Mục lục bài viết
1. Điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã.
Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
Hoạt động của ngân hàng hợp tác xã bao gồm:Hoạt động chủ yếu của hợp tác xã là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động của ngân hàng đối với thành viên là quỹ tín dụng nhân dân. Ngân hàng hợp tác xã được thực hiện một số hoạt động của ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại mục 2 chương IV của Luật tổ chức tín dụng sau khi được ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Điều kiện cấp giấy phép ngân hàng hợp tác xã ( Điều 8 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN)
- Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị thành lập.
-Các thành viên là quỹ tín dụng nhân dân và pháp nhân khác phải đáp ứng quy định tại Điều 34 Thông tư này.
- Người quản lý, điều hành và thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và các Điều 23, 24 và 25 Thông tư này
- Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 (ba) năm đầu hoạt động.
2. Điều kiện hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Hoạt động của quỹ tín dụng nhân bao gồm:
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam. Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động trên một xã tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân; Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động liên xã tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân; Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản 500 tỷ đồng trở lên tối thiểu bằng 70% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân. Vay vốn điều hòa theo quy chế do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ban hành theo quy định của pháp luật. Vay vốn của tổ chức tín dụng khác (trừ quỹ tín dụng nhân dân khác), tổ chức tài chính khác. Vay vốn từ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước.
Hoạt động cho vay: Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam, theo quy định của pháp luật về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay bảo đảm bằng Số góp vốn của thành viên.
- Quản lý hoạt động cho vay: Quỹ tín dụng nhân dân phải ban hành quy chế nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay để đảm bảo việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau: Quy định cụ thể về việc cho vay đối với thành viên là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, hộ nghèo không phải là thành viên; Quy định cụ thể về việc bảo đảm tiền vay theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan; Quy định cụ thể về việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và việc quản lý chất lượng tín dụng đối với khoản vay được gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
- Hoạt động khác: Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Gửi tiền tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam để điều hòa vốn; mở tài khoản thanh toán để sử dụng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên. Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên. Nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm. Tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
Điều kiện hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân căn cứ theo Văn bản hợp nhất 13/VBHN-NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân như sau:
- Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép.
- Có tối thiểu 30 thành viên đáp ứng quy định tại Điều 31 Thông tư này, có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân.
- Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại các Điều 20, Điều 23 và Điều 24 Thông tư này.
- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
- Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 năm đầu hoạt động
3. Điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính vi mô
Các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô bao gồm:
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật
- Cấp tín dụng của tổ chức tài chính vi mô: Tổ chức tài chính vi mô chỉ được cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam dưới hình thức cho vay. Việc cấp tín dụng của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn.
- Mở tài khoản của tổ chức tài chính vi mô
- Hoạt động khác của tổ chức tài chính vi mô
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Thông tư 03/2018/TT-NHNN
- Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
- Có chủ sở hữu, thành viên sáng lập theo quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-NHNN
- Có người quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 20, 21, 22, 23 Thông tư 03/2018/TT-NHNN
- Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Điều 31 Luật tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan.
- Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 (ba) năm đầu hoạt động.
Trên đây là toàn bộ những nội dung thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô. Nếu các bạn còn có câu hỏi thắc mắc thì có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài 19006162 hoặc địa chỉ email lienhe@luatminhkhue.vn
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
Ngân hàng hợp tác xã là gì? Quỹ tín dụng nhân dân là gì?
Hợp tác xã là gì? Ngân hàng hợp tác xã là gì?
Ưu và nhược điểm của hợp tác xã mới nhất hiện nay?