1. Dân quân tự vệ, dân phòng nằm trong lực lượng phòng thủ dân sự trong Luật phòng thủ dân sự 2023?

Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật phòng thủ dân sự 2023 có quy định phòng thủ dân sự được hiểu là bộ phận của phòng thủ đất nước, phòng thủ quân sự bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân. 

Trong lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm nhiều lực lượng khác nhau và theo quy định tại Điều 35 Luật phòng thủ dân sự 2023 có quy định lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm các lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi; trong đó lực lượng nong cốt bao gồm: lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng, lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan Bộ, địa phương; lực lượng rộng rãi được quy định là do toàn dân tham gia. 

Theo đó, có thể nói lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng là một trong các lực lượng nòng cốt của lực lượng phòng thủ dân sự. Từ đây có thể thấy vai trò quan trọng của lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng trong hoạt động phòng thủ dân sự theo quy định của Luật phòng thủ dân sự 2023.

 

2. Nguyên tắc thực hiện hoạt động phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật

Để thực hiện các hoạt động phòng thủ dân sự, và các quy định về việc điều chỉnh các vấn đề pháp lý có liên quan, pháp luật đề ra các nguyên tắc trong hoạt động phòng thủ dân sự, các nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự được quy định ngay tại Điều 3 Luật phòng thủ dân sự 2023, cụ thể bao gồm 7 nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Hiến pháp là đạo luật gốc do Quốc hội ban hành có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, do đó việc tuân thủ Hiến pháp là nguyên tắc bắt buộc trong việc triển khai mọi hoạt động, mọi văn bản pháp luật khác trong hệ thống văn bản pháp luật của nước ta. Ngoài ra, bên cạnh việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật quy định việc triển khai thực hiện các hoạt động phòng thủ dân sự phải tuân theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Mọi hoạt động phòng thủ dân sự phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phát huy vai trò, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và Nhân dân. Để đảm bảo việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội mọi hoạt động phòng thủ dân sự phải được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng như sự quản lý của Nhà nước và các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cũng như các đoàn thể và toàn thể nhân dân.

- Việc thực hiện phòng thủ dân sự phải được tiến hành theo nguyên tắc được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương; có sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và lực lượng trong hoạt động phòng thủ dân sự. Để đảm bảo tốt việc hiện phòng thủ dân sự có hiệu quả pháp luật đặt ra nguyên tắc việc thực hiện phải có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương và phải có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và lực lượng trong hoạt động phòng thủ dân sự để đảm bảo việc thực hiện có tổ chức và có hệ thống.

- Phòng thủ dân sự phải được chuẩn bị từ sớm, từ xa, và thực hiện theo nguyên tắc phòng là chính; kết hợp với việc thực hiện phương châm bốn tại chỗ cùng với với chi viện, hỗ trợ của trung ương, địa phương khác và cộng đồng quốc tế; bên cạnh đó phải chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra nguy cơ, thảm họa, xác định được cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống Nhân dân. Đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả hoạt động phòng thủ dân sự

- Thực hiện phòng thủ dân sự theo nguyên tắc kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, bảo vệ môi trường, hộ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Bện cạnh đó, cần thực hiện áp dụng các biện pháp, huy động nguồn lực trong phòng thủ dân sự phải kịp thời, hợp lý, khả thi, hiệu quả, cũng như là tránh lãng phí và phù hợp với đối tượng, cấp độ phòng thủ dân sự theo quy định của Luật phòng thủ dân sự 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Ngoài ra, hoạt động phòng thủ dân sự phải được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch, bình đẳng giới và ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.

 

3. Quy định của pháp luật về chố độ chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự

Hiện nay, theo quy định của Điều 41 Luật phòng thủ dân sự có quy định về chế độ, chính sách với lực lượng phòng thủ dân sự, cụ thể:

- Pháp luật quy định đối với người làm nhiệm vụ trực tại cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương các cấp sẽ được hưởng các chế độ theo quy định khi thực hiện nhiệm vụ.

- Đối với những người được điều động, được huy động huấn luyện, diễn tập, được giao làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp; khi bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí,nếu trong trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định của pháp luật; nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

- Còn đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, hoặc cộng tác, hoặc hỗ trợ lực lượng phòng thủ dân sự nếu có thành tích thì sẽ được khen thưởng; và trong trường hợp bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; trong trường hợp bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; nếu người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hiện nay pháp luật có đề ra các chế độ, chính sách nhất định đối với các cá nhân, tổ chức khi tham gia phòng thủ quân sự theo quy định của pháp luật. Theo đó, các cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động phòng thủ quân sự được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật, được khen thưởng khi đạt được thánh tích trong hoạt động phòng thủ dân sự, được đền bù trong trường hợp bị thiệt hại về tài sản, và theo quy định của pháp luật trong trường hợp cụ thể mà cá nhân bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách mà pháp luật quy định.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến vấn đề dân quân tự vệ, dân phòng là lực lượng phòng thủ dân sự theo quy định tại Luật phòng thủ dân sự mới. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tham khảo bài viết: Dân phòng là gì? Vai trò, nhiệm vụ của lực lượng dân phòng là gì?

Mọi vấn đề thắc mắc có liên quan đến nội dung pháp lý về vấn đề trên liên hệ tổng đài 19006162 hoặc email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp chi tiết. Trân trọng!