>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Ý kiến thứ nhất:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục. Câu hỏi của bạn xin được tư vấn như sau:
Điều 2 Công văn số 29/BHXH-TN ngày 11/01/2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện :
“Mọi công dân Việt Nam (trừ những người đã tham gia BHYT bắt buộc quy định tại Điều lệ BHYT ban hành theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ và trẻ em dưới 6 tuổi) đều được tham gia BHYT tự nguyện”
Như vậy, trước tiên cần xác định loại hình tổ chức bạn đang làm việc có thuộc đơn vị bắt buộc tham gia BHXH, BHYT, BHTN không? Hợp đồng lao động của bạn thuộc loại nào (dưới 12 tháng, không xác định thời hạn, xác định thời hạn…) để xác định bạn có phải là đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH không. Nếu có thì đơn vị có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Khi đó bạn sẽ được hưởng quyền lợi BHYT, không cần tham gia BHYT tự nguyện.
Nếu bạn không thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH theo quy định của luật, có nguyện vọng tham gia BHYT tự nguyện thì được tham gia BHYT tự nguyện.
Tại mục 3, phần VI của Công văn số 29/BHXH-TN ngày 11/01/2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện quy định về trình tự, thủ tục thu và cấp thẻ BHYT tự nguyện như sau:
“ 3. Trình tự, thủ tục thu và cấp thẻ BHYT tự nguyện ……
3.1.3. Đối với đối tượng nhân dân: người tham gia BHYT tự nguyện cư trú tại địa bàn xã và huyện nào, thì đăng ký và nộp tiền tham gia BHYT tự nguyện theo xã và huyện đó.
- Trường hợp tham gia theo cá nhân:
+ Người tham gia ghi đủ các thông tin vào Tờ khai tham gia BHYT tự nguyện theo đối tượng nhân dân (mẫu số 01/BHYTTN) theo hướng dẫn của Đại lý thu BHYT tự nguyện hoặc của cơ quan BHXH; xuất trình sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú do cơ quan Công an sở tại cấp (đối với đối tượng tạm trú) và CMTND hoặc giấy tờ tuỳ thân có ảnh, nộp Tờ khai cho Đại lý hoặc cơ quan BHXH để kiểm tra, đối chiếu.
+ Sau khi nhận tờ khai, sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú, đối chiếu với CMTND hoặc giấy tờ tuỳ thân có ảnh, Đại lý thu hoặc đại diện cơ quan BHXH ký xác nhận trên tờ khai. Sau đó thu tiền và viết biên lai thu tiền theo mẫu C38-BB, trả cho người tham gia 01 liên biên lai thu tiền.
+ Căn cứ tờ khai và biên lai thu tiền, Đại lý hoặc cơ quan BHXH lập danh sách đối tượng tham gia BHYT tự nguyện theo cá nhân trên địa bàn xã, huyện theo mẫu số 02/BHYTTN, sau đó Đại lý thu nộp danh sách cùng số tiền thu được về cơ quan BHXH chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng.
+ Cơ quan BHXH nhận tiền, tờ khai tham gia BHYT tự nguyện theo đối tượng nhân dân và danh sách tham gia BHYT tự nguyện từ Đại lý thu BHYT tự nguyện; kiểm tra tờ khai tham gia BHYT tự nguyện, danh sách tham gia BHYT và đối chiếu với số tiền đã nộp, ký xác nhận trên danh sách tham gia BHYT tự nguyện theo quy định; viết phiếu thu, trả cho đại lý 01 liên phiếu thu…”
Vì vậy, bạn hãy liên hệ với UBND xã, phường, thị trấn nơi bạn đang cư trú để được tham gia BHYT tự nguyện.
Ý kiến thứ hai:
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chuyên mục của chúng tôi, câu hỏi của chị được chúng tôi trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 26, Luật bảo hiểm y tế năm 2008 quy định như sau:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế”.
Theo quy định tại Điều này thì khi chị mua bảo hiểm y tế tự nguyện chị có thể đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại Viện 103 hoặc y học cổ truyền Bộ công an.
Khi chị đi khám chữa bệnh tại nơi đăng ký khám chữa bệnh, chị sẽ được hưởng mức chi phí theo quy định tại Khoản 1, Điều7, Nghị định 62/2009/NĐ-CP. Với mức hưởng cụ thể như sau:
“a. 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại các khoản 2, 9 và 17 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế;
b. 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c. 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tổng chi phí của một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu; Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định số tiền cụ thể và thời điểm áp dụng khi có điều chỉnh mức lương tối thiểu để thống nhất thực hiện;
d. 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại các khoản 3, 13 và 14 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
đ. 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
e. Trường hợp tự chọn thầy thuốc, tự chọn buồng bệnh thì chỉ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo giá dịch vụ hiện hành của nhà nước áp dụng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó và theo mức hưởng quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế và Điều 7 Nghị định này”.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tự nguyện. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm y tế trực tuyến. Trân trọng./.