>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động về định mức tiết dạy, gọi:  1900.6162

 

Luật sư trả lời:

1. Cơ sở pháp lý quy định về định mức tiết học giáo viên

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần. Định mức tiết dạt của giáo viên tiểu học được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông như sau:

"Điều 6. Định mức tiết dạy

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

2a.7 Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.

3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành."

Như vậy, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học chỉ đến 23 tiết/ tuần. Ban giám hiệu trường học nơi quý khách đang làm việc không thể phân công quý khách làm nhiều hơn định mức tiết dạy nêu trên.

>> Xem thêm: Lương giáo viên tiểu học tối thiểu là bao nhiêu?

 

2. Giáo viên tiểu học và vai trò của giáo viên

Theo quy định tại Luật giáo dụng 2019 thì nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục  trừ viện hàn lâm, viện do thủ tướng chính phủ thành lập để đào tạo tiến sĩ. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên. Giáo viên - người soạn giáo án và tiến hành việc giảng dạy các tiết học cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên còn chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển nội dung chương trình đào tạo và ra đề, chấm điểm các bài kiểm tra để đánh giá năng lực học sinh. Giáo viên nữa được gọi là cô giáo và giáo viên nam là thầy giáo. Giáo viên tiểu học là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy tại cơ sở giáo dục tiểu học, tiểu học là cấp bậc rất quan trọng, bở nội dung chương trình học ở cấp bậc này trang bị những kiến thức nền tảng và khái quát; giúp cho học sinh học tập tốt hơn ở các cấp tiếp theo. Bên cạnh đó, kỹ năng học tập và đạo đức của các em cũng được rèn luyện trong thời gian tiểu học.

Thời nay, vai trò của giáo viên ngày càng quan trọng vì họ có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển của kinh tế. Cụ thể như sau: đối với cá nhân thì truyền đạt kiến thức và định hướng con đường học tập của học sinh. Đào tạo nhân cách, thái độ và năng lực của các cá nhân, là tấm gương về tinh thần tự học, đam mê tri thức cầu lối giữa học sinh, phụ huynh học sinh và nhà trường trong việc trao đổi cập nhật thông tin. Đối với xã hội thì tạo ra nguồn nhân lực chất lượng giúp cho đất nước phát triển, bồi dưỡng và rèn luyện nhân cách, phẩm chất để học viên có thể trở thành công dân có đạo đức trong xã hội cố vấn hướng dẫn và trang bị học viên những kỹ năng và tâm lý cần thiết trong một xã hội luôn biến đổi không ngừng

 

3. Định mức tiết dạy đối với giáo viên tiểu học hiện hành

3.1 Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quy định chế độ làm việc với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định thì định mức tiết dạy là số tiết dạy lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông, của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, định mức tiết dạy của giáo viên trường lớp danh cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết. Như vậy, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học nói chung theo quy định chuẩn là 23 tiết.

 

3.2 Giảm tiết dạy đối với giáo viên chủ nhiệm trường tiểu học

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định thì chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn thì giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/ tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/ tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán chú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần, giáo viên kiêm nghiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện nếu các công tác chưa có cán bộ chuyên trách được tính giảm từ 2-3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần, tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần.

>> Xem thêm: Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên tiểu học chuẩn nhất 

 

4. Tiêu chí đánh giá tiết học hiệu quả

4.1 Kế hoạch dạy học (giáo án)

Có một sự chuẩn bị tốt cho giờ học là điều cần thiết đầu tiên đảm bảo cho việc dạy và học hiệu quả. Một kế hoạch dạy học hiệu quả phải thể hiện một các rõ nét ở một số điểm cụ thể: Liên kết với kiến thức, kỹ năng, kết quả mà học sinh đã đạt được trong các bài học trước, sự đa dạng về năng lực học tập, phong cách học tập và sự khác biệt trong nội dung giảng dạy giữa các học sinh trong lớp lớp học. Giáo án phù hợp giữa trình độ nhận thức và khả năng của học sinh. Nội dung dạy học phải có liên hệ với nội dung chương trình chung của năm học và chương trình quốc gia. Gắn với mục đích và mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của trường. Ngoài ra còn bao gồm: cơ hội cho phép học sinh tạo nên sự tiến bộ trong học tập, mục tiêu đầu ra phù hợp, có thể đánh giá được, có tiêu chí thành công, có thể đánh giá được sự tiến bộ và thay đổi của học sinh, các chiến thuật dạy học đa dạng, phong phú. Ý thức rõ được những nội dung kiến thức, kỹ năng mà bạn muốn dạy học sinh, hoạt động phải hấp dẫn và mang tính thử thách người học. Có khung kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên và hiệu quả, bao gồm kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên và hiệu quả, bao gồm kiêm tra đánh giá nhanh và đánh giá cuối giờ học, có sự đối chiếu với học sinh toàn trường hoặc kế hoạch dạy học của bộ môn.

 

4.2 Các chiến lược dạy và học

Áp dụng đa dạng các chiến lược dạy học, phù hợp, phù hợp với mục tiêu của quá trình dạy học và đảm bảo việc dạy học đạt hiệu quả. Những yếu tố nào đảm bảo việc dạy học hiệu quả? một chiến lược dạy học hiệu quả cần phải có những tiêu chí sau: học sinh nhận thức được về những của nội dung bài học mà chúng sẽ học trong giờ học, và hiểu được cách làm thế nào để đạt được điều là giáo viên mong muốn. Học sinh có thể làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm bao gồm cơ hội hoạt động và ở trình độ chung của toàn lớp và làm việc theo phong cách/sở trường của bản thân, có các yêu cầu cao đối với hoạt động thực hành, viết và nói, có cơ hội để học tập độc lập, thể hiện năng lực riêng của cá nhân, việc phân bố thời gian được tiến hành phù hợp để họ sinh có thể suy ngẫm và sau đó ứng dụng những điều mà chúng đã học, học sinh được ghi nhận những nỗ lực và kết quả đạt được.

 

4.3 Quản lý lớp học

Quản lý lớp học được coi là hiệu quả khi có môi trường luôn hấp dẫn và khuyến khích người học, nơi mà mọi thứ đều được sắp đặt một cách có trật tự, học liệu luôn sẵn sàng để hỗ trợ việc học của học sinh, có một loạt các chiến thuật để khuyến khích học sinh tạo động lực trong các hoạt động mang tính mục đích, các nội quy của trường được đảm bảo trong lớp học đảm bảo răng có chính sách hỗ trợ toàn diện và bảo vệ trẻ em, học sinh cảm thấy môi trường an toàn, học sinh cảm thấy môi trường an toàn, học sinh có thể tìm kiếm lời khuyên, sự hướng dẫn và sự hỗ trợ từ các phương tiện thích hợp.

 

4.4 Kiểm tra đánh giá nhận thức học sinh

Việc đánh giá học sinh sẽ cho bạn những thông tin cần thiết cho việc thiết kế giáo án, hoạt động dạy và hoạt động học, hoạt động kiểm tra đánh giá có thể được thực hiện: tạo nên những nhận xét trung thực về mức độ đạt được sơ với mục tiêu bài học đã được nêu ra đầu giờ và đầu khóa, sử dụng các công cụ đánh giá chính thức và không chính thức để đo sự tiến bộ mà học sinh đã đạt được, sử dụng những đánh giá thu được khi kết thúc giờ học vào việc thiết kế giáo án cho các bài học tiếp theo.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp