Mục lục bài viết
- 1. Đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn có vi phạm luật không ?
- 2. Không đăng ký kết hôn có làm được giấy khai sinh cho con ?
- 3. Phân chia tài sản trong thời gian sống chung không đăng ký kết hôn ?
- 4. Giải quyết quan hệ tài sản của nam, nữ không đăng ký kết hôn ?
- 5. Chung sống với người đã có vợ nhưng không đăng ký kết hôn có vi phạm không ?
1. Đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn có vi phạm luật không ?
Luật sư tư vấn
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì vợ, chồng bạn đã tổ chức đám cưới và có với nhau một đứa con 2 tuổi. Tuy nhiên, trong thời gian chung sống với nhau hai bạn chưa thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền mà chỉ tổ chức đám cưới theo phong tục của địa phương, theo đó, việc tổ chức đám cưới chỉ là một thủ tục mang tính chất truyền thống nhằm thông báo cho họ hàng hai bên về việc hai bên quyết định chung sống với nhau nhưng nó chưa làm phát sinh quan hệ hôn nhân của hai vợ, chồng bạn. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hôn nhân như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.
3. Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
4. Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.
Cũng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì quan hệ hôn nhân của vợ, chồng muốn được xác lập thì hai bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan tư pháp xã, phường nơi vợ, chồng bạn cư trú.
Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Như vậy, theo quy định trên thì do vợ, chồng bạn chưa thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, cho nên hiện tại chồng bạn chưa bị ràng buộc với bạn về những quyền và nghĩa vụ vợ, chồng với nhau trong thời gian chung sống. Nếu chồng bạn mong muốn được đăng ký kết hôn với người khác thì việc kết hôn này cũng không trái với quy định của pháp luật về việc vi phạm chế độ vợ, chồng.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
2. Không đăng ký kết hôn có làm được giấy khai sinh cho con ?
Luật sư tư vấn trực tuyến qua tổng đài điện thoại : 1900.6162
Trả lời:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn và bạn đang ly thân, tức là quan hệ vợ chồng của bạn vẫn chưa chấm dứt. Việc bạn chung sống với người khác và có con là vi phạm điều cấm của pháp luật, cụ thể khoản 2, điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 :
"2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;......"
Giữa bạn và người đàn ông kia không phải là quan hệ vợ chồng hợp pháp, nên con của 2 người sẽ là con ngoài giá thú.
Về thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú, pháp luật quy định như sau:
Căn cứ tại Điều 9, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định hướng dẫn Luật hộ tịch quy định như sau:
"Điều 9. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.".
Đồng thời tại Khoản 2, điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
"...2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.".
Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ
Như vậy, khi không đăng ký kết hôn, bạn vẫn hoàn toàn có thể đăng ký khai sinh quê quán của con theo họ và quê quán của bạn. Nếu khi đăng ký khai sinh mà bố cháu bé có văn bản nhận con thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh, còn nếu không thì phần thông tin về người cha sẽ để trống.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Trân trọng./.
3. Phân chia tài sản trong thời gian sống chung không đăng ký kết hôn ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân qua điện thoại, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo như thông tin bạn trình bày thì ba bạn và dì đã sống chung với nhau hơn 20 năm. Ba bạn và dì không có đăng ký kết hôn cho nên pháp luật không công nhận quan hệ hôn nhân của ba bạn và dì, không công nhận họ là vợ chồng.
Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định tại điều 14, 15, 16 quy định như sau:
"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập."
Như vậy, tài sản chung của ba và dì bạn sẽ được chia theo thỏa thuận giữa các bên và đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của dì bạn và con. Bạn có cung cấp thông tin mảnh đất là của riêng dì bạn và có từ trước khi ba và dì bạn sống chung nên nó thuộc sở hữu riêng của dì bạn . Với những tài sản mà sau khi ba và dì bạn (nhà cửa, tiền bạc...)sống chung mới có, do công sức đóng góp của của 2 người xây dựng, duy trì, tạo lập thì thuộc sở hữu chung của 2 người.
Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung như sau:
Điều 207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung
1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung
1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân: 1900.6162.
4. Giải quyết quan hệ tài sản của nam, nữ không đăng ký kết hôn ?
Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật hôn nhân gọi:1900.6162
Trả lời:
Trước hết, vì bố mẹ bạn chung sống với nhau như vợ chồng, nhưng không đăng ký kết hôn, nên không làm phát sinh quan hệ vợ chồng, vì thế không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, theo quy định điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nên trường hợp này việc giải quyết tài sản là hai ngôi nhà sẽ căn cứ vào pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan
Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
"Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan".
Như vậy, trong trường hợp gia đình bạn sẽ giải quyết như sau:
Ngôi nhà ở làng có ruộng vườn thuộc sở hữu chung, theo Bộ luật dân sự 2015 quy định phân chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như sau: Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia (điều 219 BLDS 2015). Bên cạnh đó, tuân thủ Luật hôn nhân và gia đình: việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Còn ngôi nhà mới ở trên phố, theo Luật đất đai 2013: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tản khác gắn liền với đất, là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Ở đây bố bạn là người đứng tên trong sổ đỏ, bố mẹ bạn lại không đăng ký kết hôn thì theo pháp luật không được công nhân là vợ chồng hợp hợp; nên ngôi nhà này không thuộc tài sản chung của vợ chồng mà chỉ thuộc về người có tên trong sổ đỏ, đó là bố bạn. Tuy nhiên, nếu mẹ bạn chứng minh được ngôi nhà này là tài sản chung của bố mẹ bạn, hai người đã thỏa thuận giấy chứng nhận đứng tên một người theo khoản 2 Điều 98, Luật đất đai năm 2013:
"Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện"
Như vậy, có thể xác định chia theo chế độ sở hữu chung theo Điều 219 Bộ luật dân sự 2015.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
5. Chung sống với người đã có vợ nhưng không đăng ký kết hôn có vi phạm không ?
Luật sư trả lời:
Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp chúng tôi xin được giải đáp từng câu hỏi như sau:
1. Sống chung với người chưa kết hôn có vi phạm pháp luật không ?
Nếu như giữa người yêu bạn và vợ của anh ta hiện tại không có đăng ký kết hôn thì việc bạn chung sống với người đàn ông này là không vi phạm pháp luật bởi:
Thứ nhất giữa hai người đó chưa có một quan hệ hôn nhân hợp pháp- quan hệ hôn nhân hợp pháp được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Thứ hai, việc họ từng chung sống với nhau cũng không được pháp luật công nhận là hôn nhân thực tế. Tại Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 có hướng dẫn những trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3/1/1987 thì ngay cả khi họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật vẫn công nhận là hôn nhân hợp pháp. Trong trường hợp của bạn tính đến thời điểm này hai người họ chung sống với nhau và ly thân cũng khoảng 10 năm trước (khoảng 2008-2009) thì việc chung sống không được công nhận là vợ chồng hợp pháp.
Luật hôn nhân gia đình quy định: nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Vì hai lý do trên mà việc chung sống giữa họ không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Hiện nay pháp luật chỉ xử lý các trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật, là các trường hợp:
- Đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ, có chồng.
Vì thế trường hợp của bạn, bạn chung sống với người đàn ông này là không trái pháp luật, vì theo luật cả hai bạn còn đang độc thân, pháp luật không cấm hai người độc thân chung sống với nhau.
2. Người vợ có kiện người đang chung sống với chồng mình không ?
Thông thường hành vi chung sống như vợ chồng trái pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng,
Như đã phân tích ở trên, hành vi chung sống như vợ chồng trái pháp luật là hành vi chung sống giữa người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ, có chồng. Bất kể người nào phát hiện ra hành vi vi phạm cũng có thể tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp của bạn, như đã nói, bạn không vi phạm pháp luật nên vợ của người yêu bạn nếu có tố cáo cũng không được giải quyết vì không đủ căn cứ.
3. Có phải làm thủ tục ly hôn với vợ cũ để đăng ký kết hôn không ?
Chính vì việc bạn chung sống là không trái pháp luật nên việc bạn muốn kết hôn với người đàn ông này cũng không cần phải làm thủ tục ly hôn, vì tình trạng nhân thân của người này là độc thân.
Tuy nhiên theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, với trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà người chồng muốn kết hôn với người khác và để giải quyết rõ ràng tài sản chung, con chung thì bạn có thể trao đổi với bạn trai về việc làm đơn yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng để dứt điểm với vợ cũ.
4. Thủ tục đăng ký kết hôn ?
Bước 1: xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Cả hai bạn sẽ đến Ủy ban nhân dân xã, phường nơi có hộ khẩu thường trú để xin xác nhận về tình trạng hôn nhân, khi đi đem theo giấy tờ cá nhân và điền vào tờ khai yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân dùng để xác định cá nhân độc thân hay đã kết hôn để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, mua bán tài sản...
Bước 2: Đăng ký kết hôn
Việc đăng ký kết hôn có thể thực hiện tại Ủy ban nhân dân xã, phường nơi bạn cư trú hoặc nơi bạn trai cư trú.
Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm có:
1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
2. Chứng minh nhân dân, hộ khẩu
3. Tờ khai đăng ký kết hôn
Thời gian giải quyết: trong ngày, trường hợp cần xác minh thêm thì tối đa không quá 5 ngày.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900 6162 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Minh Khuê