1. Bản quyền được hiểu là gì ?

Bản quyền tác giả có thể được hiểu là chủ sở hữu bản quyền cho một tác phẩm cụ thể được sáng tạo hoặc tạo ra bới một cá nhân hoặc tổ chức. Tác giả hoặc chủ sở hữu sẽ được coi là người có quyền đối với tác phẩm mà họ đã tạo ra bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Phạm vi bảo vệ của bản quyền tác giả được áp dụng đối với cả tác phẩm chưa công bố và tác phẩm đã công bố. 

 

2. Các hình thức đăng ký bản quyền cho video trên youtube

Đăng ký bản quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu thực hiện đăng ký cho tác phẩm của mình tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký được thực hiện với mục địch ngăn chặn các hành vi sử dụng tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả như sao chép, cắt ghép, xuyên tạc, sử dụng tác phẩm với mục đích kinh doanh thu lợi bất chính. Sau khi thực hiện đăng ký bản quyền tác giả, quyền sở hữu hợp pháp và thông tin về tác giả sẽ được ghi nhận và công nhận trên giấy chứng nhận đăng ký được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Youtube là kênh cung cấp thông tin dưới dạng video có nhiều chủ đề và linh vực khác nhau. Tại đây, video được tác giả hoặc chủ sở hữu đăng tải một cách dễ dàng. Ngoài ra, đối với những video đáp ứng nhu cầu của người xem, họ cũng có thể thực hiện việc tải về và lưu trữ cá nhân. 

Hiện nay, đối với những video được đăng tải trên kênh youtube, để được bảo vệ khỏi những hành vi xâm phạm bản quyền và ảnh hưởng tới lợi ích của tác giả hoặc chủ sở hữu, các video khi đăng tải trên youtube có thể được đăng ký theo hai hình thức sau:

 

2.1. Đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Để đăng ký bản quyền cho video đăng tải trên youtube, cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu cần chuẩn bị hồ sơ (bản cứng) và nộp tại Cục bản quyền tác giả có địa chỉ tại số 33, ngõ 294/2 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội. Hiện nay, Cục bản quyền tác giả chưa hỗ trợ nộp hồ sơ trực tuyến, nên mọi vấn đề liên quan tới đăng ký bản quyền tác giả đều cần được thực hiện trực tiếp tại Cục. 

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, videp đăng tải trên kênh youtube sẽ được đăng ký dưới hình thức là đăng ký quyền liên quan đối với tác phẩm ghi âm, ghi hình,...

 

2.2. Đăng ký bản quyền thông qua "Content ID"

"Content ID" là một hệ thống giúp chủ sở hữu đăng ký bản quyền video trên kênh youtube đã đăng tải. Hệ thống này cho phép các chủ sở hữu bản quyền đáp ứng đủ các tiêu chí về nội dung của video. Cụ thể, YOUTUBE đã từng đưa ra giải thích như sau : "Nếu chủ sở hữu bản quyền được phép sử dụng Content ID, họ sẽ phải ký kết một thỏa thuận. Thỏa thuận này sẽ nêu rõ rằng chỉ những nội dung mà họ có quyền độc quyền mới có thể dùng để đối chiếu. Ngoài ra, họ cần cung cấp thông tin về những nơi mà họ có quyền sở hữu độc quyền này trên toàn cầu."

Nếu áp dụng cách thức đăng ký này, tác giả hoặc chủ sở hữu không cần chuẩn bị hồ sơ bản cứng mà chỉ cần thực hiện điền đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn trên mẫu đăng ký Content ID của youtube. 

 

3. Cách thức đăng ký bản quyền cho video trên youtube

3.1. Nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả

Để thực hiện nộp hồ sơ đăng ký video tại Cục bản quyền tác giả, hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:

- Tờ khai đăng ký quyền liên quan (Theo mẫu số 02, thông tư 08/2016/QĐ-BVHTT). 

Lưu ý: Tờ khai phải được soạn thảo hoàn toàn bằng tiếng Việt, trong đó, điền đầy đủ các thông tin về người nộp đơn, tóm tắt được nội dung cơ bản của tác phẩm cần đăng ký, thời gian, địa điểm, hình thức công bố, thông tin tác giả, thông tin chủ sở hữu,......

- Đĩa CD ghi lại toàn bộ nội dung video cần đăng ký

- Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân của tác giả

- Bản sao đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động (nếu chủ sở hữu là tổ chức); Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân (nếu chủ sở hữu là cá nhân). 

- Giấy cam đoạn của tác giả

- Quyết định giao việc/Hợp đồng thuê với tác tác giả

Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình hình hồ sơ trên thực tế, sẽ có các tài liệu bổ sung để phục vụ quá trình đăng ký tại Cục bản quyền tác giả. 

Sau khi hồ sơ đã được hoàn thiên, thời gian xét duyệt tại Cục bản quyền tác giả là 15 ngày làm việc, trong thời gian đó, nếu hồ sơ đăng ký cần điều chỉnh hoặc bổ sung, chuyên viên tại Cục sẽ liên hệ và làm rõ những vấn đề cần làm rõ. Sau khi đã điều chỉnh thiếu sót, giấy chứng nhận sẽ đươc Cục bản quyền tác giả cấp, ghi nhận thông tin của tác giả và chủ sở hữu. 

 

3.2. Đăng ký thông qua hệ thống Content ID

Cách thức đăng ký video trên kênh youtube thông qua hệ thống Content ID được thực hiện như sau:

Truy cập vào kênh Youtube có video cần đăng ký -> Chọn mục "Nội dung" -> Chọn video muốn đăng ký -> Chọn "biểu tượng ba chấm" -> Sao chép đường liên kết có thể chia sẻ -> Lưu đường dẫn -> Vào mục "Youtube trợ giúp" -> Chọn "Đăng ký bản quyền" -> Điền đầy đủ thông tin theo các mục -> Điền đường dẫn của các video cần đăng ký -> Gửi. 

Lưu ý: Để được xét duyệt và thông qua việc đăng ký nội dung video qua hệ thống Content ID của Youtube, kênh Youtube có chứa video cần đăng ký phải có ít nhất là 10 video và có số người đăng ký nhất định. Về thời gian xét duyệt, thủ tục xét duyệt sẽ được tiến hành theo chính sách của Youtube. 

Sau khi đăng ký, nếu video được xét duyệt thành công thông qua hệ thống Content ID, video đã đăng ký sẽ được đính kèm dấu tích cùng dòng mô tả. Do đó, đối với những video khác đăng tải sau khi video của bạn đã được đăng ký mà có nội dung hoặc âm thanh trùng với nội dung đã đăng ký thì sẽ bị youtube gỡ bỏ khỏi kênh youtube đã đăng tải.