1. Dành hay giành mới là đúng chính tả?

Dành và Giành đều là những từ có nghĩa, đều là động từ, cùng có cách phát âm khác nhau nhưng ngữ cảnh khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau. 

Dành là một động tử mang ý nghĩa sở hữu, để lại một cái gì đó cho chính bản thân mình hoặc cho một ai đó.

Ví dụ:

- Dành dụm, để dành, dành tình cảm, dành phần, dành thời gian, dỗ dành, dành riêng… 

- Một số mẫu câu sử dụng từ "dành"

+bCô ấy đang để dành tiền để mua nhà

+ Bà tôi luôn để dành đồ ăn ngon cho tôi mỗi tối

+ Lớp học dành riêng cho người khuyết tật

+ Để cải thiện kết quả học kỳ I, bạn cần dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập

+ Con cái là của để dành của cha mẹ

Giành là một động từ dùng để sự tranh giành, giành lấy một thứ gì đó của người khác về mình hoặc giành lấy một thứ gì đó mà nó chưa có chủ sở hữu. Giành thường được sử dụng trong trường hợp cố gắng đoạt lấy một thứ gì đó với ý nghĩa lấy về.

Ví dụ:

- Giành nhau, tranh giành, giành giật, giành quyền, giành phần thắng, giành thắng lợi, giành độc lập,....

- Một số mẫu câu sử dụng từ "giành":

+ 2 con sư tử đang giành nhau miếng mồi

+ Chúng tôi luôn nỗ lực chiến đấu để giành độc lập cho dân tộc

+ Với sự cố gắng không ngừng nhỉ, cô ấy đã giành được giải nhất cuộc thi năm nay.

Ngoài ra, giành còn là một danh từ dùng để chỉ một số đồ vật được làm từ tre, nứa hoặc nhựa có đáy phẳng thường được dùng để đựng đồ đạc hàng ở nông thôn xưa.

Hiểu một cách ngắn gọn, dành là để lại một thứ gì đó cho mình hoặc cho ai đó còn giành là đoạt lấy một thứ gì đó. Thực tế, chúng ta không thể phân biệt một cách rạch ròi là "giành" hay "dành" là đúng. Bởi rằng, những từ này đều là từ đơn có nghĩa, chúng ta cần căn cứ vào ngữ cảnh, vị trí của từ trong câu để sử dụng cho đúng.

Mặc dù khi đứng riêng biệt, các từ "để", "dành" hay "giành" đều là cụm từ mang ý nghĩa. Tuy nhiên, khi ghép với nhau, để dành lại được định nghĩa là động từ để hiện sự cất, giữ lại một vật gì đó để sử dụng vào lúc khác, thời điểm khác. Ngược lại, từ để giành lại là từ không có ý nghĩa trong tiếng Việt.

>> Xem thêm: Dấu diếm hay giấu giếm, giấu diếm cách viết nào là đúng chính tả?

 

2. Dành dụm hay giành dụm mới đúng chính tả

Theo phân tích ở trên, cả hai từ "dành" hay "giành" đều có nghĩa ý nghĩa và chúng đều xuất hiện trong từ điển tiếng Việt. Việc xác định đúng hay sai chủ yếu phụ thuộc vào hoàn cảnh mà bạn sử dụng hai từ này và những từ đi kèm với chúng.

Xét về trường hợp dành dụm hay giành dụm:

Dành dụm: Mang ý nghĩa tích cóp, chắt chiu, thường là nói đến tiền bạc, của cải. Từ “dụm” ở đây là động từ, có nghĩa giống như tụm lại, gộp lại, chụm nhiều thành phần nhỏ để tạo thành một vật lớn hơn nên hoàn toàn phù hợp với từ “dành”.

Ví dụ:

- Anh ấy đã dành dụm được rất nhiều tiền tiết kiệm

- Cô ấy dành dụm những hạt giống để trồng vụ sau

Giành dụm: Là một từ không có nghĩa, không tồn tại trong từ điển tiếng Việt, dựa vào điều này ta có thể khẳng định “giành dụm” là từ đã bị viết sai chính tả, đồng thời từ giành dụm sẽ chẳng có một ý nghĩa cụ thể nào cả. Bởi giữa giành giật và gộp lại thì không có nhiều điểm chung. Hơn nữa, phần lớn là do mọi người viết sai chính tả âm đầu “d” và “gi” nên từ này mới được sử dụng nhiều.

Do vậy, có thể kết luận rằng: Từ “dành dụm” là từ viết đúng, còn “giành dụm” là từ viết sai.

“Dành dụm” hay “giành dụm” là những từ có cách phát âm được xem là có nhiều điểm giống nhau, vì vậy mà có nhiều bạn đã viết sai chính tả từ “dành dụm” thành “giành dụm”.

Nguyên nhân mọi người hay viết sai chính tả từ dành dụm đến từ việc đọc sai, có nhiều bạn vẫn còn đang chưa thể nắm rõ được sự khác nhau giữa “d” và “gi”, thế nên họ đã viết sai chính tả từ dành dụm. 

Sử dụng từ dành dụm nếu như bạn muốn tiết kiệm một thứ gì đó: Khi bạn muốn tiết kiệm một thứ gì đó để sau này sử dụng, thì bạn có thể sử dụng từ dành dụm để nói về thứ mà bạn muốn tiết kiệm, khi đó mọi người sẽ hiểu được điều bạn đang muốn.

Sử dụng từ dành dụm khi nói chuyện với bạn bè: Bạn có thể sử dụng từ dành dụm khi trò chuyện với bạn bè của mình, điều này sẽ giúp cho bạn bè của bạn hiểu được thứ mà họ cần phải dành dụm để lần sau sử dụng.

>> Xem thêm: Chân thành hay trân thành? Trân trọng hay chân trọng? Từ nào đúng chính tả

 

3. Ngữ cảnh sử dụng cụm từ "dành dụm"

Ngữ cảnh sử dụng "dành dụm" ám chỉ việc tiết kiệm, giữ gìn và sử dụng tài nguyên một cách cẩn thận và tỉ mỉ để đạt được mục tiêu hoặc đáp ứng nhu cầu mà không lãng phí. Thuật ngữ này thường được sử dụng trong các tình huống sau:

Tiết kiệm tiền: Dành dụm có thể ám chỉ việc giữ tiền mặt, tiết kiệm vào tài khoản ngân hàng, đầu tư hoặc tích lũy tiền để sử dụng trong tương lai hoặc trong các tình huống khẩn cấp.

Tiết kiệm năng lượng: Dành dụm cũng có thể liên quan đến việc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, giảm thiểu lãng phí điện, nước, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

Tiết kiệm thời gian: Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan, tránh lãng phí thời gian vào những việc không quan trọng và tập trung vào những hoạt động mang lại giá trị cao hơn.

Tiết kiệm tài sản: Bảo quản và sử dụng các tài sản, đồ đạc, hoặc trang thiết bị một cách cẩn thận để chúng có thể sử dụng trong thời gian dài mà không hỏng hóc hoặc hỏng hóc ít nhất.

Tiết kiệm tài nguyên tự nhiên: Tránh lãng phí tài nguyên tự nhiên như nước, điện, chất thải, và nhựa bằng cách sử dụng chúng một cách tiết kiệm và bền vững.

Dành dụm thể hiện tinh thần trách nhiệm và ý thức về bảo vệ tài nguyên cũng như giúp cải thiện cuộc sống của mỗi người trong cộng đồng và hỗ trợ bảo vệ môi trường tự nhiên.

"Dành dụm" là hành động hoặc tình trạng tiết kiệm, tiêu thụ tiết chế, không phung phí tài nguyên, tiền bạc, năng lượng, thời gian, hoặc bất kỳ tài sản nào một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Điều này thể hiện tinh thần tiết độ, quan tâm đến việc tận dụng những tài nguyên hiện có một cách hợp lý và có trách nhiệm. Người dành dụm thường coi trọng việc sử dụng tiền bạc, năng lượng, và tài sản một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu cụ thể.

Việc dành dụm có thể có nhiều ý nghĩa tích cực, bao gồm:

Tạo ra tiết kiệm: Dành dụm giúp tích lũy tiền bạc hoặc tài sản, dự phòng cho tương lai và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp.

Bảo vệ tài nguyên: Dành dụm giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên, năng lượng, và nguồn lực tự nhiên, đóng góp vào bảo vệ môi trường.

Tạo ra sự ổn định tài chính: Dành dụm giúp người ta duy trì cuộc sống ổn định tài chính, giảm thiểu rủi ro tài chính và tránh nợ nần quá mức.

Thúc đẩy sự đầu tư và phát triển: Tích lũy tiền bạc thông qua dành dụm có thể cung cấp cơ hội đầu tư và phát triển kinh doanh, gia đình, hoặc cộng đồng.

Tăng cường tính tự lập: Người dành dụm thường có khả năng tự chăm sóc và tự lập hơn trong việc quản lý tài chính và cuộc sống.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng dành dụm cần cân nhắc một cách hợp lý và cân nhắc đến việc cân bằng giữa tiết kiệm và sử dụng tiền bạc, đảm bảo rằng không gây tổn hại cho chất lượng cuộc sống và cơ hội phát triển trong tương lai.

Thông qua bài viết có thể thấy việc sử dụng từ đúng chính tả sẽ giúp cho việc giao tiếp được tiến hành hiệu quả tránh gây hiểu lầm. Từ sai chính tả có thể tạo ra sự hiểu lầm và gây nhầm lẫn cho người đọc. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của thông điệp và gây ra các vấn đề không cần thiết. Dù không phải lúc nào chúng ta cũng hoàn hảo về chính tả, nhưng cố gắng viết đúng chính tả là một thói quen cần được tuân thủ để nâng cao chất lượng viết văn và truyền đạt ý nghĩa một cách chính xác và hiệu quả.

Quý khách có thể tìm hiểu thêm bài viết liên quan đến chủ đề này như: Chỉn chu hay chỉnh chu, từ nào là đúng chính tả Tiếng Việt? Nếu có vấn đề cần giải đáp thì hãy liên hệ với Luật Minh Khuê thông qua hotline: 19006162 hoặc email: lienhe@luatminhkhue.vn. Trân trọng./.