Chỉ trên cơ sở hệ thống quy chuẩn kĩ thuật về môi hường không khí, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể xác định được một cách chính xác chất lượng môi trường không khí, đánh giá đúng thực trạng ô nhiễm và mức độ ô nhiễm so với giới hạn cho phép đã được xác định trong các quy chuẩn đó. Quy chuẩn kĩ thuật về môi hường không khí cũng là căn cứ không thể thiếu để xác định hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình tác động đến môi trường không khí, để từ đó các cơ quan nhà nước có thể áp dụng các biện pháp Xử lý thích hợp. Ngoài ra, nhờ có các quy chuẩn kĩ thuật môi trường không khí mà các tổ chức, cá nhân cũng có thể biết được họ đang được sống trong môi trường không khí có chất lượng tốt hay xấu. Nói cách khác, thông qua quy chuẩn kĩ thuật về chất lượng môi trường không khí xung quanh, con người có thể xác định được quyền cơ bản của họ trong lĩnh vực môi trường là quyền được sống trong môi trường trong lành được đảm bảo ở mức độ nào.

Quy chuẩn lã thuật môi trường không khí là các quy chuẩn trong hệ thống quy chuẩn kĩ thuật về môi trường Việt Nam. Giải thích thuật ngữ quy chuẩn kĩ thuật về môi trường, Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 có quy định:

“Quy chuẩn kĩ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông so về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường” .

Đối với môi trường không khí, những chuẩn mức, giới hạn này có thể được hiểu là các thông số về chất lượng không khí hoặc hàm lượng nhất định các chất gây ô nhiễm trong khí thải. Những thông số giới hạn ấy được Nhà nước sử dụng để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, đánh giá hiện trạng môi trường không khí hay dự báo các diễn biến môi trường không khí trong tương lai...

Trong những năm qua, để đáp ứng ngày một tốt hơn những đòi hỏi của thực tiễn quản lí môi trường không khí, hệ thống quy chuẩn kĩ thuật môi trường không khí của nước ta luôn được sửa đổi, bổ sung trong các văn bản pháp luật. Có thể kể đến một số văn bản quy phạm pháp luật như: Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định sổ 80/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 có hiệu lực từ ngày 10/01/2003 quy định danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường (mục A); Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT quy định ngày 18/12/2006 về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Theo lộ trình ban hành quy chuẩn kĩ thuật về môi trường được quy định tại Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, các tiêu chuẩn môi trường được ban hành trong 02 quyết định nêu trên đang dần được thay thể tại các văn bản hiện hành như: Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 quy định quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 26/11/2009 quy định quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư số 39/2010/TT- BTNMT ngày 16/12/2010 quy định quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư số 42/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010 quy định quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường. Theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật này, hệ thống quy chuẩn kĩ thuật môi trường không khí của Việt Nam hiện nay bao gồm hai loại quy chuẩn kĩ thuật chính. Đó là quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh và quy chuẩn kĩ thuật về khí thải.

+ Quy chuẩn kĩ thuật về chất lượng môi trường không khí xung quanh:

Đây là loại quy chuẩn được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lí chất lượng môi trường không khí. Nó phản ánh độ trong lành của môi trường không khí cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn hạn chế thì chưa thể loại trừ hoàn toàn các chất gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Vì vậy, các quy chuẩn kĩ thuật về chất lượng môi trường không khí xung quanh hiện hành được xác lập trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về vệ sinh y học nhằm bảo đảm cho chất lượng môi trường không khí ở mức tương đối trong sạch. Mức độ đó được đánh giá bằng nồng độ chất độc hại chứa trong một đơn vị trọng lượng hay trong một đơn vị thể tích không khí. Đơn vị đo lường thông dụng là trọng lượng chất ô nhiễm chứa trong 1 m không khí (mg/m3) tính theo mức trung bình 1 giờ, trung bình 8 giờ, trung bình 24 giờ và trung bình năm.

Việt Nam hiện có hai quy chuẩn kĩ thuật về chất lượng môi trường không khí xung quanh. Đó là QCVN 05:2013/BTNMT — Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009) và QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh (ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 quy định quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường). Hai quy chuẩn này quy định một số nội dung chủ yếu sau:

+ Quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh đioxit (SO2), cacbon (CO), nitơ oxit (NOx), ôzôn (O3), bụi lơ lửng, bụi PM10 (bụi < lOpm) và chì (Pb) trong không khí xung quanh và nồng độ tối đa cho phép của một sổ chất độc hại trong không khí xung quanh

+ Mục đích: Hai quy chuẩn này được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và giám sát tình hạng ô nhiễm môi trường không khí. Để có thể đánh giá chất lượng hiện có của môi trường không khí ttên một địa điểm cụ thể nào đó hoặc ttên phạm vi toàn quốc, các số liệu về hiện ưạng môi trường không khí sau khi đã phân tích, thu thập sẽ được đem so sánh với các thông số ưong quy chuẩn này. Trung bình một giờ là trung bình số học các giá frị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoáng thời gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định. Giá tri trung bình giờ lớn nhất trong số các giá ttị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định.

Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian [1] giờ liên tục. Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).

Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm.

Như vậy, có thể thấy rằng để có thể đảm bảo được tính khả thi của các quy chuẩn kĩ thuật về chất lượng môi trường không khí xung quanh. Trong đỉều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của Việt Nam hiện nay, chúng ta không thể đặt ra yêu cầu quá cao về chất lượng môi trường không khí như một số quốc gia ưên thế giới. Nhưng với việc xác định nồng độ nồng độ các chất gây ô nhiễm trong môi trường không khí xung quanh theo hai quy chuẩn về chất lượng môi trường không khí nêu trên thì Nhà nước vẫn kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trên phạm vi cả nước. Mặt khác, nó cũng cho thấy chất lượng môi trường không khí cần thiết cho sự tồn tại và phát ttiển của con người vẫn đang được đảm bảo ở Việt Nam.

+ Quy chuẩn kĩ thuật môi trường về khí thải:

Đây là loại quy chuẩn kĩ thuật được xây dựng để khống chế các chất thải khí được đưa vào mồi trường trong các lĩnh vực khác nhau. Chúng chiếm phần lớn trong hệ thống quy chuẩn kĩ thuật về môi trường không khí hiện hành của Việt Nam. Các quy chuẩn kĩ thuật về khí thải hiện hành bao gồm hai nhóm quy chuẩn là quy chuẩn lã thuật về khí thải đối với nguồn thải động và quy chuẩn kĩ thuật về khí thải đối vói nguồn thải tĩnh. Cụ thể như sau:

- Quy chuẩn kĩ thuật về khí thải đối với nguồn thải tĩhh (chủ yếu đổi với khí thải công nghiệp từ ống khói các nhà máy). Để ngăn ngừa và giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng gây ô nhiễm môi trường không khí từ các hoạt động công nghiệp, việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn về nồng độ tối đa cho phép của các chất gây ô nhiễm trong khí thài công nghiệp là hết sức cần thiết. Việt Nam hiện đã ban hành các quy chuẩn kĩ thuật sau về khí thải công nghiệp. Ví dụ như: Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 26/11/2009 quy

1. QCVN: 34:2010/BTNMT - Quy chuẩn lã thuật quốc gia về khí thải công nghiệp lọc hoá dầu đối với bụi và các chất vô cơ.

2. QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

3. QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

4. QCVN 21: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hoá học;

5. QCVN 22: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện;

6. QCVN 23: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng

Các quy chuẩn này được áp dụng để kiểm soát nồng độ các chất hữu cơ, vô cơ và bụi trong thành phần khí thải công nghiệp trước khi thải vào môi trường không khí xung quanh. Cụ thể là:

+ Quy định các giới hạn cho phép của khí thải công nghiệp có tính độc hại đối với mỗi loại nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Đây là trị số mà các chất thải độc hại do nguồn đó gây ra, tổng hợp với các nguồn của các cơ sở công nghiệp khác trong địa bàn đó, có tính đến sự phát triển mở rộng sản xuất và sự khuyếch tán chất độc hại trong môi trường không khí sao cho không vượt quá giới hạn cho phép đối với khu dân cư cũng như các loại động, thực vật.

+ Quy định nồng độ tối đa cho phép của các chất vô cơ cũng như các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp (tính bằng mg/m3 khí thải) khi thải vào môi trường xung quanh. Khí thải công nghiệp theo qui định tại các quy chuẩn này bao gồm khí và khí có

định quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường và Thông tư số 42/2010/TT- BTNMT ngày 29/12/2010 quy định quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường. chứa bụi do quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ra, được xác định riêng cho các khu vực khác nhau, theo từng lĩnh vực khác nhau (nhiệt điện, xi măng, sản xuất phân bón hoá học..

- Quy chuẩn kĩ thuật về khí thải đối với nguồn thải động (khí thải từ các phương tiện giao thông).

Trong lĩnh vực này, lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ở nước ta đã được quy đỉnh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 249/2005/QĐ- TTg ngày 10/10/2005. Theo đó, các loại xe cơ giới được sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải theo các tiêu chuẩn Việt Nam tương đương với mức Euro 2 đối với từng loại xe kể từ ngày 01/7/2007. Đối với xe cơ giới mà kiểu loại đã được chứng nhận chất lượng, an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường trước ngày 1/7/2007 nhưng chưa được sản xuất, lắp ráp thì áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải theo các tiêu chuẩn khí thải Việt Nam tương đương mức Euro 2 đối với từng loại xe kể từ ngày 01/7/2008. Lộ trình áp dụng giới hạn tối đa cho phép của khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đối với các xe cơ giới nhập khẩu đã qua sử dụng và ô tô tham gia giao thông cũng được quy định cụ thể tại Quyết định này.

Phù hợp với quy định trên, Thông tư số 30/2009/TT-BGTVT ngày 19/11/2009 quy định Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới đã ban hành Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới (mã số QCVN 04: 2009/BGTVT). Theo đó, mức giới hạn khí thải, các phép thử, phương pháp thử và các yêu cầu về quản lí để kiểm tra khí thải của xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới đã được ban hành. Các xe thuộc kiểu loại xe đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cũng phải thoả mãn mức giới hạn khí thải nêu tại Quy chuẩn này. Riêng đối với phép thử bay hơi nhiên liệu, lộ trình áp dụng quy chuẩn này được xác định cụ thể là: Đối với xe nhập khẩu mới và kiểu loại xe sản xuất lắp ráp mới, áp dụng sau 2 năm kể từ ngày Quy chuẩn này có hiệu lực. Còn đối vói kiểu loại xe sản xuất lắp ráp đã được cấp giấy chứng nhận trước ngày ban hành Quy chuẩn này thì sẽ áp dụng sau 3 năm. Cùng với quy chuẩn này, Luật giao thông đường bộ cũng quy định: các phương tiện giao thông phải có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)