1. Định lượng ăn của chó, ngựa nghiệp vụ thuộc Bộ Quốc phòng

Định lượng ăn của chó nghiệp vụ thuộc Bộ Quốc phòng:

Tiêu chuẩn, định lượng ăn của chó nghiệp vụ thuộc Bộ Quốc phòng theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 115/2020/TT-BQP như sau:

 

STT

Mặt hàng

ĐVT

Tiêu chuẩn, định lượng

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

I

ĂN THƯỜNG XUYÊN

 

 

 

 

 

 

1

Gạo tẻ

Gam

500

500

500

300

300

2

Thịt lợn nạc

Gam

350

280

260

180

 

3

Thịt bò

Gam

100

80

65

50

50

4

Thịt gà làm sẵn

Gam

100

70

70

50

50

5

Cá tươi

Gam

50

100

100

50

50

6

Dầu, mỡ

Gam

15

 

 

 

 

7

Trứng

Gam

50

50

50

50

50

8

Xương

Gam

50

50

 

 

 

9

Muối

Gam

20

20

20

20

20

10

Mì chính

Gam

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

11

Rau xanh

Gam

300

300

300

200

200

12

Sữa đặc có đường

Gam

 

 

 

200

200

13

Chất đốt (than cám A)

Gam

800

800

800

700

700

II

ĂN THÊM

 

 

 

 

 

 

1

Thịt lợn nạc

Gam

180

130

 

 

 

2

Trứng vịt lộn

Gam

50

50

50

 

 

3

Bánh, kẹo

Gam

 

 

80

 

 

4

Sữa đặc có đường

Gam

80

 

 

 

 

5

Chất đốt (than cám A)

Gam

300

250

100

 

 

 

Định lượng ăn của ngựa nghiệp vụ thuộc Bộ Quốc phòng:

Tiêu chuẩn, định lượng ăn của ngựa nghiệp vụ thuộc Bộ Quốc phòng theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 115/2020/TT-BQP như sau:

 

TT

Mặt hàng

ĐVT

Tiêu chuẩn, định lượng

Mức 1
(Ngựa thồ, kéo)

Mức 2
(Ngựa cưỡi)

Mức 3
(Ngựa con)

1

Gạo tẻ

Gam

3.350

2.600

1.200

2

Muối

Gam

25

25

10

3

Chất đốt (than cám A)

Gam

500

450

350

 

2.  Mức tiền ăn của chó nghiệp vụ, ngựa nghiệp vụ thuộc Bộ Quốc phòng là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 115/2020/TT-BQP quy định tiêu chuẩn, định lượng ăn và mức tiền ăn của chó, ngựa nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng như sau:

Mức tiền ăn của chó nghiệp vụ:

- Mức tiền ăn thường xuyên

 

Mức ăn

Đối tượng

Mức tiền ăn
(Đồng/con/ngày)

Mức 1

Chó giống nhập ở nước ngoài vào Việt Nam kể từ ngày đầu đến tháng thứ 24

88.000

Mức 2

- Chó nhập từ nước ngoài vào Việt Nam kể từ tháng thứ 25 trở đi;

- Chó giống;

- Chó đưa vào huấn luyện chính khóa tại trường.

75.000

Mức 3

Chó sau khi huấn luyện tại trường có quyết định điều động đưa về các đơn vị làm nhiệm vụ chiến đấu và công tác.

67.000

Mức 4

Chó con mới nhập từ nước ngoài vào Việt Nam và chó con do chó mẹ nhập từ nước ngoài vào Việt Nam sinh sản lứa thứ nhất đến lứa thứ hai, kể từ ngày 15 đến trước 120 ngày (4 tháng) để đưa vào huấn luyện chính khóa.

56.000

Mức 5

Chó con, kể cả chó con do chó mẹ nhập từ nước ngoài vào Việt Nam sinh sản lứa thứ 3 trở đi từ ngày 15 đến trước ngày thứ 120 (4 tháng) để đưa vào huấn luyện chính khóa.

35.000

 

-  Mức tiền ăn thêm:

 

Mức ăn

Đối tượng

Mức tiền ăn
(Đồng/con/ngày)

Mức 1

- Chó trong thời gian huấn luyện tại trường bị ốm đau, chó cái giống bị sảy thai (thời gian bồi dưỡng từ 3 đến 15 ngày);

- Chó đực phối giống trong thời gian phối giống trước và sau khi phối giống 10 ngày;

- Chó cái giống có thai từ tháng thứ 2 trở đi cho đến sau khi sinh đẻ 60 ngày.

29.000

Mức 2

- Chó nghiệp vụ khi bị ốm đau (thời gian bồi dưỡng từ 3 đến 15 ngày);

- Chó nghiệp vụ trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, truy lùng.

19.000

Mức 3

Chó con từ 4 đến 6 tháng tuổi huấn luyện các khoa mục đầu tiên được thưởng hiện vật để tập phản xạ.

11.000

 

Mức tiền ăn thường xuyên của ngựa nghiệp vụ:

 

Mức ăn

Đối tượng

Mức tiền ăn (Đồng/con/ngày)

Mức 1

Ngựa thồ, kéo

45.000

Mức 2

Ngựa cưỡi

35,000

Mức 3

Ngựa con

17.000

 

Lưu ý: Các mức tiền ăn của chó, ngựa nghiệp vụ quy định tại Thông tư này được tính thống nhất giá gạo tẻ là 13.000 đồng/kg. Trường hợp đơn vị phải mua gạo với giá thực tế cao hơn giá trên thì phần chênh lệch được quyết toán theo quy định; trường hợp mua gạo với giá thấp hơn giá trên thì phần tiền chênh lệch giá gạo được bổ sung để mua lương thực, thực phẩm bảo đảm ăn cho chó, ngựa nghiệp vụ.

3. Chó nghiệp vụ được sử dụng trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 16/2018/TT-BCA quy định về việc sử dụng động vật nghiệp vụ như sau:

Động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy, bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phù hợp theo các trường hợp quy định tại Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 và thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Hỗ trợ tuần tra, canh gác, bảo vệ mục tiêu, giữ gìn trật tự công cộng, bảo vệ phiên tòa, thi hành án, tìm xác người, vật chứng, giám biệt mùi hơi người, phát hiện các chất ma túy, vật liệu nổ.

- Hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn và phục vụ các hoạt động nghiệp vụ khác.

Theo quy định trên thì chó nghiệp vụ được sử dụng trong một số trường hợp như:

+ Sử dụng để thi hành công vụ;

+ Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy, bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ;

+ Hỗ trợ tuần tra, canh gác, bảo vệ mục tiêu, giữ gìn trật tự công cộng, bảo vệ phiên tòa, thi hành án, tìm xác người, vật chứng, giám biệt mùi hơi người, phát hiện các chất ma túy, vật liệu nổ;

+ Hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn và phục vụ các hoạt động nghiệp vụ khác.

4. Quy định về chế độ thưởng, bồi dưỡng của chó nghiệp vụ

Đối với chó nghiệp vụ cũng có chế độ thưởng và bồi dưỡng riêng được quy định tại Điều 4 Quy định về chế độ hậu cần phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng và huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015 như sau:

- Trong thời gian huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ, mỗi chó nghiệp vụ được cấp 01kg bánh bánh bích quy/tháng để huấn luyện. 

- Trong những ngày chó nghiệp vụ trực tiếp tham gia tác nghiệp được bồi dưỡng bằng 1 hộp sữa/ngày (đối với giống chó lớn có trọng lượng trên 20kg), 2/3 hộp sữa/ngày đối với giống chó nhỏ dưới 20kg (sữa đặc có đường loại 400 gam). Thủ trưởng đơn vị xem xét quyết định cho ăn bồi dưỡng (thanh toán theo số lượng và giá cả thực tế).

- Tất cả các loại chó bị ốm được ăn bồi dưỡng thêm ngoài chế độ quy định, như sau:

+ Mức 1/2 hộp sữa/ngày (sữa đặc có đường loại 400 gam), đối với giống chó lớn (có trọng lượng trên 20kg) và chó nhỏ từ 11 tháng tuổi trở lên.

+ Mức 1/3 hộp sữa/ngày (sữa đặc có đường loại 400 gam), đối với các giống chó nhỏ (dưới 20kg) và giống chó lớn dưới 11 tháng tuổi.

Việc bồi dưỡng thực hiện theo chỉ định của cán bộ thú y hoặc đề nghị của huấn luyện viên.

Ngoài ra những con chó nghiệp vụ không đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sử dụng sẽ bị thải loại

Việc thải loại chó nghiệp vụ phải dựa trên các căn cứ thải loại và thực hiện theo quy trình quy định. Chó nghiệp vụ thải loại tùy từng trường hợp có thể sử dụng làm công tác bảo vệ, nghiên cứu thí nghiệm về thú y hoặc tiêu hủy.

Xem thêm: Nhiệm vụ của huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan?

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Định lượng ăn của chó, ngựa nghiệp vụ thuộc Bộ Quốc phòng mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!