Hiện nay, việc đội mũ bảo hiểm là yêu cầu bắt buộc đối với người tham gia giao thông bằng xe máy, xe máy điện, xe đạp điện. nếu không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Đối với phương tiện tham gia giao thông là xe máy, mô tô, xe máy điện,... việc đội mũ bảo hiểm là quy định bắt buộc, hạn chế rủi ro khi xảy ra tai nạn giao thông và bảo vệ người tham gia giao thông. 

 

1. Quy định về việc đội mũ bảo hiểm của người điều khiển và người được chở 

Theo quy định tại Khoản 23 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được hiểu như sau:

 

1.1 Người điều khiển phương tiện gồm những ai?

Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dung tham gia giao thông đường bộ.

Một số định nghĩa liên quan tại Luật này:

1. Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực.

2. Đường ưu tiên là đương mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.

3. Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính.

4. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

5. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

6. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (Sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

- Người lái e tham gia giao thông đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

- Người lái xe khi điều khiển phương tiện mang theo các giấy tờ sau:

+ Đăng ký xe;

+ GPLX đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại điều 55 của Luật này;

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

 

1.2 Quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 ghi nhận:

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Theo đó, tất cả những người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm và cai quai đúng quy định. nếu không thực hiện đúng, cả người điều khiển và người ngồi sau đều bị cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

 

2. Mức xử phạt cụ thể khi không đội mũ bảo hiểm 

Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ chỉ ra rằng:

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sau đây:

i) Không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đương bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô xe máy không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông và người ngồi sau nếu không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng - 300.000 đồng.

- Người điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ (theo Điểm i Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

- Người điều khiển xe chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật (theo Điểm k Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

- Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ (theo Điểm d khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

- Người điều khiển xe chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật (theo Điểm đ khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

- Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Cũng theo điểm k khoản 2 Điều 6 Nghị định này ghi nhận 3 trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt nếu không đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:

- Người bệnh cần đưa đi cấp cứu;

- Trẻ em dưới 06 tuổi;

- Người bị áp giải do có hành vi vi phạm pháp luật.

Về mức xử phạt cụ thể số tiền là bao nhiêu được quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:

4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung hình phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Theo căn cứ trên thì tổng mức tiền phạt cụ thể về hành vi vi phạm của bạn là mức trung bình của khung hình phạt, tức là 500.000 đồng. Còn nếu như có tình tiết giảm nhẹ thì mức xử phạt là 400.000 đồng, có tình tiết tăng nặng thì mức xử phạt là 600.000 đồng. Ngoài ra, không có hình phạt bổ sung khác.

 

3. Đi xe, chở người không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt bao nhiêu?

Người ngồi trên xe máy, dù là điều khiển xe hay ngồi sau thì cũng đội mũ bảo hiểm và cài quai theo đúng quy cách.

Trong trường hợp người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Theo Điểm k khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Lỗi không đội mũ bảo hiểm

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt mức tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng:

Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quay đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Nếu bạn không thuộc tường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hay áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Theo điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2013 quy định như sau:

Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ phải được lập biên bản.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

Pháp luật không quy định thêm về hình phạt bổ sung với lỗi người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.

Trong đó, nhiều quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bổ sung thêm hành vi bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng:

n) Không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

o) Chở người ngồi trên xe không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Hiện hành, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên đường sẽ bị phạt tiền từ 200.00 đồng đến 300.000 đồng.

Cụ thể, tại điểm i, k khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng cá nhân trực tiếp thực hiện hành vi sau:

- Người điều khiển xe không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

- Người điều khiển xe chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng bải bỏ điểm i, k khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Như vậy, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, tăng gấp đôi so với hiện nay (Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022).

Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật Minh Khuê muốn cung cấp đến bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến hotline 1900.6162 để được luật sư tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!