính phủ quy định cụ thể vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.”

Như vậy, pháp luật chỉ cho phép những trường hợp sau được miễn gọi nhập ngũ:

- Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật do Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định.

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một, con của bệnh binh hạng một;

+ Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ;

+ Một con trai của thương binh hạng hai;

+ Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.

Do đó, trường hợp em trai bạn không thuộc các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo quy định tạiTheo Khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Khoản 2 Điều 38 Nghị định 34/2016/NĐ-CP thì em trai của bạn có thể được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

" Điều 3. Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ

4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ."

Hy vọng, với những tư vấn trên có thể giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc của mình. Nếu cần tư vấn thêm, xin vui lòng gọi vào số 1900.6162 gặp tư vấn viên để được hỗ trợ thêm.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật NVQS - Luật Minh Khuê