1. Điều kiện để hợp đồng/giao dịch có giá trị pháp lý là gì?

Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

Như vậy, có thể rút ra cách hiểu về hợp đồng trong thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) và nhận thanh toán, còn bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Hợp đồng dịch vụ trong thương mại là hình thức pháp lý của quan hệ cung ứng dịch vụ trong thương mại, nó gắn liền với hoạt động thương mai là hoạt động cung ứng dịch vụ.

Luật thương mại năm 2005 không có quy định cụ thể nào liên quan đến điều kiện để hợp đồng dịch vụ có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, về bản chất, hợp đồng dịch vụ trong thương mại cũng là một giao dịch dân sự, được thiết lập trên cơ sở sự tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận của các bên. Vì vậy khi xem xét giá trị pháp lý của hợp đồng dịch vụ trong thương mại, ta cần dựa trên các điều kiện để một giao dịch dân sự có giá trị pháp lý quy định trong Bộ luật dân sự.

Một giao dịch dân sự nói chung hay một hợp đồng dân sự nói riêng được coi là có giá trị pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.

Như vậy, để hợp đồng dịch vụ có giá trị pháp lý thì hợp đồng đó phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Các chủ thể tham gia hợp đồng dịch vụ phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Kể cả trong trường hợp người có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì giao dịch dân sự đó cũng bị coi là vô hiệu.

– Đại diện của các bên giao kết hợp đồng dịch vụ phải đúng thẩm quyền và phải hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của hợp đồng dịch vụ không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Công việc là đối tượng của hợp đồng là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội.

– Hợp đồng dịch vụ được giao kết phải đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật: tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.

– Hình thức hợp đồng dịch vụ phải phù hợp với quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật thương mại năm 2005 thì hợp đồng dịch vụ có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

2. Chi nhánh có được đại diện công ty ký hợp đồng hay không?

2.1 Chi nhánh là gì?

Theo Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân." Như vậy chi nhánh không có tư cách pháp nhân nên không đủ tư cách tham giao ký kết các hợp đồng với khách hàng.

2.2 Giám đốc chi nhánh có được đại diện công ty ký kết hợp đồng?

Theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh được nêu ở trên thì người đứng đầu chi nhánh hay Giám đốc chi nhánh sẽ có nhiệm vụ thực hiện các công việc mà Tổng giám đốc doanh nghiệp ủy quyền cho giám đốc chi nhánh (người đứng đầu chi nhánh) thực hiện.

Theo đó, Giám đốc chi nhánh không có quyền đại diện mà quyền này chỉ phát sinh khi nhận được ủy quyền của người đại diện của công ty hay Tổng giám đốc công ty. Tổng giám đốc công ty à người duy nhất có quyền đại diện cho công ty nên phạm vi ủy quyền rộng hay hẹp do Tổng giám đốc công ty quyết định. Đồng thời, Tổng giám đốc công ty cũng có quyền ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh bất cứ lúc nào.

Như vậy, người đứng đầu chi nhánh không có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự san sẻ hay ủy quyền của người đại diện của công ty. chính vì vậy, Giám đốc chi nhánh được đại diện công ty ký kết hợp đồng chỉ khi được sự ủy quyền của Tổng giám đốc công ty. Tuy nhiên, đối với trường hợp ký các văn bản, hợp đồng nhân danh chi nhánh thì các văn bản, hợp đồng sẽ đóng dấu của chi nhánh. Trong trường hợp các văn bản, giao dịch để thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh (đã đăng ký) nhưng nhân danh công ty thì Giám đốc chi nhánh cần phải sử dụng con dấu của công ty để đóng dấu khi nhận được sự ủy quyền của Tổng giám đốc công ty. Trong trường hợp ký kết hợp đồng lao động thì Giám đốc chi nhánh được ký và thực hiện hợp đồng lao động với người lao động và sử dụng con dấu của chi nhánh để đóng vào hợp đồng lao động, tuy nhiên phải Giám đốc chi nhánh phải có văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty hay Tổng giám đốc công ty.

3. Điều kiện để giao dịch do chi nhánh công ty xác lập có giá trị pháp lý là gì?

Như phân tích ở trên thì chi nhánh không được quyền đại diện công ty xác lập các giao dịch, vậy để những giao dịch do chi nhánh xác lập có giá trị pháp lý thì công ty cần thực hiện ủy quyền cho chi nhánh ký kết các giao dịch đó, nghĩa là người có thẩm quyền ký kết các giao dịch sẽ viết giấy ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh tham giao ký kết các giao dịch, hợp đồng. Việc ủy quyền được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.

5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

4. Mẫu giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----*****-----

GIẤY UỶ QUYỀN

- Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015;

- Căn cứ Luật doanh nghiệp năm 2020;

- Căn cứ vào Điều lệ hiện hành của Công ty ………………;

- Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của … Công ty … ;

- Căn cứ Quyết định số ... ngày .../…/… của Giám đốc/Tổng Giám đốc Công ty … về việc phân công, ủy quyền cho .... ;

NGƯỜI UỶ QUYỀN:

Ông/Bà :..……….......................................................

Chức vụ : Giám đốc/Tổng giám đốc Công ty ..………

Số CMTND : ......... do Công an thành phố X cấp ngày …

Địa chỉ :..……….........................................................

NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN:

Ông/Bà :..………...........................................................

Chức vụ : Phó........... Công ty ..……….............…….…

Số CMTND : ...... do Công an thành phố X cấp ngày …......

Địa chỉ :..………............................................................

Bằng giấy ủy quyền này Người nhận uỷ quyền được quyền thay mặt Người Ủy quyền thực hiện các công việc sau:

1. Được quyền quyết định và ký các văn bản quản lý phục vụ hoạt động của … theo quy định tại các Khoản 1 Điều 13 Quy chế Tổ chức và hoạt động của công ty.

2. Được toàn quyền quyết định và ký kết các hợp đồng dịch vụ …

3. Được ký kết các hợp đồng chuyển nhượng ... cho Công ty sau khi được cấp có thẩm quyền của Công ty chấp thuận.

4. Được toàn quyền quyết định ký kết các hợp đồng thuê chuyên gia biên soạn, biên tập các vấn đề nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh doanh …, kinh doanh dịch vụ …;

5. Được ký kết hợp đồng lao động với cán bộ quản lý, nhân viên của ……….Đối với những chức danh quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hội đồng quản trị, Giám đốc ……….. được ký hợp đồng lao động sau khi có quyết định bổ nhiệm.

6. Được quyền ký các hợp đồng với cộng tác viên phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty……theo quy định của Quy chế.

Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi Giám đốc có quyết định thay thế hoặc …… bị cách chức, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc từ chức.

Nơi nhận:

- .......

- .......

GIÁM ĐỐC

 

NGUYỄN VĂN A

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.