>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi:  1900 6162

 

Luật sư tư vấn:

Căn cư quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Nghị định 123/2021/NĐ-CP; Nghị định 118/2021/NĐ-CP và Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 có thể phân tích các điểm mới như sau:

 

1. Một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành vừa quy định hành vi "vi phạm hành chính nhiều lần" thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, vừa quy định “vi phạm hành chính nhiều lần” là tình tiết tăng nặng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy định này gặp vướng mắc do các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực không quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính nhiều lần nào, thì bị xử phạt về từng lần vi phạm, trường hợp nào thì bị xử phạt 01 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính nhiều lần”.
Vì vậy, để khắc phục bất cập trên, Luật sửa đổi đã quy định tại Khoản 2 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng: một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định áp dụng tình tiết tăng nặng.
Như vậy, về cơ bản trường hợp “vi phạm hành chính nhiều lần” sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; chỉ xử phạt 01 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính nhiều lần” khi có quy định cụ thể của Chính phủ (tại các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực) về áp dụng tình tiết tăng nặng đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần đó.
Luật quy định rõ về  “Tái phạm” (khoản 5, Điều 2): Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt;
Luật cũng sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 17 về Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về XLVPHC trong đó có nội dung về cập nhật cơ sở dữ liệu Quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.

Bổ sung khoản 3 Điều 18 Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác XLVPHC: quy định về đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ QĐ XPVPHC. “3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Điểm d, K1, Điều 24 Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: nâng mức khung tiền phạt tối đa lên 75 triệu đồng đối với lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. (Trước đây GTĐB: 40 triệu; còn GT ĐS và ĐT là 75 triệu đồng).

Bổ sung K3 Điều 25 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: tính trung bình trung về tước chứng chỉ hành nghề, giấy phép; giảm nhẹ không dưới khung, tăng nặng không vượt khung.

Luật đã quy định sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 39 Thẩm quyền của CAND:

- Bổ sung thẩm quyền XLVPHC trong CAND gồm: Đại đội CS cơ động; Thuỷ đội trưởng; Trưởng phòng CSGT; CSGT ĐB; CSGT ĐB-ĐS; CS đường thuỷ; Cục trưởng Cục CSGT. Bỏ GĐ Sở PCCC. Cho phù hợp với Luật CAND và Bộ máy tổ chức của Bộ Công an hiện nay.

- Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 3 (Thẩm quyền của Trưởng CA xã, Trưởng Đồn CA, Trạm trưởng Trạm CA cửa khẩu, khu chế xuất) và điểm d khoản 4 (Thẩm quyền cấp trưởng huyện, trưởng phòng) Điều 39.

- Bỏ cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm d khoản 5 (Thẩm quyền Giám đốc CA cấp tỉnh) Điều 39.

Bổ sung Điều 53 Thay đổi tên gọi của chức danh có thẩm quyền XPVPHC: Trường hợp thay đổi tên gọi nhưng nhiệm vụ quyền hạn vẫn giữ nguyên, thì thẩm quyền chức danh đó vẫn giữ nguyên. Trường hợp khác phải được UBTVQH đồng ý.

 

2. Có 2 tình tiết tăng nặng, bị phạt tiền mức kịch khung

Trước đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 chỉ quy định mức tiền phạt cụ thể đối với 01 hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt, nếu có tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng thì mức tiền phạt có thể giảm xuống hoặc tăng lên nhưng không được giảm quá mức tối thiểu hoặc tăng quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Đến Nghị định 118/2021/NĐ-CP, việc áp dụng mức phạt tối thiểu và tối đa đã được khoản 1 Điều 9 quy định rõ nguyên tắc thực hiện như sau:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
Như vậy, từ ngày 01/01/2022, nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng, người vi phạm giao thông sẽ bị phạt tiền đến mức kịch khung. Còn nếu có từ 02 tình tiết giảm nhẹ, người vi phạm được nộp phạt với mức thấp nhất của khung tiền phạt.
Trong đó, các tình tiết tăng nặng gồm: Vi phạm nhiều lần; tái phạm; lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh,…
Còn các tính tiết giảm nhẹ có thể kể đến như: người vi phạm đã tự nguyện bồi thường thiệt hại; người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo; vi phạm do trình độ lạc hậu; người vi mang thai, là người già yếu,…
 

3. Cảnh sát giao thông (CSGT) phải lập biên bản vi phạm trong 2 ngày

Trước đây, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định chung chung rằng, người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính chứ không giới hạn thời gian cụ thể nên có nhiều trường hợp rất lâu sau khi phát hiện vi phạm, Cảnh sát giao thông (CSGT) mới tiến hành lập biên bản vi phạm. Hiện nay thêm một điểm mới đáng chú ý tại Nghị định 118/2021/NĐ-CP là việc quy định cụ thể thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính.

Khoản 2 Điều 12 Nghị định 118 đã ấn định cụ thể thời gian lập biên bản vi phạm hành chính. Do đó, khi phát hiện vi phạm, các chiến sĩ CSGT cũng phải tiến hành lập biên bản theo đúng thời hạn sau:

- Biên bản vi phạm được lập trong 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính.

- Trường hợp phát hiện vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ: Lập biên bản trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm.

 

4. Lập biên bản vi phạm hành chính

Sửa đổi, bổ sung Điều 58 Lập biên bản vi phạm hành chính:

- Quy định biên bản lập tại nơi xảy ra vi phạm hành chính. Nếu tập tại trụ sở cơ quan người có thẩm quyền phải nêu lý do.

- Biên bản từ Luật XLVPHC và Luật sửa đổi bổ sung đều không quy định phải có dấu treo.

- Đại diện cơ quan hoặc ít nhất 1 người làm chứng. Trường hợp không có phải ghi rõ lý do. 

- Trường hợp biên bản không thuộc thẩm quyền trong 24h phải chuyển cho người có thẩm quyền (trước đây quy định ngay) trừ trường hợp lập biên bản trên tàu bay, tàu biển.

- Biên bản không đầy đủ thông tin, tình tiết thì xác minh theo Điều 59.

- Khoản 7, Điều 58: Biên bản có thể lập, gửi bằng hình thức điện tử với điều kiện cơ quan có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật thông tin. Đây là điểm mới, là cơ sở cho việc xử phạt theo các nước tiên tiến hiện đang áp dụng.

- Bỏ biên bản gửi cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên.

- Chính phủ quy định về thực hiện Điều 58.

Sửa đổi, bổ sung Điều 61 Giải trình: Giải trình được thực hiện với trường hợp xử phạt tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động hoặc phạt tiền từ 15 triệu với cá nhân và 30 triệu với tổ chức trở lên…

- Quy định ngày giải trình là ngày làm việc. Đây cũng là quy định chung của Luật về định lượng thời gian cụ thể là ngày làm việc. Trước chỉ quy định là ngày, còn ngày làm việc thì quy định trong cách tính thời hạn, thời hiệu.

- Trường hợp cần gia hạn giải trình thêm 05 ngày thì phải bằng văn bản.

- Bổ sung trường hợp trước khi hết thời hạn giải trình thì mới có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình.

Như vậy theo quy định mới, nếu người vi phạm không ký vào biên bản vi phạm giao thông thì CSGT sẽ lấy chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc người vi phạm không ký vào biên bản còn luật hiện hành quy định 2 người chứng kiến

 

5. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Sửa đổi, bổ sung Điều 66 Thời hạn Ra QĐ XPVPHC:

- Quy định ngày trong luật là ngày làm việc (trước đây chỉ quy định ngày chung chung – Thông tư 07 về biểu mẫu Biên bản mục giải trình đã tiếp thu tư tưởng này)

- Khoản 1: Bình thường 7 ngày. Bổ sung trường hợp chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền để xử phạt thì thời hạn ra quyết định là 10 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

Các trường hợp vi phạm yêu cầu phải giải trình hoặc vụ việc phức tạp phải xác minh quy định là 1 tháng (trước không quá 30 ngày), trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là 2 tháng.

Các trường hợp không ra quyết định XPVPHC: Trường hợp quy định tại Điều 11 (tình thế cấp thiết; phòng vệ chính đáng; sự kiện bất ngờ; sự kiện bất khả kháng; không có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc chưa đủ tuổi); Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; Hết thời hiệu XPVPHC hoặc hết thời hạn ra QĐ XPVPHC; Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm.

Luật đã bổ sung tại Khoản 2, Điều 65 Những trường hợp không ra QĐ XPVPHC: Bổ sung đối với trường hợp không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn tịch thu tang vật, phương tiện VPHC nếu thuộc loại cấm lưu hành và buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo luật định; việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.