1. Điều kiện kết hôn với người làm trong ngành quân đội
Chào luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư tư vấn. Tôi và bạn trai yêu nhau, bạn trai của tôi học trường lục quân năm 4. Thời gian tới chúng tôi định dự định kết hôn khi anh ấy ra trường. Nhưng có vấn đề mà tôi thắc mắc là ông nội tôi đã mất, trước đó có theo chế độ cũ. Em muốn luật sư tư vấn giúp em trường hợp này em có thể đăng ký kết hôn với bạn trai bộ đội của em không?Cám ơn luật sư tư vấn!
Trả lời:
Căn cứ quy định tại Điều 8, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Điều 5, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014quy định về các trường hợp cấm kết hôn:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.
Đối với việc kết hôn với chồng là quân đội thì sẽ do nội bộ ngành của quân đội quy định. Người kết hôn với người làm trong quân đội sẽ phải thẩm tra lý lịch ba đời. Nếu thuộc các trường hợp sau sẽ không được kết hôn:
+ Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;
+ Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
+ Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).
Như vậy, trường hợp bạn muốn kết hôn với người làm trong nghành quân đội thì ngoài việc tuân thủ quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn bạn còn phải tuân thủ các quy định riêng nghành quân đội.Theo như thông tin mà bạn cung cấp, ông nội của bạn theo chế độ cũ và thuộc các trường hợp không được kết hôn thì bạn sẽ không được kết hôn với bạn trai của mình. Để tìm hiểu rõ hơn, bạn nên lên trực tiếp đơn vị của người yêu bạn để hỏi rõ về trường hợp này.
>> Xem thêm: Điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội như thế nào theo luật mới?
2. Điều kiện kết hôn với Quân đội như thế nào?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân về điều kiện kết hôn, gọi: 1900.6162
Trả lời:
2.1. Điều kiện kết hôn chung
Theo quy định của pháp Luật điều kiện để đăng ký kết hôn được quy định tại điều 8, Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy để được đăng ký kết hôn thì phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải đảm bảo đủ độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên; nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Phải kết hôn nam và nữ tự nguyện.
- Không phải là người mất năng lực hành vi dân sự.
- Không thuộc trường hợp cấm kết hôn.
Các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại khoản 2, điều 5, Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
2.2. Điều kiện riêng của Quân đội.
- Đối với việc kết hôn với sỹ quan quân đội thì sẽ do nội bộ ngành của quân đội quy định. Người kết hôn với người làm trong quân đội sẽ phải thẩm tra lý lịch ba đời. Nếu thuộc các trường hợp sau sẽ không được kết hôn:
+ Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền;
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành...;
+ Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
+ Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).
Như vậy: Nếu muốn kết hôn với người làm trong quân đội hai bên Nam, Nữ sẽ phải đáp ứng điều kiện hôn nhân quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 và tuân thủ quy định riêng của ngành. Khi đáp ứng đủ hai điều kiện nêu trên thì sẽ được đăng ký kết hôn.
3. Điều kiện kết hôn với quân nhân?
Trả lời:
Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu được quy định tại Điều 31 Luật Cơ yếu của Quốc hội số 05/2011/QH13 như sau:
"1. Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách khác theo quy định đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân thì được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách khác như đối với quân nhân và được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
3. Người làm công tác cơ yếu được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù của ngành cơ yếu theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Trong Nghị định số 32/2013/NĐ-CP hướng dẫn chế độ chính sách người làm công tác cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu cũng không có quy định nào về điều kiện kết hôn đặc thù với người làm công tác cơ yếu. Theo đó, việc kết hôn với người làm công tác cơ yếu sẽ áp dụng như đối người công dân thông thường.
Luật hôn nhân và gia đình mới năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Như vậy, để có thể được pháp luật công nhận hôn nhân, anh chị phải đáp ứng được các quy định như Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu trên.
Tuy nhiên, việc kết hôn với người làm công tác cơ yếu không chỉ tuân theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành, mà còn phải đảm bảo tuân theo các quy định nội bộ ngành. Quy chế ngành quân đội, công an quy định xét lý lịch ba đời đối với gia đình cũng như người sẽ kết hôn với người làm trong ngành, cụ thể nếu thuộc một trong các trường hợp sau sẽ không được kết hôn với người trong ngành quân đội, công an:
- Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
- Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
- Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
- Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
- Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).
4. Điều kiện kết hôn với cảnh sát?
>>Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
"a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này."
Ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện thông thường, việc kết hôn với chiến sĩ công an còn phải đáp ứng các điều kiện tại Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Theo đó, điều kiện để lấy chồng công an là không thuộc các trường hợp sau:
- Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền.
- Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật
- Gia đình hoặc bản thân theo Đạo Thiên Chúa, Cơ Đốc, Tin Lành
- Có gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa
- Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch Việt Nam)
Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 quy định về xóa án tích tại các Điều 63, 64, 65,66, 67.
Điều 64. Đương nhiên được xoá án tích
Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.
Theo đó ông nội bạn đã từng bị phạt tù về tội trộm cắp vì bạn không nói rõ là ông bạn bị bắt năm bao nhiều nên chúng tôi không thể xác định được ông bạn đã được xóa án tích hay chưa, bạn có thể căn cứ vào quy định trên để xem ông mình đã được xóa án tích chưa, nếu ông bạn đã được xóa án tích rồi thì bạn vẫn được kết hôn với người trong ngành công an và cảnh sát.
5. Điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội?
Luật sư trả lời:
Theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Hai bạn phải đủ điều kiện kết hôn về tuổi theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Tuy nhiên, với một số chủ thể nhất định, ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên thì đặt ra các điều kiện khác nhau theo quy định của nội bộ từng ngành.
Đối với thông tin mà bạn cung cấp, việc bạn kết hôn với sỹ quan quân đội thì pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành không quy định về điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của công dân. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn kết hôn với sĩ quan quân đội thì ngoài việc tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì phải đảm bảo các quy định nội bộ ngành.
Quy chế ngành sỹ quan quy định xét lý lịch ba đời đối với gia đình cũng như người sẽ kết hôn với người làm trong ngành, cụ thể nếu thuộc một trong các trường hợp sau sẽ không được kết hôn với người trong ngành sỹ quan:
– Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
– Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
– Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).
Như vậy, với lý lịch của người yêu bạn như trên, người yêu bạn không đủ điều kiện đăng ký kết hôn với người trong ngành sỹ quan. Tuy nhiên, tùy từng nơi sẽ áp dụng khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn, bạn nên lên trực tiếp đơn vị để hỏi rõ về trường hợp này.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình về điều kiện kết hôn trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.