1. Khái niệm đầu tư

- Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.

- Các ngành nghề cấm đầu tư: kinh doanh các chất ma tuý, các loại hóa chất, khoáng vật, mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã, mại dâm, mua bán người, hoạt động sinh sản vô tính trên người.

- Các hình thức đầu tư hiện nay: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP, Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Theo khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định: "Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh".

Khái niệm đầu tư bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.. Và là tài sản, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ để tiến hành các hoạt động nào đó để nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài chính vật chất, tài sản trí tuệ nguồn lực, uy tín. Hoạt đồng đầu tư có thể có tính chất thương mại hoặc phi thương mại.

2. Khái niệm đầu tư trong nước

Đầu tư trong nước là việc các tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam dùng vốn bằng tiền mặt, hiện vật hoặc quyền về tài sản để sản xuất, kinh doanh dưới hình thức thành lập mới doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Điều 5 Luật Đầu tư năm 2020 đưa ra các quy định thể hiện chính sách khuyến khích đầu tư kinh doanh:

"Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm".

Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.

Chính sách đầu tư kinh doanh

- Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.

- Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.

- Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Các hình thức đầu tư hiện nay

Theo luật Đầu tư năm 2020 đã quy định rõ các hình thức đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, có 4 hình thức đầu tư như sau:

- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

- Thực hiện dự án đầu tư.

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

4. Khuyến khích đầu tư trong nước

Khuyến khích đầu tư được coi là một trong những biện pháp thu hút vốn đầu tư có hiệu quả. Đặc biệt là trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đều có điểm chung là cần vốn đầy tư như cần một yếu tố thiết yếu giúp nền kinh tế có thể tồn tại và phát triển nên khuyến khích đầu tư càng trở nên không thể thiếu. Nhận thức được tầm quan trọng đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề khuyến khích đầu tư như là thứ công cụ hữu ích và phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc tạo lập môi trường đầu tư có sức cạnh tranh lớn trong lĩnh vực thu hút đầu tư.

Các biện pháp khuyến khích đầu tư được hiểu là tất cả những quy định do nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoặc tao ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào nền kinh tế, trên cơ sở kết hơp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, của nền kinh tế- xã hội và của các nhà đầu tư.

5. Các biện pháp ưu đãi đầu tư trong nước

Ưu đãi về tài chính cụ thể là ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo quy định tại Điều 17 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu các chủ đầu tư tiến hành đầu tư vào các địa bàn, lĩnh vực khuyến khích đầu tư thì sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế. Nghị định số 164/2003/NĐ- CP quy định chi tiết Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 152/2004/NĐ- CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 164, quy định một số ưu đãi cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Đối với các khu kinh tế, các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 4 năm miễn thuế, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.

các biện pháp khuyến khích đầu tư có thể bao gồm các biện pháp ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư. Trong đó, các biện pháp ưu đãi đầu tư gồm ưu đãi về thuế và ưu đãi khác về tài chính. Mục tiêu chính của các ưu đãi thuế là nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế thực sự và nâng cao tỷ lệ thu hồi vốn đối với đầu tư mà đáng kể là quy định miễn một phần hoặc toàn bộ Thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường. Các ưu đãi về thuế khác là việc miễn thuế nhập khẩu, hoàn thuế nhập khẩu, khấu hao nhanh, các khoản khấu trừ cụ thể, giảm thuế đối với đầu tư và tái đầu tư và các khoản khấu trừ đối với đóng góp an ninh xã hội. Các ưu đãi khác về tài chính bao gồm việc cung cấp vốn cho các công ty để tài trợ cho các dự án đầu tư mới hoặc thanh toán vốn và các chi phí hoạt động, chuyển lỗ trong kinh doanh, khấu hao tài sản, ưu đãi về sử dụng đất… Hỗ trợ đầu tư là những biện pháp tích cực chủ động về phía nhà nước nhằm giúp đỡ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Các biện pháp này thường được áp dụng trong trường hợp xảy ra những khó khăn, những bất lợi, những rủi ro đối với nhà đầu tư trong những dự án, những lĩnh vực, những địa bàn mà Chính phủ khuyến khích đầu tư. Các biện pháp này bao gồm cơ sở hạ tầng được bao cấp, các dịch vụ được bao cấp, hỗ trợ về thủ tục hành chính, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ thông tin…

6. Các biện pháp khuyến khích đầu tư của nhà nước

Nguyên tắc thứ nhất: Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô và bằng các biện pháp vĩ mô đối với hoạt động kinh tế nói chung và khuyến khích đầu tư nói riêng; còn những hoạt động mang tính vi mô, vốn dĩ là công việc của các chủ thể kinh tế (ở đây ngụ ý các doanh nghiệp) thì để cho họ tự quyết định và tự chịu trách nhiệm, nhất là trách nhiệm kinh tế theo sự dẫn dắt của các quy luật thị trường.

Nguyên tắc thứ hai: Nhà nước thực hiện các hành vi can thiệp vào hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động khuyến khích đầu tư, phải xuất phát từ hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam, có tính đến yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn đương đại. Mọi hành vi sao chép một cách máy móc các mô hình quản lý của nước ngoài mà không tính đến hoàn cảnh và điều kiện đặc thù của Việt Nam sẽ là không thích hợp và thậm chí còn có thể gây ra những hậu quả vô cùng bất lợi cho nền kinh tế và xã hội.

Nguyên tắc thứ ba: Nhà nước thực hiện các hành vi can thiệp vào kinh tế, trong đó có hoạt khuyến khích đầu tư phải nhằm thoả mãn các mục tiêu cơ bản về kinh tế, chính trị và xã hội theo định hướng XHCN như văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra.[1]

Nguyên tắc thứ tư: Nhà nước có thể can thiệp vào hoạt động khuyến khích đầu tư bằng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau (chẳng hạn như công cụ pháp luật, các chính sách và hệ thống chương trình, kế hoạch định hướng…) nhưng các biện pháp và công cụ này không được gây cản trở cho quá trình tự do hoá thương mại quốc tế trong mà Việt Nam đã tham gia hoặc cam kết sẽ tham gia, cũng như không cản trở quyền tự do kinh doanh của các chủ thể tham gia giao dịch thương mại ngân hàng.

Nguyên tắc thứ năm: Tiêu chí xác định giới hạn hợp lý cho hành vi can thiệp của Nhà nước vào hoạt động khuyến khích đầu tư là hậu quả của sự can thiệp đó phải là cho kinh tế tăng trưởng bền vững; hệ thống doanh nghiệp hoạt động ổn định và có hiệu quả; các chủ thể kinh tế thoả mãn được lợi ích của mình khi giao dịch với đối tác; nền kinh tế và đời sống xã hội không gặp phải các rắc rối và những biến động bất lợi; xu hướng hội nhập quốc tế không bị cản trở và ngày càng được thúc đẩy.

Vốn đầu tư đã và đang khẳng định được vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Các biện pháp bảo đảm đầu tư góp phần không nhỏ tạo ra môi trường đầu tư bình ổn. Do có sự ổn định trong các quy định về các biện pháp bảo đảm đầu tư mà hầu như ở quốc gia nào các nhà đầu tư cũng có thể yên tâm đầu tư trong môi trường đầu tư không có sự xáo trộn, ít nhất là các vấn đề cơ bản liên quan đến những lợi ích trực tiếp của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để thu hút ngày càng lớn lượng đầu tư trong cũng như ngoài nước điều đó phụ thuộc cơ bản vào việc hoàn thiện pháp luật, xây dựng một cơ chế chính sách đồng bộ, phù hợp với yêu cầu của đát nước và các cam kết quốc tế. Việc hoàn thiện pháp luật đầu tư nói chung và pháp luật về các biện pháp khuyến khích đầu tư nói riêng phải được thực hiện một cách đồng bộ trên cơ sở kế thừa, phát triển những quy định pháp luật trước đó, đồng thời phải loại bỏ những hạn chế, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.