Luật sư tư vấn:

1. Khái niệm ô nhiễm không khí.

Không khí giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ. Khí cacbonic trong không khí cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh. Không khí giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ.

Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất.

Vậy tình hình ô nhiễm không khí tại Hà Nội hiện nay thể hiện như thế nào và những nguyên nhân, giải pháp  về vấn đề này ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu các phần dưới đây.
 

2. Hiện trạng về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Ô nhiễm môi trường không khí là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không khí không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.Ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang là vấn đề nghiêm trọng đáng báo động. Theo TS Nguyễn Thị Trang Nhung, thành viên nhóm nghiên cứu đến từ Trường đại học Y tế công cộng, báo cáo cũng chỉ ra số ca tử vong sớm do phơi nhiễm với bụi mịn PM2.5 là 2.855 ca, tương đương khoảng 35,5 ca tử vong sớm trên 100.000 dân.  Thành phố Hà Nội là một trong những nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân. Từ năm 2010 - 2017, nồng độ bụi PM2.5 luôn có xu hướng tăng mạnh. Từ năm 2019 đến nay, tình trạng cao điểm ô nhiễm khxảy ra rất thường xuyên tại các thành phố lớn cả nước. Chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày (AQI) tại các thành phố này dao động trong mức 150 - 250, đây là mức báo động rất nguy hiểm. AQI là một chỉ số để báo cáo chất lượng không khí hàng ngày đối với 5 chất ô nhiễm cơ bản của không khí (bụi PM10, SO2, NO2, CO và O3). Tại Hà Nội hiện có khoảng 10 trạm quan trắc đặt rải rác toàn thành phố và các khu vực giao thông, các trạm hiện nay đo 24/24h. Giới chuyên môn cho rằng, để có được số liệu tổng quát và đại diện cần có mạng lưới quan trắc phủ đều trên tổng số mật độ dân cư. Ngày 4/1/2022, chất lượng không khí vẫn tiếp tục ở mức báo động tại Cổng thông tin quan trắc môi trường Hà Nội, chỉ số chất lượng không khí AQI trung bình là 162, mức xấu.

Có hai điểm ở mức rất xấu thuộc trung tâm quận Hoàng Mai và khu vực Thành Công, Ba Đình, Hà Nội. Nhiều điểm chất lượng không khí xấu nằm rải rác khắp các quận, huyện.  Ngoài hiện trạng ô nhiễm không khí ngoài trời thì ô nhiễm trong nhà cũng đáng báo động có khi gây hại hơn cả không khí ngoài trời như trong nhà ở, trường học, nơi làm việc, không gian kín đặc biệt là những nhà cao tầng gây là hội chứng nhà kín. Hội chứng bệnh nhà kín hay hội chứng nhà cao tầng (Sick Building Syndrome – SBS) là thuật ngữ 4 dùng trong các nghiên cứu về môi trường trong nhà có tính chất là nhà kín, dùng điều hòa nhiệt độ. Chất lượng không khí trong văn phòng và các tòa nhà cao ốc đang sụt giảm nghiêm trọng. Chất ô nhiễm cao hơn từ 2 đến 5 lần ngoài trời, khói trong nhà đóng góp 5% nguồn gây ô nhiễm ngoài nhà. Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đã chỉ số AQI nêu trên chỉ là trị số cực hạn đột xuất ở thời điểm bất thường, thí dụ như lúc đó có cơn gió thổi tức thời mang theo nồng độ bụi lớn đi qua thiết bị đo chẳng hạn, không phải là trị số trung bình ngày (trung bình 24 giờ) nên không thể được xem là trị số đại diện của ngày hôm đó để đánh giá mức độ ÔNKK ở Hà Nội. Để đánh giá mức độ ô nhiễm của một địa phương vào một ngày cụ thể thì phải lấy trị số trung bình đo của 24 giờ liên tục làm đại diện; đánh giá mức độ ô nhiễm năm thì phải căn cứ vào trị số trung bình đo của cả năm liên tục (365 ngày x 24 giờ đo) làm trị số đại diện. Với hiện trạng về chất lượng không khí ở Hà Nội trong những năm gần đây cho thấy không khí đã và đang cướp đi sinh mạng và chất lượng sống của con người, ảnh hưởng đến nền kinh tế của toàn thành phố Hà Nội cũng như toàn nước Việt Nam tuy nhiên để đánh giá ô nhiễm ở mức độ nào, ảnh hưởng ra sao thì đều phải có kiểm định, có căn cứ khoa học chính xác, có thực chứng. Vậy nguyên nhân từ đâu để xảy ra hiện trạng như trên , chúng ta cùng tìm hiểu ở phần 2

>> Tham khảo: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí

 

3. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) , 6 chất chính gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe người bao gồm:Oxit nitơ (NOx); Oxit lưu huỳnh (SOx);Cacbon monoxit (CO); Chì ;Ozon tầng mặt đất; Các hạt vật chất khí quyển lơ lửng. Trong số đó, các hạt bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5 micron (PM 2.5) đáng được bận tâm nhất, vì chúng có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp và hệ thống mạch máu. Tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng của con người có nghiêm trọng hay không sẽ tùy thuộc vào mức độ và thời gian tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Ô nhiễm không khí tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đều gây nên bởi tác động tự nhiên và yếu tố con người.

Thứ nhất nguyên nhân phát sinh từ các hiện tượng tự nhiên như sự biến đổi khí hậu, thời tiết chuyển mùa khi khối không khí lạnh suy giảm, tốc độ gió thấp trên cả khu vực gây 5 ra điều kiện lặng gió, nền nhiệt xuống thấp, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm. Chính điều này đã hình thành lớp sương mù dày đặc cản trở việc khuếch tán không khí, gây ô nhiễm cục bộ. Thành phố Hà Nội giáp ranh với các khu vực đồi núi và các khu, cụm công nghiệp đang phát triển mạnh nên với điều kiện khí tượng sương mù sát mặt đất đã gây ra hiện tượng quẩn gió  ngoài ra còn ô nhiễm bởi các hiện tượng cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên… Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn. Tuy nhiên Hà Nội là thành phố Nội Đô

Thứ hai nguyên nhân phát sinh trực tiếp từ con người: đây là nguyên nhân quan trọng đáng báo động. UBND thành phố Hà Nội cho biết, nguyên nhân gây ô nhiễm được xác định, bao gồm: Khí xả thải từ các phương tiện ô tô, xe máy; phá dỡ các công trình xây dựng, xây dựng các công trình; vận chuyển vật liệu xây dựng; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; thu gom rác thải chưa tốt; ô nhiễm ao hồ lâu năm; bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn và một số tỉnh lân cận; và còn do nguyên nhân từ đốt rơm rạ, rác, đun bếp than tổ ong. Ngoài ra ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng bởi ngành công nghiệp tiên tiến hiện đại

Nguyên nhân từ các nhà máy xí nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau. 

Nguyên nhân do giao thông: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4…, ô tô và các loại giao thông đường bộ chiếm 10% khí thải cacbon , ngành hàng không thải ra 2.5% tổng số khí cacbon phát thải, ngoài ra còn có khói, bụi, tiếng ồn. Một số tác động cục bộ do hoạt động giao thông tăng cao sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, tình trạng rác thải ùn ứ không được vận chuyển đến bãi xử lý do thay đổi đơn vị thu gom trên địa bàn một số quận huyện cuối năm 2020. Điều này làm gia tăng tình trạng đốt rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường không khí. 

 Nguyên nhân do hoạt động nông nghiệp:Ngành nông nghiệp là ngành gây ra phát thải khí nhà kính rất lớn, chủ yếu từ trồng lúa và chăn nuôi hay sự phân hủy xác của động thực vật. Nguồn gây phát thải chủ yếu trong trồng lúa nước truyền thống là do lạm dụng phân hóa học, làm tỷ lệ phân thất thoát cao gây nên sự ô nhiễm đất và phát thải oxit nito (N,O). Việc giữ nước thường xuyên trong ruộng gây phát thải khi metan (CH₂).Thói quen đốt phụ phẩm, rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch diễn ra khắp nơi trên cả nước đã gây phát thải khi carbonic (CO2) vào môi trường. Khí mê-tan được sinh ra từ quá trình lên men thức ăn trong dạ cỏ của động vật nhai lại, khi gia súc ở thức ăn lên để nhai lại là lúc khi thoát ra. Chất thải chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ trong việc phát thải khí nhà kính đồng thời còn gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân này cũng do nhận thức của một bộ phận nhân dân tại thành phố Hà Nội như Đông Anh, Mê Linh hoặc 1 số huyện ngoại đô….còn hạn chế; thiếu chế tài xử lý đối với người đốt rơm, còn ít mô hình sử dụng rơm rạ vào các việc có ích; việc hỗ trợ các hộ sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ thành phân bón chưa phổ biến.

Sinh hoạt hằng ngày của người dân cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm để giảm chi phí người dân thường xuyên sử dụng bếp than tổ ong để sưởi ấm vào mùa đông gây nên hiện tượng bụi mịn , sương mù này thường xuyên thấy vào mỗi buổi sáng ở những khu tập thể cũ, thậm chí ngay tại trung tâm phố cổ, nhiều nhất là những cửa hàng, quán bán đồ ăn sáng, quán phở, đồ ăn nhẹ bình dân.Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, mỗi ngày thành phố sử dụng đến 528 tấn than tổ ong, lượng khí CO2 phát ra môi trường là rất lớn. Nguồn thải tuy nhỏ nhưng phân bố dày cục bộ trong không gian nhà, trực tiếp gây nguy hại cho con người.

Ngoài những nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân tác động đến môi trường không khí như dùng khí CFC phá hủy tầng ozon. Khi tốc độ phân hủy CFC tăng nhanh nếu tầng ozon bị phá hủy. Là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, các quốc gia đang kêu gọi thay thế CFC bằng các loại khí thân thiện với môi trường hơn như R22, R32.

Những tác nhân gây ra ô nhiễm không khí gia đình và làm ảnh hưởng trực tiếp đến những thành viên trong gia đình mà ai cũng biết đến như mùi thuốc lá, độ ẩm không khí quá cao, khói do đun nấu, máy điều hòa không sạch, khói bụi ô nhiễm từ không khí bên ngoài… Các vật liệu phát sinh từ nhu cầu sống như các loại sơn, các chất tẩy rửa, nước 7 xịt phòng, các chất có trong các loại gỗ công nghiệp, gỗ ép, các loại rèm và thảm làm bằng sợi nhân tạo. Một số tác nhân ô nhiễm sinh học như các loại nấm, mốc, vi khuẩn, virus và bụi bám trên các đồ vật trong nhà mà hàng ngày chúng ta vẫn hít thở. Không khí ô nhiễm sẽ gây ra các loại bệnh về đường hô hấp như ho, hen suyễn, dị ứng, viêm phế quản thậm chí là ung thư. Một số trường hợp còn tử vong do bị ngạt thở khi đốt sưởi trong nhà kín.

 

4. Tác động của ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội

Đối với động – thực vật. Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật. Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh.Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá giảm khả năng quang hợp.Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở động- thực vật trên Trái đất.Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn làm giảm hấp thu thức ăn và nước. Các chất gây ô nhiễm không khí có tính acid sẽ kết hợp với các giọt nước trong đám mây làm cho nước có tính acid. Khi những giọt nước rơi xuống mặt đất sẽ gây hại cho môi trường : giết chết cây cối, động vật, cá,….Mưa acid cũng làm thay đổi tính chất của nước ở các sông, suối,…làm tổn hại đến những sinh vật sống dưới nước. Ô nhiễm không khí còn làm đổi màu , hóa đen và làm giảm chất lượng của các công trình, hạ tầng tại Hà Nội. Làm gỉ kim loại; Ăn mòn bêtông; Mài mòn, phân huỷ chất sõn trên bề mặt sản phẩm; Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải; Giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da.

Đối với khí hậu, thời tiết: Hoạt động hô hấp của động vật, con người, hoạt động của thiên nhiên: núi lửa, cháy rừng,..hoạt động của con người như sản xuất của các nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra hiệu ứng nhà kính ngăn cản sự bức xạ nhiệt, tầng ozon bị phá hủy làm tăng tỷ lệ ung thư da, tổn thương mắt, rối loạn miễn dịch, rối loạn hệ sinh thái

Đối với con người : Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí đối với con người là rất nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường không khí chính là tác nhân chính khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh về hô hấp, ung thư…. ngày càng tăng. Nếu bụi PM10, PM2.5 vượt quá ngưỡng cho phép gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp; gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể, bệnh về tim mạch…; gây ung thư. Khi hít quá nhiều khí CO con người có thể bị giảm khả năng vận chuyển oxi trong máu và tăng áp lực lên tim và phổi hay như hít phải chì Pb gây ảnh hưởng phát triển trí tuệ của trẻ em và nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác.Một số chất khác như các hợp chất hữu cơ bay hơ có thể gây nhiễm độc cấp tính nếu tiếp xúc ở liều cao, gây viêm đường hô hấp cấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn huyết học, gây tổn thương gan thận, gây kích ứng da,…và là tác nhân gây suy tủy, ung thư máu. Khí Amoniac kích thích mạnh lên mũi có thể gây tử vong. Ngoài ra còn một số chất hay hợp chất khác cũng gây hại thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

 

5. Đề xuất giải pháp đối với tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Để khắc phục ô nhiễm môi trường không khí trước hết cải thiện về thói quen sinh hoạt bằng cách xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hoặc những nhân tố dư thừa bừa bãi. Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại, vừa an toàn vừa khắc phục được ô nhiễm không khí. Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông.
Xử lý chất thải ở cuối đường ống như lọc hấp phụ bụi khí, biến đổi lý hóa thành một chất ít độc; sản xuất sạch hơn ở đầu đường ống
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn thực hiện các quy định BVMT. Tập trung kiểm soát, kiểm tra và xử lý nghiêm ngặt các nguồn thải ô nhiễm bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng mới và sửa chữa các công trình nhà cửa, công trình giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp nước, thoát nước, cấp điện, cấp gas, hệ thống cấp thông tin...);Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải bụi phát sinh từ vận chuyển nguyên vật liệu rời, đặc biệt là về ban đêm, các xe vận chuyển thường vi phạm quy định về BVMT
Ưu tiên đầu tư hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường không khí, đặc biệt là hệ thống quan trắc không khí tự động cố định; Phát triển hệ thống giao thông công cộng, đảm bảo thuận lợi cho người dân đi lại, nhằm giảm thiểu số lượng xe máy và ô tô cá nhân; Tiến hành kiểm tra định kỳ theo quy định của quy chuẩn môi trường về khí thải đối với tất cả các phương tiện giao thông cơ giới (các loại xe ô tô, đặc biệt là các loại xe buýt, xe tải, xe ô tô chạy dầu và các loại xe mô tô, xe máy), cấm lưu hành đối với
các xe không đáp ứng yêu cầu về BVMT của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;Áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý bụi phát sinh từ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp ở bên trong và xung quanh TPTuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các quy định BVMT không khí; Huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng, mọi người dân, mọi cơ sở sản xuất, mọi tổ chức xã hội trong công tác BVMT không khí nói riêng và BVMT không khí TP nói chung.Thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý đúng kỹ thuật vệ sinh 100% rác thải của đô thị, thường xuyên quét dọn đường xá và vỉa hè, bảo đảm đường phố luôn luôn sạch sẽ; Tiến hành phun nước rửa đường vào các ngày trời nắng hanh khô;Phát triển trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong TP, bảo đảm chỉ tiêu diện tích cây xanh trên đầu dân đạt trị số quy định theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
Đối với giải pháp trong nhà tận dụng thông gió tự nhiên, khi điều kiện khí hậu ngoài nhà cho phép, tận dụng mở cửa sổ thông gió tự nhiên (không bật điều hòa), vừa tiết kiệm năng lượng điện, bảo đảm CLKK trong nhà. Sử dụng máy hút bụi, thường xuyên lau dọn nhà, giặt chăn ga gối đệm tránh gây nấm mốc, trồng cây xanh đề điều hòa không khí. Quy định cụ thể về chất lượng hệ thống điều hòa đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường như phải có thiết bị lọc bụi tốt, đặc biệt là lọc bụi mịn PM 2.5, PM10 ; bảo đảm tỷ lệ cung cấp đủ lượng không khí tươi vào nhà để nồng độ khí CO2 thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép...

 

6. Trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí?

1. Thủ tướng Chính phủ ban hành và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí; chỉ đạo thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng và xuyên biên giới.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:

a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và tổ chức thực hiện;

b) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh, phương pháp đánh giá chất lượng môi trường không khí.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;

b) Đánh giá, theo dõi và công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí; cảnh báo cho cộng đồng dân cư và triển khai biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe cộng đồng;

c) Tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn.]

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

Luật Minh Khuê  (Sưu tầm & biên tập từ nhiều nguồn)