Mục lục bài viết
- 1. Định ước là gì?
- 2. Điều ước quốc tế là gì?
- 2.1. Chủ thể của Điều ước quốc tế
- 2.2. Hình thức của Điều ước quốc tế
- 2.3. Nội dung của Điều ước quốc tế
- 2.4. Phân loại Điều ước quốc tế
- 2.5. Thẩm quyền ký Điều ước quốc tế
- 3. Định ước Henxinki là gì?
- 4. Nguyên tắc cấm đe doạ dùng vũ lực hay vũ lực trong Định ước Henxinki
- 4.1 Quy định về nguyên tắc
- 4.2. Nội dung của nguyên tắc này bao gồm:
- 4.3. Ngoại lệ của nguyên tắc
1. Định ước là gì?
Định ước là loại điều ước quốc tế được xây dựng theo một công thức nhất định với nội dung thể hiện một sự kiện pháp lí quốc tế.
2. Điều ước quốc tế là gì?
Theo Công ước viên năm 1969, Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.
Như vậy, Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy phạm gọi là quy phạm điều ước. Điều ước quốc tế có thể là phổ cập hoặc không phổ cập, toàn cầu hoặc khu vực, đa phương hoặc song phương.
– Luật điều chỉnh Điều ước quốc tế là Công ước viên 1969.
Đặc điểm của Điều ước quốc tế bao gồm: Chủ thể, nội dung, hình thức của điều ước quốc tế.
2.1. Chủ thể của Điều ước quốc tế
Chủ thể của điều ước quốc tế phải là các chủ thể của Luật quốc tế, bao gồm: Quốc gia, tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của Luật quốc tế.
2.2. Hình thức của Điều ước quốc tế
– Điều ước quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hình thức văn bản. Trước đây, trong quan hệ quốc tế có sự xuất hiện của một số điều ước quân tử (bất thành văn), tuy nhiên các điều ước loại này hiện nay hầu như không còn tồn tại trong quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế.
– Tên gọi của điều ước quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, phụ thuộc vào phạm vi và nội dung của điều ước, mà điều ước quốc tế có thể có một số tên gọi khác nhau như: Hiệp ước, công ước, định ước, nghị định thư, hiệp định…
– Kết cấu của điều ước quốc tế bao gồm các phần: Lời nói đầu, nội dung chính, phần cuối cùng, phụ lục.
– Ngôn ngữ của điều ước quốc tế: Thông thường, điều ước quốc tế song phương thường được soạn thảo bằng ngôn ngữ của cả 2 bên (trừ khi có thỏa thuận khác). Riêng đối với các điều ước quốc tế đa phương phổ cập thường được soạn thảo bằng các ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên hợp quốc đó là: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập.
2.3. Nội dung của Điều ước quốc tế
Nội dung của điều ước quốc tế là những nguyên tắc, quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên kí kết, có giá trị pháp lí ràng buộc đối với các bên. Những nguyên tắc, quy phạm này phải được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là bình đẳng và tự nguyện.
2.4. Phân loại Điều ước quốc tế
Có thể phân chia điều ước quốc tế thành nhiều loại trên cơ sở các căn cứ khác nhau, nhìn chung việc phân loại thường dựa vào các cơ sở sau:
– Căn cứ vào số lượng các bên tham gia kí kết: Điều ước quốc tế đa phương, điều ước quốc tế song phương.
– Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh: Điều ước về chính trị, điều ước về kinh tế, điều ước quốc tế về quyền con người, điều ước quốc tế về các lĩnh vực hợp tác…
– Căn cứ loại chủ thể tham gia điều ước: Điều ước quốc tế được kí kết giữa các quốc gia, điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia – tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế được kí kết giữa tổ chức quốc tế – tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia, tổ chức quốc tế, chủ thể đặc biệt…
– Căn cứ vào phạm vi áp dụng: Điều ước song phương, điều ước khu vực, điều ước phổ cập.
2.5. Thẩm quyền ký Điều ước quốc tế
Thẩm quyền ký điều ước quốc tế là chủ thể Luật quốc tế bao gồm:
– Đại diện có thẩm quyền đương nhiên: Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao; đại diện cho quốc gia tại tổ chức quốc tế hoặc hội nghị quốc tế.
– Đại diện có thẩm quyền theo ủy quyền.
3. Định ước Henxinki là gì?
Ngày 01-8-1975, Định ước an ninh và hợp tác châu Âu được ký tại Helsinki, thủ đô của Phần Lan, với sự tham dự của 33 quốc gia châu Âu có thể chế chính trị khác nhau cùng Mỹ và Canda.
Định ước xác nhận quyền bình đẳng của các quốc gia, không dùng vũ lực, không xâm lấn lãnh thổ, giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, không can thiệp vào nội bộ của nhau, tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, quyền dân tộc tự quyết, hợp tác trên cơ sở nhu cầu chính đáng của mọi dân tộc. Năm 1977, tại Beograd, thủ đô của Liên bang Cộng hòa XHCN Nam Tư, các nước tiếp tục thương lượng về vấn đề an ninh và hợp tác, đồng thời đưa ra những hình thức phù hợp để thực hiện Định ước.
4. Nguyên tắc cấm đe doạ dùng vũ lực hay vũ lực trong Định ước Henxinki
4.1 Quy định về nguyên tắc
Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định:
“Tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên hợp quốc”.
Theo quy định nêu trên thì việc một chủ thể dùng các loại sức mạnh nhằm khống chế, đe dọa tấn công, tấn công, hoặc cưỡng bức trái pháp luật quốc tế đối với một chủ thể khác trong quan hệ quốc tế là hành vi vi phạm luật quốc tế.
Sau này, nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong Hiến chương đã được cụ thể hoá trong một loạt các văn bản quốc tế quan trọng được thông qua trong khuôn khổ Liên hợp quốc như Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp vối Hiến chương Liên hợp quốc (do Đại hội đồng thông qua năm 1970); Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1974 về định nghĩa xâm lược, Định ước của Hội nghị Henxinki năm 1975 về An ninh và hợp tác của các nước châu Âu; Tuyên bố năm 1987 về việc Nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa dùng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ quốc tế và một số văn kiện của phong trào không liên kết, tổ chức ASEAN...
Hiêh chương Liên hợp quốc không chỉ cấm việc sử dụng lực lượng vũ trang mà còn cấm cả sự cưỡng bức phi vũ trang nhưng khoản 4 Điều 2 Hiến chương nhấn mạnh trước tiên đến việc cấín sử dụng lực lượng vũ trang.
Định ước Henxinki năm 1975 quy định, các quốc gia tham gia sẽ “khước từ sử dụng mọi biện pháp mang tính cưỡng bức đối với quốc gia, thành viên khác, khước từ tiến hành hành vi cưỡng bức về kinh tế. Như vậy, khái niệm vũ lực theo luật quốc tế hiện đại không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ là sử dụng hoặc đe dọa sử dụng lực lượng vũ trang để chống lại chủ quyền, độc lập của quốc gia khác mà còn mờ rộng việc nghiêm cấm sử dụng các sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh phi vũ trang khác.
Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực trước tiên nghiêm cấm chiến tranh xâm lược. Theo Định nghĩa xâm lược năm 1974, việc một quốc gia sử dụng lực lượng vũ trang trước tiên được coi là hành động gây chiến tranh xâm lược, là tội ác quốc tế, làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia và trách nhiệm hình sự quốc tế của các tội phạm chiến tranh.
Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, luật quốc tế đã đặc biệt nhấn mạnh tới nghĩa vụ của các quốc gia phải khước từ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống lại sự bất khả xâm phạm lãnh thổ, biên giới của quốc gia khác.
4.2. Nội dung của nguyên tắc này bao gồm:
- Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm của luật quốc tế;
- Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực;
- Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm lược chống quốc gia thứ ba;
- Không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khấc;
- Không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ ttang, lực lượng vũ trang phi chính quy, lính đánh thuê để đột nhập vào lãnh thổ quốc gia khác.
4.3. Ngoại lệ của nguyên tắc
Hiến chương Liên hợp quốc tuy không quy định cụ thể các biện pháp vũ lực nào là bất hợp pháp nhưng lại quy định các biện pháp vũ lực hợp pháp để chống lại xâm lược, thực hiện quyền tự vệ nhằm bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia. Các điều từ 42 đến 47 và Điều 51 của Hiến chương quy định vê những trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang hợp pháp còn các điều 41 và 50 thì lại quy định về những trường hợp sử dụng hợp pháp sức mạnh phi vũ trang. Đó là những biện pháp như cắt đứt hoàn toàn hay một phần quan hệ kinh tế, giao thông đường sắt, đường biển, đường hàng không, bưu điện, bưu chính, điện đài, các phương tiện thông tin và cắt đứt quan hệ ngoại giao. Hiến chương Liên hợp quốc chỉ quy định hai trường hợp sử dụng hợp pháp lực lượng vũ trang vào mục đích tự vệ (Điều 51) và theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khi có đe dọa hoà bình, xâm phạm hoà bình hoặc bị xâm lược (các điều từ 39 đến 42). Sử dụng lực lượng vũ trang để tự vệ chỉ được Hiến chương cho phép khi có sự tấn công vũ trang chống lại quốc gia. Hiến chương (Điều 51) cám một quốc gia sử dụng lực lượng vũ trang chống lại quốc gia khác khi quốc gia này chỉ sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc chính tri (hành vi tự vệ phải tương xứng với hình thức tấh công). Như vậy, quyền tự vệ vũ trang chỉ áp dụng khi có sự tấn công vũ trang của quốc gia khác.
Riêng đối với Hội đồng bảo an, Điều 42 Hiến chương quy định, tuỳ từng trường hợp nếu những biện pháp phi quân sự được khuyến nghị khổng đủ để giải quyết tranh chấp thì Hội đồng bảo an có thể tiến hành các biên pháp cần thiết, như sử dụng lực lượng không quân, hải quân hoặc lục quân để duy trì hoặc lập lại hoà bình và an ninh quốc tế. Những biên pháp này bao gồm cả biểu dương lực lượng, bao vây phong toả và tiến hành chiến dịch bằng không quân, hải quân hoặc lục quân.