Mục lục bài viết
1. Đăng ký THÀNH LẬP CÔNG TY
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp: 1900.6162
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty, được Chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:
1. Tư vấn trước khi thành lập công ty:
Đối với mỗi doanh nhân trước khi khởi sự kinh doanh rất nhiều vấn đề pháp lý sẽ được đặt ra như: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Vốn đăng ký bao nhiêu? Đăng ký thành viên/cổ đông sáng lập? Ngành nghề kinh doanh như thế nào?... Hoạt động tư vấn trước khi thành lập công ty sẽ giải đáp cụ thể từng vấn đề mà Quý khách hàng quan tâm, bao gồm:
- Tư vấn lựa chọn loại hình công ty (Công ty TNHH - Công ty cổ phần – Doanh nghiệp tư nhân…);
- Tư vấn tên công ty (Lựa chọn tên thương mại phù hợp) ;
- Tư vấn trụ sở công ty (Trụ sở đi thuê hoặc thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Công ty) ;
- Tư vấn đăng ký vốn điều lệ (Phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp) ;
- Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh (Theo hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân) ;
- Tư vấn về người sáng lập của công ty (Phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành) ;
- Tư vấn thủ tục và các vấn đề liên quan đến nội bộ doanh nghiệp (Tư vấn tổ chức bộ máy và hoạt động của công ty) ;
- Tiếp nhận thông tin và lập hồ sơ thành lập công ty bao gồm: Đơn đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, danh sách cổ đông và các tài liệu khác theo quy định của pháp luật) ;
2. Thực hiện các công việc theo ủy quyền để thành lập công ty:
Luật sư/Chuyên viên tư vấn của Công ty luật Minh Khuê sẽ thực hiện công việc theo sự ủy quyền của Quý khách hàng tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Đăng ký cấp giấy chứng nhận kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư; Cấp mã số doanh nghiệp/Mã số thuế tại Cục thuế; cấp dấu pháp nhân tại cơ quan công an. Cụ thể:
- Đại diện cho khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Tiến hành thủ tục để khắc dấu cho Công ty (dấu công ty, dấu chức danh, dấu đăng ký mã số thuế);
- Tiến hành thủ tục đăng ký mã số thuế và chức năng xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.
3. Thời gian hoàn thiện thủ tục đăng ký thành lập công ty:
Theo quy định của pháp luật thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và dấu pháp nhân đối với công ty là: 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ chứng từ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của Quý khách hàng về việc nhanh chóng thành lập doanh nghiệp tận dụng tốt nhất thời cơ kinh doanh - Chúng tôi có thể hoàn thiện mọi thủ tục trên trong thời hạn 2-3 ngày làm việc kể từ ngày Quý khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ với mức chi phí cạnh tranh.
4. Hoạt động tư vấn, trợ giúp khách hàng sau thành lập công ty:
Công ty luật Minh Khuê hỗ trợ và tư vấn về các vấn đề:
- Tư vấn khởi nghiệp (Các công việc cần làm của một doanh nghiệp mới, bước đầu xây dựng thương hiệu thống nhất…)
- Tư vấn hoạt động của doanh nghiệp (qua email, thư, fax);
- Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email);
- Soạn thảo hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm: Điều lệ, Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật, Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, Chứng nhận sở hữu cổ phần, Sổ cổ đông, Thông báo lập sổ cổ đông…
5. Cơ sở pháp lý của thủ tục đăng ký THÀNH LẬP CÔNG TY:
- Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 (Luật doanh nghiệp năm 2014);
- Nghị định số 43/2010/NÐ-CP về đăng ký doanh nghiệp (nghị định 78/2015/NĐ-CP);
- Thông tư số 14/2010/TT-BKH quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
- Quyết định số 337/QĐ-BKH về việc ban hành quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
Rất mong nhận được sự hợp tác với Quý khách hàng! Trân trọng./.
>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;
2. Dịch vụ tư vấn thành lập các hiệp hội nghề nghiệp
Về điều kiện thành lập hội, ngoài các điều kiện về mục đích hoạt động, điều lệ, trụ sở như quy định cũ thì Nghị định mới đã quy định cụ thể hơn điều kiện về số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội.
Theo đó, hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh phải có ít nhất 100 công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện có đơn đăng ký tham gia thành lập hội. Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh thì số lượng quy định là 50, còn phạm vi xã là 10.
Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.6162
Đối với hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất 11 đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 5 đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội. Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải lập ban vận động thành lập hội.
Một điểm mới nữa của Nghị định này là đã quy định cụ thể số lượng thành viên trong ban vận động thành lập hội; quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền, thời hạn xem xét, công nhận ban vận động thành lập hội.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ hội là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh) và Chủ tịch UBND cấp tỉnh (đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh).
Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung quy định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, ủy quyền để Chủ tịch UBND cấp huyện cho phép thành lập, chia, tách... đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.
Đáng chú ý, Nghị định mới này đã có một chương quy định áp dụng đối với các hội có tính chất đặc thù. Hội có tính chất đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định. Các hội này có quyền tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực hoạt động của hội; tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của hội...
Hội phải tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi ở các hội thành viên và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Các hội có tính chất đặc thù được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động.
Tại Điều 19 Nghị định nêu rõ cơ cấu tổ chức của hội gồm: Đại hội, Ban lãnh đạo, Ban kiểm tra và các tổ chức khác do điều lệ hội quy định. Về các quyền của hội tại Điều 23, ngoài các quyền như tuyên truyền mục đích của hội; phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật ...
Nghị định còn bổ sung thêm quyền tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật; được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, quyền thành lập pháp nhân thuộc hội cũng đã được quy định rõ tại Điều này.
Các nghĩa vụ của hội về cơ bản vẫn như quy định cũ; ngoài ra, có bổ sung thêm một nghĩa vụ là xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của hội.
>> Tải: nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động, quản lý hội
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.
>> Tham khảo ngay: Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;
3. Dịch vụ tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể
1. Tư vấn các quy định của pháp luật đối với loại hình hộ kinh doanh cá thể:
- Tư vấn mô hình và Cơ cấu tổ chức;
- Tư vấn về phương thức quản lý;
- Tư vấn về vốn đầu tư của hộ kinh doanh cá thể
- Tư vấn về tăng, giảm vốn đầu tư
- Các vấn đề khác có liên quan.
Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp gọi số: 1900.6162
2. Hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
- Giấy ủy quyền;
3. Đại diện thực hiện các thủ tục:
- Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh;
- Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể tại cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện;
4. Cam kết sau thành lập:
- Soạn thảo hồ sơ pháp lý cho hộ kinh doanh cá thể;
- Đăng tải và quảng cáo thương hiệu trên hệ thống website của www.luatminhkhue.vn;
- Hỗ trợ tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp;
- Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu;
- Hướng dẫn các thủ tục trước khi hoạt động tại trụ sở công ty;
- Giảm 10% phí dịch vụ lần tiếp theo./.